Siết nợ ngàn tỷ từ Bầu Kiên, đại gia Trần Hùng Huy đối mặt với thế lực mới

Năm 2018, ông Trần Hùng Huy ghi dấu ấn trong lần tái cử chức vụ chủ tịch bằng việc thu hồi hơn 1,6 ngàn tỷ đồng từ nhóm liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) nhưng lại đang đối mặt với một thế lực mới.

Báo cáo tài chính 2018 đã kiểm toán của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cho thấy nhiều điểm đáng lưu ý là: lợi nhuận, tài sản, vốn chủ sở hữu tăng vọt; trong khi nợ xấu giảm và thu nhập từ hoạt động khác gia tăng đột biến.

Theo đó, lợi sau thuế tăng khoảng 2,5 lần lên hơn 5,1 ngàn tỷ đồng.

Sở dĩ lợi nhuận sau thuế của ACB của nhà ông Trần Hùng Huy, một doanh nhân khá trẻ cầm trịch thay bố là ông Trần Mộng Hùng, một phần là nhờ thu nhập từ hoạt động khác gia tăng đột biến, từ 891 tỷ năm 2017 lên gần 1.815 tỷ đồng.

Thu nhập từ hoạt động khác của ACB tăng đột biến là do ngân hàng đã thu hồi nợ xấu thành công từ “Nhóm sáu công ty” và đồng thời cũng được hoàn nhập nhập chí phí dự phòng từ nhóm này. 

Siết nợ ngàn tỷ từ Bầu Kiên, đại gia Trần Hùng Huy đối mặt với thế lực mới - 1

ACB thu hồi nợ từ "Nhóm sáu công ty"

 

“Nhóm sáu công ty” được đề cập trên đấy chính là nhóm G6 liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) trong vụ án chính tại ngân hàng này cách đây vài năm với một kết cục là Bầu Kiên cùng 7 người khác bị khởi tố hồi tháng 8/2013, trong đó có cựu Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá, 3  cựu thành viên HĐQT Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, TGĐ ACB Lý Xuân Hải…

Cụ thể, theo báo cáo tài chính, trong năm 2018, ACB đã thu về gần 1,13 ngàn tỷ đồng từ việc thu hồi của “Nhóm sáu công ty” sau khi đã sử dụng dự phòng xử lý rủi ro hơn 289 tỷ đồng. Trong năm 2018, ACB cũng được hoàn nhập chi phí dự phòng lên tới hơn 480 tỷ đồng cho các khoản phải thu từ nhóm G6.

Theo kết luận điều tra vụ “Bầu Kiên” hồi 2013, năm 2009 thông qua việc sở hữu cổ phần, góp vốn, ông Nguyễn Đức Kiên đã nắm quyền chi phối 6 công ty gồm: Công ty B&B, Công ty Thiên Nam, Công ty đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội (ACI - HN), Công ty Á Châu (ACI), Công ty CP tập đoàn tài chính Á Châu (AFG) và Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội (ACBI).

Ông Nguyễn Đức Kiên là cổ đông góp vốn lớn của Ngân hàng ACB từ năm 1993. Ông Kiên sau đó đã giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng này từ năm 1994 đến năm 2008. Trong thời gian làm việc tại Ngân hàng ACB, bầu Kiên tham gia quản trị, điều hành ngân hàng với nhiều vị trí khác nhau, có ảnh hưởng, chỉ đạo và quyết định nhiều hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB. 

Siết nợ ngàn tỷ từ Bầu Kiên, đại gia Trần Hùng Huy đối mặt với thế lực mới - 2

Lợi nhuận từ hoạt động khác tăng mạnh.

 

Ông Kiên lập nhiều công ty gia đình, đồng thời rút tên khỏi HĐQT Ngân hàng ACB nhưng trước khi rút cũng đã lập Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB do mình làm Phó chủ tịch, một hình thức lách luật để tránh những ràng buộc của luật pháp.

Sau khi thay bố giữ chức vụ chủ tịch ACB, ông Trần Hùng Huy đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt vấn đề làm sạch bảng tổng kết tài sản. Những quy định gần đây, đặc biệt Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại các TCTD gắn với nợ xấugiai đoạn 2016-2020, đã giúp nhiều ngân hàng trong đó có ACB xử lý mạnh được nợ xấu.

Trong 2 năm 2017 và 2018, ACB ghi  nhận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất lớn cũng nhờ xử lý nợ xấu.

Tới tháng 4/2018, ông Trần Hùng Huy tiếp tục được bầu làm làm Chủ tịch ACB. Tuy nhiên, bố ông Huy, cũng là người sáng lập ACB Trần Mộng Hùng cùng ông Trần Trọng Kiên không còn trong HĐQT.

Mặc dù ACB đã phục hồi rất ấn tượng nhưng cũng như nhiều ngân hàng khác, ACB đang đối mặt với những thách thức mới, trong đó có những cuộc cạnh tranh gay gắt, đến không chỉ từ những đối thủ truyền thống đang gia tăng quy mô nhanh chóng như Techcombank, mà còn từ các đối thủ phi truyền thống. 

Siết nợ ngàn tỷ từ Bầu Kiên, đại gia Trần Hùng Huy đối mặt với thế lực mới - 3

Ông Nguyễn Đức Kiên.

 

ACB cũng như nhiều ngân hàng sẽ phải cạnh tranh vưới Grab, Alipay, Amazon… Đây đều là các ông lớn có thể tạo ra platform cho cho cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính hữu ích, như thanh toán…

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực bán khiến VN-Index tụt giảm mạnh. Nhiều mã blue-chips giảm mạnh như Vingroup, Vinhomes… Nhóm tích cực gồm có dệt may và cao su.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo. 

Siết nợ ngàn tỷ từ Bầu Kiên, đại gia Trần Hùng Huy đối mặt với thế lực mới - 4

Ông Trần Hùng Huy.

 

Theo Chứng khoán Bảo Việt, xu hướng tăng điểm ngắn hạn của thị trường đang gặp nhiều khó khăn trước vùng kháng cự mạnh quanh 1000 điểm. Rủi ro giảm mạnh của thị trường có thể sẽ hình thành nếu chỉ số phá vỡ vùng hỗ trợ 970-980 điểm. Trên cơ sở đó, BVSC cho rằng, các nhà đầu tư nên ngừng các hoạt động giải ngân mới. Có thể canh các nhịp tăng điểm của thị trường để bán giảm tỷ trọng danh mục về mức an toàn. Tỷ trọng danh mục tổng có thể giảm về mức 35-45% cổ phiếu trong giai đoạn này.

Theo Rồng Việt, sau ba lần nỗ lực chinh phục ngưỡng 1.000 điểm bất thành, tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan và lực bán nhanh chóng áp đảo lực mua. Sóng cổ phiếu vốn hóa nhỏ nổi lên trong những phiên vừa qua là một dấu hiệu cho thấy có thể thị trường đã chạm đỉnh ngắn hạn và sẽ có nhịp điều chỉnh đáng kể. Nhà đầu tư nên nhanh chóng hạ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, tận dụng những thời điểm phục hồi kỹ thuật để có giá bán tốt nhất.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/3, VN-Index giảm 8,78 điểm xuống 985,25 điểm; HNX-Index giảm 0,65 điểm xuống 108,22 điểm. Upcom-Index giảm 0,31 điểm xuống 55,94 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 250 triệu đơn vị, trị giá 4,9 ngàn tỷ đồng.

Theo H. Tú
VietnamNet

bannerchan-bai.gif

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm