1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Sếp Air Mekong quyết định ngừng bay sau đêm thức trắng

Sau sự kiện ngừng bay của hãng hàng không tư nhân Air Mekong hồi đầu tháng 3/2013, ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long (BIM Group) và cũng là ông chủ của Air Mekong, tỏ ra khá kín tiếng với giới truyền thông. Tuy nhiên, mới đây ông đã trải lòng trên tạp chí Forbes Việt Nam về quyết định quan trọng này.

Sếp Air Mekong quyết định ngừng bay sau đêm thức trắng
Hành trình doanh nhân của ông Đoàn Quốc Việt bắt đầu từ việc buôn bán máy tính tại Ba Lan và Nga, để rồi từ những đồng vốn tích cóp được ở nước ngoài, ông quay về đầu tư vào Việt Nam, phát triển BIM thành một trong những tập đoàn tư nhân khá nổi tiếng tại miền Bắc.
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Theo ông Việt, quyết định ngừng bay đã đến sau một đêm thức trắng. "Khi ông thông báo cho các thành viên trong gia đình lúc ăn sáng, mọi người khá bất ngờ nhưng ông quyết định vì càng bay càng thấy lỗ", bài viết của Forbes Việt Nam mô tả.

Bài viết cũng cho hay ông Việt không công bố mức lỗ của Air Mekong cũng như các khoản nợ mà BIM phải gánh cho hãng hàng không này, nhưng nói rằng kinh doanh Air Mekong giống như "đốt tiền".

Hiện tại, BIM đang tiến hành tái cấu trúc lại mô hình công ty, tiến tới phát hành cổ phiếu ra công chúng thông qua đấu giá. Ngoài Air Mekong, BIM đã và đang đầu tư cả vào bất động sản, nuôi trồng thủy sản, làm muối...

Air Mekong chính thức bay vào tháng 10/2010 với 4 tàu bay thương mại Bombardier CRJ 900 khai thác đến 9 địa điểm nội địa, trong đó có những đường bay đến Buôn Mê Thuột, Pleiku, Côn Đảo... Tuy nhiên, đến ngày 19/2/2013, Air Mekong đột ngột cho biết sẽ ngừng bay từ đầu tháng 3 với lý do "thay đổi đội tàu bay".

Trong một bài trả lời phỏng vấn trên VnEconomy khi Air Mekong mới bắt đầu bay, ông Việt cho rằng đầu tư sang hàng không là quyết định khá mạo hiểm, nhưng sự mạo hiểm đó "nằm trong khả năng của mình". "Khi quyết định mở hướng sang hàng không, tôi đã xây dựng Air Mekong với những bước đi phù hợp với sự phát triển của thị trường và phù hợp với sức lực của mình", ông nói.

Bài viết trên Forbes thì đưa chi tiết thú vị là khi còn trẻ và chưa là một doanh nhân, ông Việt từng làm nghề chụp và làm ảnh để vượt qua những khó khăn của thời bao cấp. Khi đó, ông từng "hết một cuộn phim đủ ăn một tuần". Nhưng khi đã là doanh nhân thành đạt, ông từng "buồn mất một tuần" khi chứng kiến một tiệc rượu trong đó 15 người uống hết 20 chai rượu ngoại, mỗi chai 1.600 USD.

Hành trình doanh nhân của ông bắt đầu từ việc buôn bán máy tính tại Ba Lan và Nga, để rồi từ những đồng vốn tích cóp được ở nước ngoài, ông quay về đầu tư vào Việt Nam, phát triển BIM thành một trong những tập đoàn tư nhân khá nổi tiếng tại miền Bắc.

Báo Financial Times, trong một bài viết hồi tháng 4/2013, nhận định rằng các hãng hàng không muốn tồn tại được ở Việt Nam đã là rất khó, chưa nói đến làm ăn có lãi.

Trong một bài báo mang tựa đề “Vietnam: Airlines ill-prepared for regional competition” (Các hãng hàng không của Việt Nam chưa sẵn sàng cạnh tranh khu vực), tác giả Jake Maxwell Watts cho rằng, ngành du lịch của Việt Nam là một lĩnh vực rất hứa hẹn, nhưng các hãng hàng không của Việt Nam lại chật vật để tồn tại, chưa nói tới chuyện kiếm lợi nhuận.
 
Theo Hoài Ngân
VnEconomy

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm