1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Sau ớt đến xoài rớt giá thảm vì Trung Quốc ngừng mua

Khi phía Trung Quốc đột xuất ngừng mua xoài, giá xoài đã rơi tự do khiến giá giảm từ 22.000-25.000 đồng/kg chỉ còn 4.000-8.000 đồng/kg.

Hiện tình trạng Trung Quốc ngừng thu mua ớt khiến giá ớt giảm đến 20 lần cũng đang diễn ra tại Bình Định, ớt đã chín đỏ nhưng nông dân cũng không thèm thu hoạch trong khi đại diện Bộ Công Thương mới đây từng cho biết, Việt Nam đã ký với Trung Quốc một bản ghi nhớ vào cuối năm 2013 về xuất khẩu nông sản, việc bán nông sản sang Trung Quốc sau đó đã ổn định và phát triển hơn.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Giá xoài rơi tự do

Theo phản ánh của báo Người Lao động, các nhà vườn trồng xoài ở Đồng bằng Sông Cửu Long đang lao đao vì giá xoài rơi tự do, còn các doanh nghiệp xuất khẩu lại than thiếu nguyên liệu.

Cụ thể, ông Phan Hữu Đức (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, cách nay khoảng 15 ngày, thương lái đến tận vườn mua xoài cát Hòa Lộc với giá dao động 22.000 - 25.000 đồng một kg; xoài cát Chu cũng đứng ở mức 13.000 - 14.000 đồng một kg. Nhiều chủ vựa còn thu mua cả xoài non với cùng mức giá như xoài già để bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi phía Trung Quốc ngừng mua thì giá xoài rơi tự do, hiện chỉ còn 4.000 đồng một kg (cát Chu) và 8.000 đồng một kg (cát Hòa Lộc có bao trái). “Năm nay, do thời tiết không thuận lợi nên xoài ra hoa và đậu trái thấp. Trong khi đó, dịch bệnh trên xoài diễn ra nhiều nên nông dân gánh nặng chi phí sản xuất. Nếu giá xoài ổn định ở mức 20.000 đồng một kg thì nhà vườn mới hy vọng có lãi”, ông Đức nói.
 
Sau ớt đến xoài rớt giá thảm vì Trung Quốc ngừng mua
Khi phía Trung Quốc đột xuất ngừng mua xoài, giá xoài đã rơi tự do khiến giá giảm từ 22.000-25.000 đồng/kg chỉ còn 4.000-8.000 đồng/kg.

Ông Lê Thành Nhân, Tổ trưởng Tổ VietGAP (nông nghiệp sạch) xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đặt vấn đề tại sao các doanh nghiệp không trực tiếp ký hợp đồng với người trồng để giảm bớt chi phí ở các khâu trung gian.

Nếu làm được việc này thì nhà vườn không phải chịu cảnh thương lái ép giá giống như lúa gạo. “Doanh nghiệp và nông dân phải được gắn kết nhau trong chuỗi giá trị gia tăng để cùng phân chia lợi nhuận.

Tại sao chúng ta không tận dụng trái xoài non làm ra sản phẩm dưa xoài phục vụ cho các siêu thị trong nước mà phải bán sang Trung Quốc? Với cách làm như hiện nay thì người trồng còn lỗ dài dài”, ông Nhân lo lắng.

PGS-TS Võ Thị Thanh Lộc, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, cho biết việc sản xuất và tiêu thụ xoài hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Mục tiêu đặt ra là giảm lệ thuộc vào Trung Quốc vì thị trường này hiện chiếm hơn 34% sản lượng xoài xuất khẩu. Do đó, cần khai thác tối đa thị trường nội địa, nhất là tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng như xoài sấy dẻo và nước ép xoài.

Bộ Công Thương nói gì?

Trong khi đó, tại Bình Định, mặc dù đang là thời vụ thu hoạch ớt đại trà nhưng giá ớt gảm mạnh so với đầu vụ. Những hộ trồng ớt cho biết, cách đây khoảng 2 tháng, giá ớt loại quả lớn 45.000 - 50.000đồng/kg, ớt nhỏ 30.000 - 32.000 đồng/kg. Thế nhưng, hiện giá ớt tụt dốc không phanh, ớt chiến đỏ ngoài ruộng mà nông dân không thèm thu hái bởi không có nguồn tiêu thụ, lại tốn tiền thuê nhân công hái.

Sau ớt đến xoài rớt giá thảm vì Trung Quốc ngừng mua

Nguyên nhân là do thương lái Trung Quốc ngừng thu mua khiến giá ớt rớt thể thảm chưa từng thấy khiến nhiều hộ dân chán nản không buồn thu hoạch ớt về nhà.

Nông dân Nguyễn Văn Thái ở xã Mỹ Quang (huyện Phù Mỹ) cho biết, gia đình ông đã đầu tư làm được gần 2 sào ớt sừng đáng ra, khoảng 3 tháng rưỡi là cho thu hoạch, nhưng do năm nay lạnh kéo dài nên ớt cho thu hoạch muộn nửa tháng. Đầu vụ, gia đình ông Thái đã thu hoạch lứa đầu tiên giá ớt bán được 32.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, bên lề Diễn đàn Xúc tiến thương mại 2014 diễn ra vào ngày 17/4 vừa qua, bà Phạm Thị Hồng Thanh, - Hàm Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã ký với Trung Quốc một bản ghi nhớ vào cuối năm 2013 về xuất khẩu nông sản, việc bán nông sản sang Trung Quốc sau đó đã ổn định và phát triển hơn.

Theo bà Thanh, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các Vụ để tìm đầu ra cho các thị trường nông sản. Vừa qua có một số mặt hàng nông sản đưa lên Trung Quốc có thể có nhận định hàng Việt Nam sang Trung Quốc có khó khăn nhưng thực tế hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc vẫn rất tốt.

Theo Hà Anh
Đất Việt
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm