Tầm quan trọng của dịch vụ vận tải Nam Bắc với doanh nghiệp
(Dân trí) - Dòng chảy hàng hóa là minh chứng của sự phát triển và hòa nhập của nền kinh tế. Chính vì vậy mà ngày nay vận tải Nam Bắc không ngừng lớn mạnh, gia tăng về cả về phương thức, cường độ và khối lượng vận tải.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa nên Chính phủ đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đi trước một bước để đáp ứng, định hướng cho sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà ngày nay vận tải Nam Bắc không ngừng lớn mạnh, gia tăng về cả về phương thức, cường độ và khối lượng vận tải. Trong số đó, chúng ta có ba mô hình vận tải phổ biến nhất hiện nay, bao gồm: Vận tải bằng đường sắt tuyến Nam - Bắc (và ngược lại); Vận tải bằng đường biển nội địa (tàu biển) trong đó có vận tải bằng container đang ngày càng trở nên phổ biến và thuận tiện; và Vận tải đường bộ tuyến Nam - Bắc (và ngược lại)
Vận tải bằng đường sắt tuyến Nam - Bắc
Thời gian gần đây, vận tải hàng hóa bằng đường sắt đang trở nên phổ biến hơn, theo định hướng giảm tải cho đường bộ. vận tải hàng hóa Nam – Bắc bằng đường sắt cũng theo đó phát triển mạnh hơn, trực tiếp cạnh tranh với đường bộ, và đường biển nội địa.
Nếu xét theo tính lợi thế nhờ quy mô, thì đường sắt vận tải không thể bằng tàu biển. Tuy vậy, với những địa điểm đóng dỡ hàng gần các ga trên tuyến Nam – Bắc (chẳng hạn như: Gia Lâm, Yên Viên, Giáp Bát ở Hà Nội và Sóng Thần tại phía Nam), thì giá thành tổng thể cho dịch vụ door-door lại giảm nhờ tiết kiệm từ nhà máy đến ga, so với đến cảng biển. Nhờ vậy, trong nhiều trường hợp thì chi phí vận tải Nam – Bắc bằng đường sắt lại cạnh tranh hơn tàu biển.
Vận tải đường biển nội địa
Những lô hàng lớn vài chục đến vài trăm nghìn tấn: như gạo, cám, phân bón, nguyên liệu thức ăn gia súc… phù hợp với thuê tàu biển hàng rời để chuyển.
Với lô hàng khoảng vài chục tấn, cần đi đúng lịch trình hơn, thì bạn nên dùng phương thức vận tải thàng hóa bằng container nội địa, có lịch trình và kế hoạch vận chuyển tốt hơn. Trên tuyến vận vải Nam – Bắc có tàu container chạy gần như hàng ngày, nên cũng là một lựa chọn thuận tiện cho chủ hàng khi cần vận chuyển, nhất là với những lô hàng cần đi sớm.
Vận tải đường bộ tuyến Nam - Bắc
Những ưu điểm vượt trội của vận tải đường bộ có thể kể đến:
Thời gian vận tải nhanh: xe chạy liên tục chỉ khoảng 3 ngày là có thể giao hàng
Thuận tiện: Gần như có đội xe chạy hàng ngày trên tuyến này, các địa điểm cũng có thể nằm dọc theo tuyến (ví dụ Đà Nẵng) mà không nhất thiết phải ở 2 đầu Nam – Bắc
Phù hợp với nhiều quy mô hàng hóa: kể cả với những lô hàng nhỏ từ vài chục kg hoặc vài thùng carton (dịch vụ vận tải gom hàng lẻ nội địa) cho tới hàng hóa tính theo tấn (vận tải nguyên container).
Hàng hóa được giao nhận tận nơi: Với tính cơ động cao và phù hợp với nhiều địa hỉnh khác nhau, ít bị bó buộc trong một phạm vi di chuyển cho phép, nên hàng hóa giao nhận bằng dịch vụ vận tải đường bộ thường sẽ được đưa đến tận tay khách hàng dẽ dàng hơn so với các mô hình vận tải khác.
Nhược điểm của vận đường tải bộ là có cước vận chuyển cao nhất trong các phương thức vì mỗi xe chỉ chở được tối đa vài chục tấn hàng. Lượng này là khá nhỏ so với tàu hỏa (vài trăm tấn) hay tàu thủy (vài nghìn tấn).
Với ưu thế của vận tải đường bộ, các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam đang đầu tư liên tục vào đội xe vận tải cũng như bộ máy vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, điển hình như Trung tâm vận tải đường bộ (FTL) – thành viên trực thuộc tập đoàn ITL đang sở hữu một đội xe phục vụ dịch vụ vận tải đường bộ Nam Bắc bao gồm hơn 150 xe container đầu kéo và hơn 500 rơmooc được phân bổ tại 3 trạm trung chuyển chính ở Bắc Trung Nam . Ngoài ra, doanh nghiệp này còn cung cấp hệ thống giám sát và quản lý an toàn GPS – SMS cũng như phương thức tìm kiếm và theo dõi đơn hàng (Track & Trace). Những tiện ích này sẽ giúp cải thiện dịch vụ và giảm thiểu chi phí vận hành cho khách hàng.
Trung tâm vận tải đường bộ (FTL) – thành viên trực thuộc tập đoàn ITL
Theo ITLVN.COM