SCGC thúc đẩy sự bền vững với dự án hóa dầu quốc gia

Đào Nhân Trường Thịnh

(Dân trí) - Nhằm ứng phó với các vấn đề cấp thiết về phát triển bền vững, SCG Chemicals - SCGC, ngành Hóa dầu của Tập đoàn SCG, đã áp dụng chiến lược kinh doanh tuần hoàn, cũng như chiến lược tăng trưởng xanh toàn diện của tập đoàn.

Nỗ lực này phù hợp với cam kết của tập đoàn trong việc đổi mới sản phẩm và giải pháp bền vững thông qua sản xuất xanh, trở thành "công dân doanh nghiệp tốt" vì một tương lai tươi sáng hơn.

Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 diễn ra vào ngày 10/12, đại diện bộ ngành và nhiều doanh nghiệp chủ chốt đều thống nhất quan điểm, hợp tác và hành động là một trong những mấu chốt quan trọng để thúc đẩy, thực thi mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia vào năm 2030.

SCGC thúc đẩy sự bền vững với dự án hóa dầu quốc gia - 1

Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024, đại diện các bộ ngành và doanh nghiệp nhấn mạnh: hợp tác và hành động là chìa khóa thành công.

Là tập đoàn đa quốc gia tiên phong thúc đẩy phát triển bền vững tại Đông Nam Á, đồng hành với diễn đàn trong suốt 3 năm liên tiếp, SCG và SCGC đã mang đến những kinh nghiệm trong thực thi kinh tế tuần hoàn ở các dự án, công ty thành viên mà tập đoàn đang đầu tư tại Việt Nam, cũng như lợi ích kinh tế của những sáng kiến xanh đem lại cho doanh nghiệp.

Các lợi ích kinh tế từ nỗ lực nhất quán trong việc phát triển sáng kiến bền vững

Theo đại diện SCGC, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế tuần hoàn đã mang đến nhiều giải pháp mạnh mẽ, giải quyết thách thức về tính bền vững mà SCGC đang phải đối mặt. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, SCGC đã góp phần giảm lượng rác thải, tiết kiệm tài nguyên, tạo việc làm và thúc đẩy sự đổi mới.

Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (LSP), tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên và là thành viên của SCGC, đã được đầu tư hơn 100 triệu USD để xây dựng tổ hợp thân thiện với môi trường, hướng đến dẫn đầu sản xuất xanh trong khu vực. Nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng từ giai đoạn thiết kế.

Một ví dụ nổi bật là việc LSP đầu tư vào hệ thống đuốc đốt kín mặt đất, hệ thống an toàn cho các nhà máy hóa dầu, cho phép việc đốt khí một cách khép kín, triệt để và hiệu quả bằng cách loại bỏ khói, giảm thiểu tiếng ồn và ngọn lửa có thể nhìn thấy. Đây là công nghệ lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Lò sưởi và nồi hơi được thiết kế để trang bị đầu đốt có lượng khí thải thấp, đảm bảo không khí sạch sẽ được thải ra môi trường.

Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh các sáng kiến carbon thấp, tại các nhà kho của LSP, công ty sử dụng 100% xe nâng điện, giúp giảm khoảng 349.000 kg CO2 trong năm 2024.

Tính đến cuối năm 2024, 153.632 kWh nguồn điện được tạo ra từ hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà tại khu vực tòa nhà hành chính của tổ hợp để thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tại các tòa nhà, cung cấp năng lượng sạch giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.

SCGC thúc đẩy sự bền vững với dự án hóa dầu quốc gia - 2

Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn được đầu tư và áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhằm đảm bảo hoạt động thân thiện với môi trường.

Gắn hiệu quả kinh doanh với lợi ích xã hội, cùng xây dựng cộng đồng đáng sống

Việc góp phần cải thiện tương lai tươi sáng cho người dân Việt Nam cũng là một trong những mục tiêu trọng tâm của tập đoàn SCG và SCGC nhằm hiện thực hóa cam kết phát triển bền vững.

Một khi đi vào hoạt động, Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn sẽ đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 100 triệu USD mỗi năm. Quan trọng hơn, tổ hợp hóa dầu tích hợp 5 tỷ USD này sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành công nghiệp hạ nguồn như ô tô, điện tử, thiết bị điện, bao bì và các ngành dịch vụ khác của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

SCGC thúc đẩy sự bền vững với dự án hóa dầu quốc gia - 3

Không chỉ góp phần vào nền kinh tế chung, dự án hóa dầu Long Sơn còn tạo ra những tác động tích cực về kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bên cạnh đó, từ năm 2020, dự án Phân loại rác tại nguồn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn đã được SCG, SCGC và LSP triển khai đến cộng đồng dân cư, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hiện chương trình mở rộng ra toàn bộ 5 trường học tại Long Sơn, khu dân cư thôn 1, 2 và 3 xã Long Sơn, Nhà Lớn Long Sơn và các tòa nhà văn phòng thuộc tổ hợp LSP. Dự án khuyến khích mọi người tham gia phân loại rác thành 3 loại: chất thải hữu cơ, chất thải tái chế và chất thải khác. Tính đến nay, LSP có thể thu gom hơn 21.000 kg rác thải có thể tái chế.

SCGC thúc đẩy sự bền vững với dự án hóa dầu quốc gia - 4

Tính đến tháng 11/2024, LSP đã thu gom 21.000kg rác tái chế thông qua dự án "Rác không thải".

Năm 2024, LSP tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và các đối tác kinh doanh trồng hơn 3.700 cây xanh trên khắp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến nay, LSP đã trồng hơn 23.200 cây trên đất liền và 243.000 cây trong rừng ngập mặn, góp phần hấp thụ khoảng 1.436 tấn CO2 mỗi năm.

Phát triển dựa trên chương trình học bổng trọng điểm thường niên của tập đoàn SCG, LSP cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức triển khai chương trình học bổng "LSP Sharing the Dream", hướng tới nuôi dưỡng thế hệ trẻ, sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng. Tính đến 2024, LSP đã trao tặng học bổng cho 35 sinh viên.

SCGC thúc đẩy sự bền vững với dự án hóa dầu quốc gia - 5

Học bổng "LSP Sharing the Dream" nuôi dưỡng thế hệ trẻ, sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng.

Bằng cách hợp tác với các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức xã hội, SCG, SCGC đang là một trong những tập đoàn đi đầu những thay đổi trong lĩnh vực quan trọng này với một hệ sinh thái quan hệ hợp tác phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh toàn diện của tập đoàn.

Những mối quan hệ hợp tác sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, thúc đẩy đổi mới và tăng cường trách nhiệm chung về môi trường, mở đường cho việc thúc đẩy hiện thực hóa Kế hoạch hành động quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (NAPCE) tại Việt Nam.