1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Giao lưu trực tuyến:

Tài chính tiêu dùng góp phần "đẩy lùi" tín dụng đen

(Dân trí) - Trong khoảng 2 giờ đồng hồ, Báo Dân trí đã nhận được hàng trăm câu hỏi của độc giả quanh các vấn đề cho vay tài chính tiêu dùng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian có hạn, các chuyên gia kinh tế - tài chính tham gia chương trình Giao lưu trực tuyến chưa trả lời hết. Chúng tôi trả lời bổ sung sau khi kết thúc chương trình. Nội dung chi tiết buổi giao lưu trực tuyến, xin mời quý độc giả theo dõi tại đây.

>> XIN MỜI THEO DÕI NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU VÀ MỜI ĐẶT CÂU HỎI CHO CÁC CHUYÊN GIA TẠI ĐÂY <<


TBT báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn (thứ 2 từ trái sang) tặng hoa tới các vị khách mời tham gia buổi giao lưu.

TBT báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn (thứ 2 từ trái sang) tặng hoa tới các vị khách mời tham gia buổi giao lưu.

Chí Hùng - Nam 58 tuổi: Thời gian vừa qua theo dõi trên báo tôi có thấy các công ty tài chính đang áp dụng rất nhiều công nghệ hiện đại để giúp giảm lãi suất cho vay và quan trọng là an toàn, minh bạch hơn. Mong ông có thể chia sẻ về điều này để chúng tôi yên tâm?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Các CTTC thường cho vay nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu vay của một số lượng lớn khách hàng. Theo đó khối lượng công việc cần phải xử lý nhằm đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng tại công ty là cực kỳ nhiều. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào hệ thống vận hành sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng và mang đến các trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Song song giảm thiểu tính tương tác của con người trên hệ thống, giảm thiểu rủi ro hoạt động và giúp giảm chi phí vận hành.

Tại FE CREDIT, công ty hiện đại hóa hệ thống bằng cách ứng dụng Big Data, sử dụng các công nghệ FINTECH và vận dụng Trí tuệ nhân tuệ (AI) để định vị khách hàng, tinh giản các quy trình, tối ưu hóa hoạt động và giảm thiểu chi phí vận hành ở mức thấp nhất. Từ các yếu tốt đó giúp doanh nghiệp có thể mang đến cho các khách hàng những gói sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt hơn và trải nghiệm mới trong việc sử dụng dịch vụ tài chính.

Trần Nam Chung - Nam 30 tuổi: Thưa ông Cấn Văn Lực, thời gian qua, tín dụng đen đang bùng phát với nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ông có nhận xét thế nào về thực trạng tín dụng đen của nước ta hiện nay?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Như tôi đã trình bày ở trên, tín dụng đen là một cấu phần của tín dụng phi chính thức. Nhưng đó là loại tín dụng lãi suất cắt cổ, không hợp đồng và không theo quy định của pháp luật. Quy mô hiện nay chiếm 6-8% tổng dư nợ của nền kinh tế nhưng hệ luỵ xã hội rất lớn.

Thời gian vừa qua, có một số vụ việc tín dụng đen bùng nổ vì 3 lý do.

Một là, thị trường tín dụng chính thức chưa thể vươn tới đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Hai là, thói quen và nhận thức của người dân đôi khi vẫn muốn tiện lợi, nhanh chóng, ngại thủ tục mà quên đi rủi ro.

Ba là, các chiêu bài khuyến mại, quảng cáo của tổ chức cung cấp tín dụng đen rất tinh vi, hấp dẫn.

Về giải pháp để đẩy lùi tín dụng đen: Cần tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tếcủa các tổ chức tín dụng, nhất là vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình cá nhân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thứ hai là phải kiểm soát tốt hoạt động của hệ thống tài chính, kể cả hệ thống tài chính ngầm. Ở đây, cần nhấn mạnh đến vai trò của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm từng tổ chức tín dụng trong việc xử lý nghiêm những cán bộ tiếp tay cho “tín dụng đen”. Thứ ba, cần tăng cường khả năng phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi kinh doanh phi pháp như buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền, kinh doanh hàng quốc cấm… Ngoài ra cũng cần tăng cường các chế tài pháp luật đủ mạnh để nhận diện và trừng phạt hoạt động tín dụng đen. Và cũng rất cần làm tốt công tác thông tin,tuyên truyền về hậu quả của việc tham gia hoạt động cho vay nặng lãi, cũng như các biểu hiện, hành vi, mưu kế của những kẻ hoạt động tín dụng đen. Ở đây cần nhấn mạnh vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, của cấp ủy, chính quyền địa phương, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội./.

Nâng cao kiến thức tài chính của người dân thông qua các chương trình giáo dục tài chính, giúp cho người dân hiểu về cách quản lý tài chính cá nhân và sử dụng các sản phẩm tài chính chính thức.

Tăng cường thực hiện các mục tiêu về tài chính toàn diện, giúp người dân ở các vùng nông thôn, vùng xa có thể tiếp cận được nguồn vốn chính thức. Phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng, các công ty tài chính, cho thuê tài chính… để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân và các DN, đặc biệt là DN nhỏ.

Ban hành các quy định để quản lý các dịch vụ cho vay trực tuyến, cho vay ngang hàng thông qua nền tảng công nghệ/công ty fintech. Đó là cũng các biện pháp cần thiết.

Tài chính tiêu dùng góp phần "đẩy lùi" tín dụng đen - 2

Hồng Vân - Nữ 38 tuổi: Tôi thấy những người trẻ và người sống ở vùng nông thôn chưa có nhiều hiểu biết nên dễ bị rủi ro khi vay tiêu dùng? Ngân hàng nhà nước và các ban ngành chức năng đã tiến hành công tác thông tin tuyên truyền như thế nào để nâng cao nhận thức của họ thưa bà Nguyễn Thị Mùi?

PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính:

Tôi cho rằng, đây là một vấn đề rất quan trọng để thực hiện được tài chính toàn diện của quốc gia. Do đó, nâng cao hiểu biết kiến thức về dịch vụ tài chính của người dân cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của họ được xác định là một trong những trụ cột của Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Vài năm gần đây, công tác truyền thông về các dịch vụ tài chính đã được đẩy mạnh, nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho khách hàng. Trong đó, NHNN đã chủ động thực hiện các hoạt động truyền thông cũng như phối hợp với một số bộ ngành để thúc đẩy truyền thông trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong năm 2017, NHNN đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện 2 chương trình truyền hình gameshow là: “Những đứa trẻ thông thái” và “Tiền khéo tiền khôn”, qua đó truyền thông để nâng cao kiến thức về dịch vụ tài chính – ngân hàng cho người dân, đồng thời khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong thực tiễn.

Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với NHNN xem xét và đưa một số kiến thức cơ bản về tài chính ngân hàng vào chương trình giáo dục ở các cấp phổ thông. Về phía các tổ chức tín dụng cũng từng bước xem xét đơn giản hoá thủ tục vay vốn, thiết kế những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng với chi phí vay hợp lý. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ có hiệu quả của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam phát triển.

Với những nỗ lực trên, tôi tin rằng hiểu biết của người dân về dịch vụ tài chính sẽ được cải thiện đáng kể.

Mai Ly - Nữ 22 tuổi: Xin hỏi chuyên gia, ngoài áp dụng công nghệ cao thì công ty tài chính còn có những giải pháp nào để phát triển an toàn và kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Theo tôi, cần phải thêm 4 giải pháp khác. Một là, thiết kế sản phẩm dịch vụ cho vay phù hợp (thậm chí tính đến cho vay đám hiếu, đám hỉ).

Hai là, nâng cao năng lực trình độ cán bộ, đặc biệt trong phân tích tín dụng cũng như đạo đức kinh doanh.

Ba là, phối hợp với ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác để tạo ra dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

Bốn là, tích cực đóng góp cho nhà nước để hoàn thiện khuôn khổ, chính sách pháp luật.

Linh Chi - Nữ 23 tuổi: Trong trường hợp khách hàng muốn tất toán khoản vay trước hạn thì có cần trả thêm khoản phí nào không? Cách tính như thế nào?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi!

Khách hàng hoàn toàn có thể chủ động tất toán khoản vay nếu khách hàng có đủ khả năng tài chính. Khi thanh lý hợp đồng trước thời hạn sẽ phát sinh khoản phí thanh toán trước hạn theo quy định trong Hợp đồng vay. Tùy thuộc vào quy định của mỗi CTTC mà khoản phí phát sinh sẽ có cách tính khác nhau. Thông thường khoản phí thanh toán trước hạn sẽ có tỉ lệ phần trăm (từ 1% đến 5%) trên tổng số dư nợ vào thời điểm thanh toán. Vì thế khách hàng cần cân nhắc kỹ và chọn thời hạn vay phù hợp trước khi ký Hợp đồng để tránh phát sinh chi phí. Đồng thời khách hàng có quyền đặt câu hỏi về mức phí này với nhân viên tư vấn của các CTTC để được giải đáp rõ ràng trước khi quyết định vay.

Tài chính tiêu dùng góp phần "đẩy lùi" tín dụng đen - 3

Quốc Huy - Nam 38 tuổi: Thưa ông Lực, thu nhập của tôi hiện giờ là 25 triệu/tháng nên chi tiêu cũng khá thoải mái. Sử dụng thẻ tín dụng tôi thấy rất tiện lợi nhưng nhiều khi tiêu rồi mới thấy mình đã chi hơi quá đà, vậy trong tương lai ngân hàng có những cải tiến gì như việc cho người dùng tự giới hạn số tiền thanh toán trong thẻ theo tuần hoặc tháng không?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Thực tế là ngân hàng đang làm việc này rồi. Một, ngân hàng thường có hạn mức tín dụng tối đa với thẻ tín dụng (100 hoặc 200 triệu đồng tuỳ thuộc vào uy tín, năng lực trả nợ của khách hàng). Hai, ngân hàng vẫn có dịch vụ báo nợ qua tin nhắn cũng như tổng số tiền khách hàng đang nợ qua thẻ tín dụng.

Về lâu dài, tôi hy vọng hệ thống ngân hàng phát triển mạnh hơn dịch vụ tư vấn về cả tiêu dùng và đầu tư.

Lê Bảo - Nam 30 tuổi: Xin hỏi bà Mùi, khi có những khúc mắc liên quan đến các giao dịch cho vay và những vấn đề liên quan đến khiếu nại, người dân chúng tôi sẽ liên hệ đến cơ quan nào?

PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính:

Khi có những vướng mắc liên quan đến các giao dịch cho vay và những vấn đề liên quan đến khiếu nại, khách hàng có thể liên hệ theo 3 kênh sau:

- Một là: Khách hàng nên liên hệ trực tiếp và đề nghị sự hỗ trợ từ chính các công ty tài chính cung cấp dịch vụ này. Hiện nay các công ty tài chính đều có đầu mối tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng. Khách hàng có thể tìm thấy các thông tin về đầu mối tiếp nhận và xử lý khiếu nại này tại website của công ty tài chính, gọi điện tới đường dây nóng, nhiều công ty tài chính còn cung cấp dịch vụ liên hệ qua Facebook, ứng dụng trên moblie. Một số công ty tài chính đã đầu tư công nghệ nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó, mọi thắc mắc, khiếu nại của khách hàng chắc chắn sẽ được tiếp nhận và giải quyết một cách nhanh chóng.

- Hai là: Trong trường hợp khách hàng muốn khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước, thì với vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, NHNN có bộ phận tiếp nhận và xử lý khiếu nại. Do đó, trong trường hợp có khiếu nại, khách hàng có thể liên hệ với chi nhánh ngân hàng nhà nước tại nơi mình sinh sống.

- Ba là: Khách hàng có thể phản ánh những thắc mắc, khiếu nại đến các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng như là Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương, Hội bảo vệ người tiêu dùng. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.” (khoản 1 Điều 4). Luật này cũng quy định về chính sách của Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng: “Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.” (khoản 1 Điều 5). Do đó, khách hàng khi có các khiếu nại đều có thể phản ánh đến các cơ quan này.

Thanh Huyền - Nữ 30 tuổi: Tôi có thể vay nhiều gói vay tiêu dùng một lúc được hay không?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Trong trường hợp bạn có nhu cầu vay và đáp ứng được các điều kiện, thủ tục vay tiêu dùng của FE CREDIT, bạn hoàn toàn có thể thực hiện nhiều gói vay cùng một lúc với FE CREDIT. Tuy nhiên, khi thực hiện đồng thời các khoản vay tiêu dùng, bạn cần đánh giá trước và đảm bảo khả năng thanh toán cho các gói vay đúng hạn để tránh phát sinh các vấn đề về sau có thể gây ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng của bạn.

Nguyễn Thị Cẩm - Nữ 55 tuổi: Ngoài áp dụng công nghệ cao thì công ty tài chính còn có những giải pháp nào để phát triển an toàn và kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Công tác quản trị rủi ro tại FE Credit được xây dựng từ sự kết hợp của 3 thành tố chính:

· Các chính sách quản lý rủi ro

· Công nghệ hiện đại

· Con người

FE Credit luôn ưu tiên đặt việc thiết lập khung quản lý rủi ro lên hàng đầu thông qua việc:

· Thiết lập chính sách quản trị rủi ro thông qua công chấm điểm khách hàng, bảo lãnh hoặc quá trình xét duyệt đầu vào, cơ chế thu hồi nợ.

· Doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ để giúp hệ thống vận hành thông minh hơn nhằm giúp công ty kiểm soát sự tăng trưởng đồng hành cùng chất lượng.

· Không ngừng đào tạo đội ngũ các chuyên viên vận hành hệ thống và học hỏi, nâng cao trình độ cấp quản lý với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia tài chính, quản trị rủi ro hàng đầu đến từ các tập đoàn tài chính nổi tiếng trên thế giới.

Tất cả các giải pháp đó giúp FE CREDIT đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống vận hành, kinh doanh, góp phần vào việc phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

Đức Anh - Nam 28 tuổi: Ông Lực cho tôi hỏi, có ý kiến cho rằng, tham gia TCTD giúp người dân quản lý tốt hơn nguồn tài chính cá nhân. Ông có nhận định như thế nào với ý kiến này?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Tôi cho rằng, ý kiến này vừa đúng vừa không đúng.

Đúng ở chỗ là: lãi suất vay thấp hơn so với tín dụng đen, nên trách nhiệm trả nợ thấp hơn và ít hệ lụy xã hội hơn. Bên cạnh đó, khi có trách nhiệm phải trả nợ, người đi vay sẽ phải cân nhắc về vấn đề tài chính của mình một cách kỹ lưỡng hơn, đưa ra quyết định thận trọng hơn nếu không muốn vỡ nợ, từ đó họ sẽ quản lý nguồn tài chính cá nhân tốt hơn.

Còn không đúng ở chỗ nhiều người không tìm hiểu, không cân nhắc kỹ trước khi vay, do đó không thể cân đối được thu nhập và chịu áp lực rất lớn khi bắt đầu phải trả nợ. Sẽ không may nếu như nhân viên đòi nợ của 1 CTTC nào đó (dù rất hạn hữu thôi) đối xử không đúng chuẩn mực khi đòi nợ, khiến người vay lo lắng, cảm thấy phiền toái.

Do đó, tôi cho rằng, người dân cần nâng cao hiểu biết về tài chính cá nhân, lên kế hoạch rõ ràng trước khi có quyết định vay tiêu dùng, đặc biệt là khi mua tài sản có giá trị cao như nhà, xe ô tô. Theo đó, cần sự tham gia nhiều cơ quan chức năng trong việc nâng cao hiểu biết người dân về vấn đề này…v.v.

Khánh Vy - Nữ 23 tuổi: Tôi chưa từng đi vay tại ngân hàng cũng như công ty tài chính nào? Nhưng do mới xây nhà xong nên tài chính cũng cạn kiệt. Tôi cần gấp một khoản tiền. Xin hỏi ông Phúc là vay ở công ty tài chính có khó không? Thủ tục xét duyệt trong bao lâu?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Các công ty tài chính (CTTC) thường hỗ trợ các khoản vay tiêu dùng với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.

Tại FE CREDIT, khi khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin, giấy tờ chứng minh thu nhập cần thiết theo hướng dẫn của nhân viên tư vấn thì thời gian xét duyệt sẽ nhanh chóng hơn. Thông thường thủ tục xét duyệt các khoản vay mua trả góp đồ điện tử, điện gia dụng hay mua xe máy trả góp chỉ mất khoảng 30 phút. Đối với các khoản vay tiêu dùng, thời gian xét duyệt có thể chậm hơn tùy thuộc vào thông tin cá nhân do khách hàng cung cấp.

Lại Thương - Nữ 33 tuổi: Thưa ông Lực, tôi thấy rất nhiều trường hợp khách hàng khi đặt bút ký vào hợp đồng nghĩa là đã đồng ý với các điều khoản và lãi suất trong hợp đồng vay tín dụng. Tuy nhiên, khi vi phạm và bị phạt, họ lại than phiền về dịch vụ này và cho rằng mình bị lừa. Ý kiến của ông về trường hợp này như thế nào?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Chào bạn,

Thường thì đây là lỗi từ hai phía: các CTTC chưa cung cấp đầy đủ thông tin cũng như giải thích rõ ràng cho người vay về các quy định trong hợp đồng. Về phía người vay, nhiều người cũng chưa có kiến thức tài chính đầy đủ để hiểu và quan tâm đến những vấn đề trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của chính mình; đôi khi cũng khá chủ quan và xem nhẹ hợp đồng vay vốn nữa.

Trần Thủy - Nữ 36 tuổi: Thưa ông Phúc, để tránh những điều đáng tiếc xảy ra như bị áp lãi suất cao hoặc bị phạt, bị vỡ nợ, người dân cần lưu ý gì trước khi quyết định vay công ty Tài chính?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Trước khi tham gia vay tiêu dùng tín chấp, người tiêu dùng cần chủ động tìm hiểu: Các thương hiệu tài chính tiêu dùng có uy tín trên thị trường, người đi vay cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa các hình thức vay tiêu dùng của công ty tài chính, ngân hàng và vay “nóng” của tín dụng đen. Người tiêu dùng cũng cần nghiên cứu kỹ và hỏi nhân viên tư vấn để hiểu rõ các quy định của Hợp đồng, các điều khoản thanh toán, trả nợ trước hạn. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần cân nhắc khả năng thanh toán khoản vay của bản thân trước khi ký hợp đồng vay. Sự chủ động của khách hàng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Sau khi khách hàng đăng ký vay tiêu dùng và nhận được khoản giải ngân thành công, khách hàng cần có trách nhiệm với khoản vay của chính mình thông qua việc:

o Có kế hoạch tài chính và kỷ luật để thanh toán đủ số tiền và đúng thời gian quy định trong hợp đồng.

o Khi thanh toán, khách hàng cần lưu ý thực hiện đúng các yêu cầu cơ bản như: thông tin thanh toán có đầy đủ họ tên, mã số hợp đồng vay tiêu dùng, nội dung khoản thanh toán của mình.

o Giữ đầy đủ biên nhận khoản thanh toán hàng tháng nhằm tránh các rủi ro tranh chấp về sau.

Nguyễn Thị Hương - Nữ 45 tuổi: Xin hỏi ông Phúc? Tôi muốn vay khoảng 30 triệu đồng để bán đồ ăn sáng, nhưng hiện nay tôi đang thất nghiệp, không chứng minh được nguồn thu nhập, liệu tôi có được vay tiền từ công ty tài chính với lãi suất ưu đãi không?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

FE CREDIT hiện đang cung cấp dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân. FE CREDIT có thể hỗ trợ các gói vay tiêu dùng cá nhân lên tới 70 triệu đồng hoặc bạn có thể đăng ký mở thẻ Tín dụng FE CREDIT với hạn mức lên đến 60 triệu đồng. Như vậy, nhu cầu vay của bạn nằm trong sản phẩm chúng tôi có thể cung cấp, do vậy bạn có thể liên hệ đến số Hotline (028) 39 111 555 hoặc gửi email đến dichvukhachhang@fecredit.com.vn để được hỗ trợ tư vấn thông tin và các chương trình ưu đãi của công ty.

Thanh Tâm - Nữ 25 tuổi: Tôi muốn hỏi ông Lực, hôm trước tôi có được nhân viên của Công ty tài chính tư vấn rằng: lãi suất khi vay tại các công ty tài chính sẽ phụ thuộc chính vào bản thân tôi và hồ sơ tín dụng của tôi của tôi có tốt không? Mong ông giải thích rõ hơn về điều này?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Tôi xin trả lời bạn như thế này. Đây là thông lệ với các hoạt động cho vay trên toàn cầu: những người cho vay (CTTC, NHTM, các quỹ tín dụng…) sẽ xem xét thông tin của người vay như thu nhập, tài sản, đã từng vay tiền hay chưa, có trả nợ đúng hạn không… để kiểm tra về mức độ rủi ro khi cho vay và năng lực bên vay. Nếu người đi vay có hồ sơ “đẹp” (thu nhập ổn định, không có nợ quá hạn trả, chưa đi vay quá nhiều…) sẽ nhận được lãi suất thấp hơn so với người có hồ sơ không “đẹp”.

Huỳnh Sang - Nam 42 tuổi: Xin hỏi ông Lực, theo ông, người đi vay chúng tôi nên làm thế nào để tự bảo vệ mình khi đi vay tiêu dùng? Cần lưu ý những gì trước khi quyết định ký vào hợp đồng vì hợp đồng rất dài?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Đầu tiên, người tiêu dùng cần lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng, kỹ lưỡng về phương án trả nợ, chi tiêu trước khi đi vay, cần căn cứ vào nhu cầu mình muốn vay làm gì, năng lực trả nợ như thế nào. Những khoản vay lớn như mua nhà, mua xe sẽ có áp lực trả nợ rất lớn, những người không có kế hoạch cụ thể hay không tuân thủ kế hoạch một cách nghiêm ngặt rất dễ bị vỡ nợ.

Thứ hai, người tiêu dùng có thể yêu cầu NHTM hoặc CTTC giải thích rõ về một số vấn đề trọng tâm như lãi suất, phí liên quan, cách tính lãi, phương thức trả nợ, đòi nợ, mức xử phạt vi phạm khi trả nợ muộn hoặc thanh toán trước hạn……., vì đây là quyền lợi đã được quy định theo Thông tư 43/2016.

Phương Thảo - Nữ 30 tuổi: Tôi đang có ý định khởi nghiệp với một mô hình kinh doanh buôn bán nhỏ. Xin hỏi ông Phúc, FEC có thể hỗ trợ vốn tối đa là bao nhiêu? Công ty có chính sách ưu đãi nào dành cho những mô hình như tôi không?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

FE CREDIT hiện đang cung cấp dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân. FE CREDIT có thể hỗ trợ các gói vay tiêu dùng cá nhân lên tới 70 triệu đồng hoặc bạn có thể đăng ký mở thẻ Tín dụng FE CREDIT với hạn mức lên đến 60 triệu đồng. Trong trường hợp bạn chỉ có nhu cầu vốn nhỏ trong hạn mức kể trên bạn có thể liên hệ đến số Hotline (028) 39 111 555 hoặc gửi email đến dichvukhachhang@fecredit.com.vn để được hỗ trợ tư vấn thông tin và các chương trình ưu đãi của công ty.​

Hoài Phương - Nữ 20 tuổi: Tôi mới làm nhân viên văn phòng tại một công ty nhỏ với mức lương 5 triệu/tháng. Hiện tôi có nhu cầu mua một xe máy tay ga với giá khoảng 30 triệu đồng. Thưa ông Phúc, tôi nên cân đối thu nhập của mình ra sao để có thể vay và trả nợ đúng hạn?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Đối với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chỉ có thể dành cho bạn một vài lời khuyên.

· Công ty chúng tôi khi cho vay sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của bạn, do vậy trước khi thực hiện vay tiêu dùng, bạn cần giải quyết bài toán cân đối chi phí như sau:

o Khả năng thanh toán nợ = Tổng thu nhập – Chi phí sinh hoạt tối thiểu

· Sau khi giải được bài toán cân đối chi phí, bạn có thể đến gặp nhân viên tư vấn của FE CREDIT tại các điểm giới thiệu dịch vụ vay của công ty. Tại đây nhân viên sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn với Khả năng thanh toán nợ bạn vừa tính được thì bạn nên mua loại xe máy nào là phù hợp, khoản vay và thời hạn vay như thế nào là hợp lý nhất.

Thảo Nhi - Nữ 26 tuổi: Trong trường hợp KH muốn tất toán khoản vay trước hạn thì có cần trả thêm khoản phí nào không thưa ông Phúc? Cách tính như thế nào?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Khách hàng hoàn toàn có thể chủ động tất toán khoản vay nếu khách hàng có đủ khả năng tài chính. Khi thanh lý hợp đồng trước thời hạn sẽ phát sinh khoản phí thanh toán trước hạn theo quy định trong Hợp đồng vay. Tùy thuộc vào quy định của mỗi CTTC mà khoản phí phát sinh sẽ có cách tính khác nhau.

Thông thường khoản phí thanh toán trước hạn sẽ có tỉ lệ phần trăm (từ 1% đến 5%) trên tổng số dư nợ vào thời điểm thanh toán. Vì thế khách hàng cần cân nhắc kỹ và chọn thời hạn vay phù hợp trước khi ký Hợp đồng để tránh phát sinh chi phí. Đồng thời khách hàng có quyền đặt câu hỏi về mức phí này với nhân viên tư vấn của các CTTC để được giải đáp rõ ràng trước khi quyết định vay.

Lan Nhung - Nữ 27 tuổi: Xin hỏi bà Mùi, hiện nay có bao nhiêu công ty cho vay tiêu dùng? Lãi suất của các công ty này có giống nhau không?

PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính:

Đến 30/9/2018 đã có 16 công ty tài chính tín dụng tiêu dùng được NHNN cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 4 công ty 100% vốn nước ngoài. Danh sách các công ty này đều được công bố công khai trên website của NHNN.

Về lãi suất cho vay của các công ty tài chính không giống nhau. Vì lãi suất cho vay được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng. Lãi suất cho vay phụ thuộc vào đặc điểm của khách hàng như mức độ rủi ro của khách hàng, mức độ đầy đủ về thông tin mà khách hàng cung cấp cho công ty tài chính; tính chất sản phẩm vay, thời hạn vay. Ví dụ, cùng là vay tiêu dùng, nhưng vay để mua ô tô hay xe máy hay điện thoại hay máy tính… thì lãi suất cũng sẽ khác nhau ở mỗi công ty tài chính.

Mặt khác, lãi suất cho vay tiêu dùng cũng bị biến động theo mặt bằng lãi suất của thị trường, khả năng huy động vốn của công ty tài chính. Như vậy có thể thấy rằng, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng là các sản phẩm có tính cá nhân hóa cao nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết đối với từng khách hàng. Vì vậy mà lãi suất cho vay cũng rất linh hoạt trong dải lãi suất cho vay cao nhất và thấp nhất của mỗi công ty tài chính.

Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường cho vay tiêu dùng phát triển thì mức độ cạnh tranh sẽ càng khốc liệt, các công ty tài chính tiêu dùng muốn tồn tại và phát triển bền vững phải nâng cao năng lực tài chính, với lãi suất cho vay cạnh tranh và nâng cao chất lượng phục vụ. Điều này sẽ làm giảm mặt bằng lãi suất cho vay và mang lại lợi ích cho khách hàng.

Tài chính tiêu dùng góp phần "đẩy lùi" tín dụng đen - 4

Tuấn Tú - Nam 33 tuổi: Xin hỏi anh Lực, tôi thấy hiện nay trên mạng có rất nhiều quảng cáo mời cho vay với lãi suất ưu đãi. Tìm hiểu qua tôi thấy đó là hình thức cho vay ngang hàng. Xin hỏi, hình thức vay này có giống với vay của các công ty tài chính không và có đúng luật không?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Đây là 1 câu hỏi rất đáng quan tâm hiện nay.

Cho vay ngang hàng hay gọi đúng hơn là cho vay trực tuyến (Peer-to-peer lending, viết tắt là P2P), là mô hình kinh doanh sử dụng nền tảng công nghệ (platform) để kết nối nhà đầu tư với cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay, không thông qua trung gian tài chính truyền thống (như ngân hàng thương mại, công ty tài chính hay quỹ tín dụng…).

Có ba khác biệt chính so với cho vay tiêu dùng thông thường (kể cả qua CTTC); đó là: (i) cho vay ngang hàng không thông qua trung gian tài chính (như CTTC) mà cơ bản là trực tiếp giữa bên cho vay/nhà đầu tư và bên đi vay; theo đó, công ty P2P làm vai trò kết nối (hiểu nôm na như Uber, Grab…), cung cấp nền tảng công nghệ, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, tiến hành đánh giá bên đi vay; sau đó đưa ra thông tin về người vay để nhà đầu tư/bên cho vay quyết định (họ có thể tư vấn thêm, nếu cần), giải ngân, thu hồi nợ giúp nhà đầu tư/bên đi vay sau đó. Công ty P2P được hưởng phí cho các dịch vụ này, nhưng không chịu rủi ro tín dụng. Nên nếu xảy ra rủi ro, bên cho vay/nhà đầu tư có thể mất vốn.

Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có qui định pháp luật cho loại hình cho vay/đầu tư này vì nó còn khá mới mẻ, như nhiều nước đang phát triển khác. Tôi được biết là NHNN đang tích cực đầu mối để trình Chính phủ thí điểm quản lý mô hình này trong thời gian tới.

Bích Ngọc - Nữ 31 tuổi: Các công ty tài chính cho vay với lãi suất cao hơn ngân hàng. Theo bà Mùi, họ có vi phạm luật tín dụng hay không?

PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính:

Chào bạn, về câu hỏi của bạn, tôi xin chia sẻ như sau:

Việc lãi suất cho vay của các công ty tài chính thường cao hơn các NHTM là điều mà trên các phương tiện truyền thông cũng như nhiều nhà nghiên cứu đề cập phân tích. Xuất phát từ đặc thù khoản vay và khách hàng vay tại các công ty tài chính nên lãi suất cho vay công ty tài chính cao hơn. Cụ thể, khoản vay này có mức độ rủi ro cao, công ty phải có chi phí dự phòng rủi ro lớn; Quy mô một khoản vay tại các công ty tài chính nhỏ, chi phí trên một khoản vay tại các công ty tài chính cao hơn nhiều so với chi phí trung bình trên một khoản vay tại các NHTM.

Mặt khác, các quy định hiện hành không cho phép các CTTC nhận tiền gửi từ dân cư, mà họ chỉ huy động vốn thông qua đi vay từ các tổ chức tài chính khác hay vay từ công ty mẹ, phát hành giấy tờ có giá… Do đó, chi phí vốn đầu vào của các công ty này cao hơn nhiều so với các NHTM.

Các khoản chi phí như vậy sẽ được cộng vào lãi suất cho vay và vì vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính sẽ cao hơn so với các NHTM.

Tại khoản 2 điều 91 Luật các TCTD 2010 có quy định “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”. Như vậy, việc thỏa thuận lãi suất giữa CTTC và khách hàng là hoàn toàn hợp pháp và được pháp luật bảo vệ, cũng như là phù hợp với xu hướng phát triển tự do hóa thị trường tài chính Việt Nam.

Thái Hà - Nữ 50 tuổi: Ở Việt Nam muốn mua biệt thự có thể vay tiêu dùng được không? Có chính sách nào hỗ trợ vay với lãi suất tốt nhất hiện nay?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Xin cảm ơn bạn về câu hỏi thú vị này!

Theo Thông tư 43 ngày 31/12/2016, có hiệu lực 15/3/2017 đã quy định rõ hạn mức tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính không vượt quá 100 triệu đồng cho nên nếu bạn muốn vay mua biệt thự thì phải liên hệ với các ngân hàng.

Lê Lan - Nữ 33 tuổi: Tôi thấy lãi suất vay tiêu dùng quá cao nên nhiều khi muốn vay mà lại ngại. Xin hỏi làm cách nào để lãi suất cho vay tiêu giảm trong tương lai?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Lý do vì sao lãi suất cho vay tiêu dùng cao tôi đã giải thích ở trên.

Để lãi suất cho vay tiêu dùng thấp hơn với người vay, thông thường có 2 cách. Một là, đảm bảo hồ sơ tín dụng đẹp (đáp ứng yêu cầu của công ty tài chính như tôi nêu trên). Hai là, không nên để xảy ra nợ xấu vì có lịch sử nợ xấu thì chắc chắn công ty tài chính không áp dụng lãi suất thấp hơn đối với lần vay sau.

Hồng Lan Tú - Nữ 21 tuổi: Xin hỏi, tôi có vay tiêu dùng để mua điện thoại nhưng mới dùng được hơn tháng điện thoại đã mất. Mà hiện nay tôi cũng chưa có tiền trả, nếu tôi không trả có sao không?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Tất nhiên bạn phải trả rồi! Vì khi vay thì bạn đã ký một cam kết dân sự và theo tôi biết thì trong hợp đồng khoản vay này không có điều khoản nào quy định nếu bạn làm mất điện thoại thì không phải trả.

Trong trường hợp bạn vẫn không thanh toán thì hồ sơ tín dụng của bạn sẽ trở thành nợ xấu và gây ảnh hưởng bất lợi cho bạn khi bạn tiếp cận với các tổ chức tín dụng trong tương lai.

Vì thế, bạn nên hoàn thành nghĩa vụ thanh toán để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình.

Thái Minh - Nam 35 tuổi: Thưa chuyên gia, trả nợ không đúng hạn thì sẽ bị xử lý như thế nào đối với khoản vay tiêu dùng? Công ty tài chính có được quyền gọi điện thúc nợ không?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Chào bạn,

Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Thứ nhất, theo Thông tư 43, công ty tài chính được phép nhắc, đòi nợ nhưng có giờ giấc cụ thể (không quá muộn trong ngày) và không được phép dùng kiểu xã hội đen để đòi nợ.

Nếu sau một số lần mà vẫn không trả nợ đúng hạn thì công ty tài chính có thể áp dụng lãi phạt chậm trả (thường 150% lãi suất ký trong hợp đồng).

Trang Nguyễn - Nam 30 tuổi: Thưa chuyên gia, tôi đã từng vay của công ty tài chính, nhưng do một thời gian khó khăn nên tôi trả chậm so với ngày ghi trong hợp đồng. Như vậy hồ sơ của tôi có xấu đi không? Giờ điều kiện đã tốt hơn, tôi làm như thế nào để cải thiện hồ sơ tín dụng của mình?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Điều đó là do thoả thuận, đàm phán giữa bên vay và CTTC. Thí dụ, CTTC cho phép giãn nợ, cơ cấu lại nợ mà không đưa thành nợ xấu với điều kiện là phải trả nợ đúng hạn và đủ sau khi đã được gia hạn. Khi đó, hồ sơ có thể không bị xấu đi.

Phạm Văn Hoàng - Nam 33 tuổi: Lãi xuất được tính như thế nào ạ?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Lãi suất cho vay tiêu dùng được quyết định dựa trên số tiền vay, kỳ hạn thanh toán của từng cá nhân khách hàng. Căn cứ vào thông tin mà khách hàng cung cấp như nhân thân, hồ sơ tín dụng, lịch sử thanh toán mà bộ phận thẩm định tín dụng sẽ quyết định lãi suất vay.

Khánh Mai - Nữ 18 tuổi: Địa chỉ tin cậy để người dân mua hàng trả góp ở Hà Nội và tp.HCM?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

FE CREDIT hiện đang cung cấp dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân với các sản phẩm chủ đạo như vay tiền mặt, vay mua xe máy, vay mua thiết bị điện tử gia dụng, thẻ tín dụng và phân phối bảo hiểm liên kết với thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng cùng dịch vụ tư vấn khách hàng tận tâm. Đến nay, FE CREDITđã phục vụ gần 10 triệu khách hàng, hợp tác với hơn 8.500 đối tác tại hơn 12.200 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Do vậy, gần như tất cả các điểm bán hàng về điện máy, xe máy tại Hà Nội và TP. HCM đều có sự hiện diện của FE CREDIT nên bạn có thể yên tâm mua hàng.

Trần Linh Hoài - Nam 26 tuổi: Xin hỏi anh Lực, anh có thừa nhận tài chính tiêu dùng là một phần của nền kinh tế không?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Chắn chắn rồi, tài chính tiêu dùng là một cấu phần quan trọng của nền tài chính quốc gia. Về vai trò của tín dụng tiêu dùng với nền kinh tế tôi đã nêu rõ ở trên.

Mai Lan - Nữ 23 tuổi: Chuyên gia có thể chia sẻ ở các quốc gia trên thế giới hoạt động tài chính tiêu dùng đóng góp như thế nào trong nền kinh tế?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Ví dụ ở Mỹ, thị trường tiêu dùng vô cùng quan trọng, tiêu dùng cá nhân chiếm tới 60% GDP.

Ở Việt Nam, tiêu dùng cá nhân tương đương khoảng 67% GDP. Như vậy, nếu ta phát triển tốt tín dụng tiêu dùng sẽ góp phần thúc đẩy tiêu dùng, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế.

Trần Nam - Nam 30 tuổi: Tôi xin hỏi ông Lực, ông bình luận thế nào về việc một số người tiêu dùng nói rằng lãi suất cho vay tiêu dùng cao không kém gì lãi suất tín dụng đen?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Nếu tính bình quân, lãi suất tín dụng tiêu dùng chính thức thấp hơn, nằm ở dải 20-50%/năm. Trong khi đó, lãi suất tín dụng đen có thể lên tới 100%/năm.

Tất nhiên, có một số khoản vay mức lãi suất tương đương nhau nhưng rủi ro, hệ luỵ xã hội của tín dụng đen lớn hơn rất nhiều.

Mộc Lâm - Nam 25 tuổi: Thưa chuyên gia, tôi có thể vay nhiều gói vay tiêu dùng một lúc được hay không?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Có thể được nhưng phải hết sức cân nhắc khả năng trả nợ của mình. Vay đôi khi thì dễ nhưng trả mới khó.

Tài chính tiêu dùng góp phần "đẩy lùi" tín dụng đen - 5

Nguyễn Thị Hương - Nữ 45 tuổi: Xin hỏi ông Phúc? Tôi muốn vay khoảng 30 triệu đồng để bán đồ ăn sáng, nhưng hiện nay tôi đang thất nghiệp, không chứng minh được nguồn thu nhập, liệu tôi có được vay tiền từ công ty tài chính với lãi suất ưu đãi không?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

FE CREDIT hiện đang cung cấp dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân. FE CREDIT có thể hỗ trợ các gói vay tiêu dùng cá nhân lên tới 70 triệu đồng hoặc bạn có thể đăng ký mở thẻ Tín dụng FE CREDIT với hạn mức lên đến 60 triệu đồng. Như vậy, nhu cầu vay của bạn nằm trong sản phẩm chúng tôi có thể cung cấp, do vậy bạn có thể liên hệ đến số Hotline (028) 39 111 555 hoặc gửi email đến dichvukhachhang@fecredit.com.vn để được hỗ trợ tư vấn thông tin và các chương trình ưu đãi của công ty.

Thanh Tâm - Nữ 25 tuổi: Tôi muốn hỏi ông Lực, hôm trước tôi có được nhân viên của Công ty tài chính tư vấn rằng: lãi suất khi vay tại các công ty tài chính sẽ phụ thuộc chính vào bản thân tôi và hồ sơ tín dụng của tôi của tôi có tốt không? Mong ông giải thích rõ hơn về điều này?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Tôi xin trả lời bạn như thế này. Đây là thông lệ với các hoạt động cho vay trên toàn cầu: những người cho vay (CTTC, NHTM, các quỹ tín dụng…) sẽ xem xét thông tin của người vay như thu nhập, tài sản, đã từng vay tiền hay chưa, có trả nợ đúng hạn không… để kiểm tra về mức độ rủi ro khi cho vay và năng lực bên vay. Nếu người đi vay có hồ sơ “đẹp” (thu nhập ổn định, không có nợ quá hạn trả, chưa đi vay quá nhiều…) sẽ nhận được lãi suất thấp hơn so với người có hồ sơ không “đẹp”.

Huỳnh Sang - Nam 42 tuổi: Xin hỏi ông Lực, theo ông, người đi vay chúng tôi nên làm thế nào để tự bảo vệ mình khi đi vay tiêu dùng? Cần lưu ý những gì trước khi quyết định ký vào hợp đồng vì hợp đồng rất dài?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Đầu tiên, người tiêu dùng cần lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng, kỹ lưỡng về phương án trả nợ, chi tiêu trước khi đi vay, cần căn cứ vào nhu cầu mình muốn vay làm gì, năng lực trả nợ như thế nào. Những khoản vay lớn như mua nhà, mua xe sẽ có áp lực trả nợ rất lớn, những người không có kế hoạch cụ thể hay không tuân thủ kế hoạch một cách nghiêm ngặt rất dễ bị vỡ nợ.

Thứ hai, người tiêu dùng có thể yêu cầu NHTM hoặc CTTC giải thích rõ về một số vấn đề trọng tâm như lãi suất, phí liên quan, cách tính lãi, phương thức trả nợ, đòi nợ, mức xử phạt vi phạm khi trả nợ muộn hoặc thanh toán trước hạn……., vì đây là quyền lợi đã được quy định theo Thông tư 43/2016.

Tài chính tiêu dùng góp phần "đẩy lùi" tín dụng đen - 6

Phương Thảo - Nữ 30 tuổi: Tôi đang có ý định khởi nghiệp với một mô hình kinh doanh buôn bán nhỏ. Xin hỏi ông Phúc, FEC có thể hỗ trợ vốn tối đa là bao nhiêu? Công ty có chính sách ưu đãi nào dành cho những mô hình như tôi không?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

FE CREDIT hiện đang cung cấp dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân. FE CREDIT có thể hỗ trợ các gói vay tiêu dùng cá nhân lên tới 70 triệu đồng hoặc bạn có thể đăng ký mở thẻ Tín dụng FE CREDIT với hạn mức lên đến 60 triệu đồng. Trong trường hợp bạn chỉ có nhu cầu vốn nhỏ trong hạn mức kể trên bạn có thể liên hệ đến số Hotline (028) 39 111 555 hoặc gửi email đến dichvukhachhang@fecredit.com.vn để được hỗ trợ tư vấn thông tin và các chương trình ưu đãi của công ty.

Minh Tuệ - Nam 18 tuổi: Cháu năm nay 18 tuổi và hiện đang sống ở một huyện miền núi tỉnh Lâm Đồng. Xin hỏi ông Phúc là cháu đã có thể vay tiêu dùng hay chưa và công ty đã phát triển điểm cho vay về nơi cháu sống hay chưa?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Các Tổ chức tín dụng, CTTC khác nhau sẽ có quy định khác nhau về độ tuổi đăng ký vay tiêu dùng của khách hàng.

Theo quy định của FE CREDIT, khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng cần ở độ tuổi từ 20 tuổi đến 55 tuổi với nữ và 58 tuổi với nam. Tuy nhiên, FE CREDIT có hỗ trợ sản phẩm vay mua trả góp xe máy dành cho khách hàng từ 18 tuổi trở lên. FE CREDIT hiện đang sở hữu mạng lưới gần 12.200 điểm tư vấn vay tiêu dùng tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Khách hàng có thể đến các điểm tư vấn vay để được thực hiện thủ tục đăng ký hoặc liên hệ Hotline (028) 39 111 555 hay gửi email đến dichvukhachhang@fecredit.com.vn để được hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết.

Chi Mai - Nữ 33 tuổi: Thời điểm cuối năm này tôi thấy rất nhiều các công ty điện máy, siêu thị có những sản phẩm bán trả góp với lãi suất 0%? Xin hỏi ông Phúc, mức lãi suất này CTTC lấy lợi nhuận từ đâu? Tôi lo sợ là giá sản phẩm đã bị đẩy lên?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Trên thực tế, chính khách hàng là người được lợi nhất khi tham gia chương trình ưu đãi lãi suất 0% và trả trước 0đ của các CTTC.

· Thứ nhất: CTTC không quyết định giá thành sản phẩm. Nhà sản xuất là đơn vị quyết định giá thành sản phẩm trên thị trường và niêm yết công khai giá bán trên toàn quốc. Đối với các tập đoàn sản xuất lớn như SamSung, Apple, Honda, Yamaha… các đơn vị này công khai giá bán trên toàn Thế giới, không chỉ riêng ở Việt Nam.

· Thứ hai: Việc hợp tác giữa ba bên: Nhà sản xuất – Đơn vị phân phối sản phẩm và bán hàng và CTTC giúp kích thích tăng trưởng tiêu dùng.

o Nhà sản xuất liên tục bán được nhiều sản phẩm hơn.

o Đơn vị phân phối sản phẩm tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn nhờ các chương trình trợ giá 0Đ và hỗ trợ lãi suất 0% của các CTTC.

o Các CTTC có được thông tin khách hàng để bán được các gói sản phẩm, dịch vụ tài chính cao cấp hơn và nhận được mức chiết khấu hợp lý.

Hoài Phương - Nữ 20 tuổi: Tôi mới làm nhân viên văn phòng tại một công ty nhỏ với mức lương 5 triệu/tháng. Hiện tôi có nhu cầu mua một xe máy tay ga với giá khoảng 30 triệu đồng. Thưa ông Phúc, tôi nên cân đối thu nhập của mình ra sao để có thể vay và trả nợ đúng hạn?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Đối với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chỉ có thể dành cho bạn một vài lời khuyên.

· Công ty chúng tôi khi cho vay sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của bạn, do vậy trước khi thực hiện vay tiêu dùng, bạn cần giải quyết bài toán cân đối chi phí như sau:

o Khả năng thanh toán nợ = Tổng thu nhập – Chi phí sinh hoạt tối thiểu

· Sau khi giải được bài toán cân đối chi phí, bạn có thể đến gặp nhân viên tư vấn của FE CREDIT tại các điểm giới thiệu dịch vụ vay của công ty. Tại đây nhân viên sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn với Khả năng thanh toán nợ bạn vừa tính được thì bạn nên mua loại xe máy nào là phù hợp, khoản vay và thời hạn vay như thế nào là hợp lý nhất.

Thảo Nhi - Nam 26 tuổi: Trong trường hợp KH muốn tất toán khoản vay trước hạn thì có cần trả thêm khoản phí nào không thưa ông Phúc? Cách tính như thế nào?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Khách hàng hoàn toàn có thể chủ động tất toán khoản vay nếu khách hàng có đủ khả năng tài chính. Khi thanh lý hợp đồng trước thời hạn sẽ phát sinh khoản phí thanh toán trước hạn theo quy định trong Hợp đồng vay. Tùy thuộc vào quy định của mỗi CTTC mà khoản phí phát sinh sẽ có cách tính khác nhau.

Thông thường khoản phí thanh toán trước hạn sẽ có tỉ lệ phần trăm (từ 1% đến 5%) trên tổng số dư nợ vào thời điểm thanh toán. Vì thế khách hàng cần cân nhắc kỹ và chọn thời hạn vay phù hợp trước khi ký Hợp đồng để tránh phát sinh chi phí. Đồng thời khách hàng có quyền đặt câu hỏi về mức phí này với nhân viên tư vấn của các CTTC để được giải đáp rõ ràng trước khi quyết định vay.

Lan Nhung - Nữ 27 tuổi: Xin hỏi bà Mùi, hiện nay có bao nhiêu công ty cho vay tiêu dùng? Lãi suất của các công ty này có giống nhau không?

PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính:

Đến 30/9/2018 đã có 16 công ty tài chính tín dụng tiêu dùng được NHNN cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 4 công ty 100% vốn nước ngoài. Danh sách các công ty này đều được công bố công khai trên website của NHNN.

Về lãi suất cho vay của các công ty tài chính không giống nhau. Vì lãi suất cho vay được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng. Lãi suất cho vay phụ thuộc vào đặc điểm của khách hàng như mức độ rủi ro của khách hàng, mức độ đầy đủ về thông tin mà khách hàng cung cấp cho công ty tài chính; tính chất sản phẩm vay, thời hạn vay. Ví dụ, cùng là vay tiêu dùng, nhưng vay để mua ô tô hay xe máy hay điện thoại hay máy tính… thì lãi suất cũng sẽ khác nhau ở mỗi công ty tài chính.

Mặt khác, lãi suất cho vay tiêu dùng cũng bị biến động theo mặt bằng lãi suất của thị trường, khả năng huy động vốn của công ty tài chính. Như vậy có thể thấy rằng, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng là các sản phẩm có tính cá nhân hóa cao nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết đối với từng khách hàng. Vì vậy mà lãi suất cho vay cũng rất linh hoạt trong dải lãi suất cho vay cao nhất và thấp nhất của mỗi công ty tài chính.

Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường cho vay tiêu dùng phát triển thì mức độ cạnh tranh sẽ càng khốc liệt, các công ty tài chính tiêu dùng muốn tồn tại và phát triển bền vững phải nâng cao năng lực tài chính, với lãi suất cho vay cạnh tranh và nâng cao chất lượng phục vụ. Điều này sẽ làm giảm mặt bằng lãi suất cho vay và mang lại lợi ích cho khách hàng.

Văn Lợi - Nam 35 tuổi: Xin hỏi ông Phúc, hiện nay FE Credit đang có những dịch vụ nào? Và dịp cuối năm này FE Credit có khuyến mại ưu đãi nào dành cho khách hàng không?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

FE CREDIT hiện đang cung cấp dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân với các sản phẩm chủ đạo như vay tiền mặt, vay mua xe máy, vay mua thiết bị điện tử gia dụng, thẻ tín dụng và phân phối bảo hiểm liên kết với thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng cùng dịch vụ tư vấn khách hàng tận tâm. Đến nay, FE CREDIT đã phục vụ gần 10 triệu khách hàng, hợp tác với hơn 8.500 đối tác tại hơn 12.200 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Thời điểm cuối năm nhu cầu vay tiêu dùng để sửa sang nhà cửa, mua sắm vật dụng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ngày một tăng cao. Bên cạnh đó đây cũng là thời điểm mua sắm “vàng” đối với người tiêu dùng khi hàng loạt các nhãn hàng, nhà bàn lẻ liên tục tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Nhằm hỗ trợ và đáp ứng tối đa nhu cầu vay tiêu dùng của các khách hàng, đặc biệt là phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình – thấp, FE CREDITđang triển khai hàng loạt các gói vay với ưu đãi lớn như:

Khách hàng tham gia chương trình Có xe máy vay ngay được tiền với FE CREDITsẽ nhận được các cơ hội trúng thưởng Vàng SJC, iPhone8 và hàng trăm phiếu mua hàng tại Thế Giới Di Động – Điện Máy Xanh.

Bên cạnh đó, khi khách hàng sử dụng Thẻ Tín Dụng FE CREDIT để rút tiền tại các bưu cục trên cả nước thì không bị mất phí, còn nếu rút tiền tại ATM thì chỉ mất 1,5% phí rút tiền mặt, còn nếu khách hàng dùng thẻ FE CREDIT để mua hàng trực tuyến trên website Shopee thì sẽ được giảm ngay 20% khi mua hàng. Ngoài ra, chủ thẻ FE CREDITcòn được nhận hàng trăm ưu đãi giảm giá trực tiếp, hoàn tiền đến từ các đối tác lớn của FE CREDIT như Thế Giới Di Động, Nguyễn Kim, nhà hàng, khách sạn trên cả nước.

Đồng thời FE CREDIT luôn có các chương trình ưu đãi Lãi suất 0% hoặc trả trước 0 đồng áp dụng đối với các gói vay mua hàng điện máy, gia dụng trả góp dành cho các khách hàng.


Chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Thị Mùi (trái ảnh)

Chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Thị Mùi (trái ảnh)

Khánh An - Nam 40 tuổi: Thưa bà Mùi, Khi nói đến Cho vay tiêu dùng nhiều người hay đánh đồng với tín dụng đen vì lãi suất rất cao, có cách nào để người dân phân biệt rõ nhất Cho vay tiêu dùng của công ty tài chính với tín dụng đen?

PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính:

Theo quy định tại Điều 3, thông tư số 43/2016/TT-NHNN, “Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.”

Để phân biệt cho vay tiêu dùng của công ty tài chính với tín dụng đen, khách hàng cần lưu ý một số điểm như sau:

- Các công ty tài chính tín dụng tiêu dùng phải được cấp phép bởi NHNN Việt Nam. Danh sách các công ty này được công bố công khai trên Website của NHNN. Vì vậy, người dân cần tìm hiểu, chỉ nên vay tại các TCTD đã được NHNN cấp giấy phép hoạt động.

- Các khoản vay tiêu dùng phải đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước được quy định tại Thông tư số 43 như nói đến ở trên và các quy định pháp luật khác về hoạt động cho vay. Theo quy định tại Thông tư số 43 đã quy định rất rõ một số trách nhiệm của công ty tài chính khi cung cấp tín dụng tiêu dùng cho khách hàng như là: cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng trước khi ký hợp đồng, đặc biệt là thông tin về lãi suất, thời hạn vay; Hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó phải có tối thiểu các nội dung như: Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của công ty tài chính, tên địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của khách hàng, số tiền cho vay, hạn mức cho vay, mục đích sử dụng vốn vay; phương thức cho vay, thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức, lãi suất, giải ngân, việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay, hình thức thông báo cho khách hàng…

Như vậy, khách hàng cần đọc thật kỹ hợp đồng vay, với đầy đủ các điều khoản trên, có quyền yêu cầu công ty tài chính giải thích tất cả các nội dung thuộc hợp đồng, hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình trước khi ký kết hợp đồng vay. Đây chính là điểm rất quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, và khách hàng chỉ có thể được cung cấp những nội dung này tại các công ty tài chính tín dụng tiêu dùng đã được cấp phép hoạt động.

Ở đây cùng cần chỉ rõ cách nhắc nợ/ đòi nợ của một số nhân viên công ty tài chính giống kiểu xã hội đen, đã làm cho người vay bức xúc. Vì thế không ít người dân nói đến vay tiêu dùng của công ty tài chính thường đánh đồng với tín dụng đen. Trước tình trạng này NHNN liên tục có văn bản yêu cầu chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (văn bản 1366/TTGSNH4 ngày 3/5/2018; văn bản 3436/NHNN-TTGSNH ngày 15/05/2018; Mới đây, Thống đốc NHNN tiếp tục có văn bản yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai một số nội dung nhằm chấn chỉnh tình hình hoạt động của công ty tài chính, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Do đó, để người dân không đánh đồng vay tiêu dùng của công ty tài chính với tín dụng đen, một mặt phải nghiêm túc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về cho vay tiêu dùng, thực hiện nghiêm các quy định về lãi suất, phí và cách tính lãi liên quan đến hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng, kỹ năng làm việc và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ. Mặt khác, NHNN cần đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng; xử lý nghiêm các công ty tài chính thực hiện không đúng các quy định về hoạt động tín dụng, cũng như có nhân viên nhắc nợ/ đòi nợ theo kiểu tín dụng đen.


TS. Cấn Văn Lực trả lời những câu hỏi khá hóc búa từ phía độc giả về vấn đề tài chính cá nhân.

TS. Cấn Văn Lực trả lời những câu hỏi khá hóc búa từ phía độc giả về vấn đề tài chính cá nhân.

Đức Anh - Nam 28 tuổi: Ông Lực cho tôi hỏi, có ý kiến cho rằng, tham gia TCTD giúp người dân quản lý tốt hơn nguồn tài chính cá nhân. Ông có nhận định như thế nào với ý kiến này?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Tôi cho rằng, ý kiến này vừa đúng vừa không đúng.

Đúng ở chỗ là: lãi suất vay thấp hơn so với tín dụng đen, nên trách nhiệm trả nợ thấp hơn và ít hệ lụy xã hội hơn. Bên cạnh đó, khi có trách nhiệm phải trả nợ, người đi vay sẽ phải cân nhắc về vấn đề tài chính của mình một cách kỹ lưỡng hơn, đưa ra quyết định thận trọng hơn nếu không muốn vỡ nợ, từ đó họ sẽ quản lý nguồn tài chính cá nhân tốt hơn.

Còn không đúng ở chỗ nhiều người không tìm hiểu, không cân nhắc kỹ trước khi vay, do đó không thể cân đối được thu nhập và chịu áp lực rất lớn khi bắt đầu phải trả nợ. Sẽ không may nếu như nhân viên đòi nợ của 1 CTTC nào đó (dù rất hạn hữu thôi) đối xử không đúng chuẩn mực khi đòi nợ, khiến người vay lo lắng, cảm thấy phiền toái.

Do đó, tôi cho rằng, người dân cần nâng cao hiểu biết về tài chính cá nhân, lên kế hoạch rõ ràng trước khi có quyết định vay tiêu dùng, đặc biệt là khi mua tài sản có giá trị cao như nhà, xe ô tô. Theo đó, cần sự tham gia nhiều cơ quan chức năng trong việc nâng cao hiểu biết người dân về vấn đề này…v.v.

Khánh Vy - Nữ 23 tuổi: Tôi chưa từng đi vay tại ngân hàng cũng như công ty tài chính nào? Nhưng do mới xây nhà xong nên tài chính cũng cạn kiệt. Tôi cần gấp một khoản tiền. Xin hỏi ông Phúc là vay ở công ty tài chính có khó không? Thủ tục xét duyệt trong bao lâu?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Các công ty tài chính (CTTC) thường hỗ trợ các khoản vay tiêu dùng với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.

Tại FE CREDIT, khi khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin, giấy tờ chứng minh thu nhập cần thiết theo hướng dẫn của nhân viên tư vấn thì thời gian xét duyệt sẽ nhanh chóng hơn. Thông thường thủ tục xét duyệt các khoản vay mua trả góp đồ điện tử, điện gia dụng hay mua xe máy trả góp chỉ mất khoảng 30 phút. Đối với các khoản vay tiêu dùng, thời gian xét duyệt có thể chậm hơn tùy thuộc vào thông tin cá nhân do khách hàng cung cấp.

Lại Thương - Nữ 33 tuổi: Thưa ông Lực, tôi thấy rất nhiều trường hợp khách hàng khi đặt bút ký vào hợp đồng nghĩa là đã đồng ý với các điều khoản và lãi suất trong hợp đồng vay tín dụng. Tuy nhiên, khi vi phạm và bị phạt, họ lại than phiền về dịch vụ này và cho rằng mình bị lừa. Ý kiến của ông về trường hợp này như thế nào?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Chào bạn,

Thường thì đây là lỗi từ hai phía: các CTTC chưa cung cấp đầy đủ thông tin cũng như giải thích rõ ràng cho người vay về các quy định trong hợp đồng. Về phía người vay, nhiều người cũng chưa có kiến thức tài chính đầy đủ để hiểu và quan tâm đến những vấn đề trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của chính mình; đôi khi cũng khá chủ quan và xem nhẹ hợp đồng vay vốn nữa.


Phó Tổng giám đốc FE Credit Nguyễn Thanh Phúc (trái ảnh)

Phó Tổng giám đốc FE Credit Nguyễn Thanh Phúc (trái ảnh)

Trần Thủy - Nam 36 tuổi: Thưa ông Phúc, để tránh những điều đáng tiếc xảy ra như bị áp lãi suất cao hoặc bị phạt, bị vỡ nợ, người dân cần lưu ý gì trước khi quyết định vay công ty Tài chính?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Trước khi tham gia vay tiêu dùng tín chấp, người tiêu dùng cần chủ động tìm hiểu: Các thương hiệu tài chính tiêu dùng có uy tín trên thị trường, người đi vay cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa các hình thức vay tiêu dùng của công ty tài chính, ngân hàng và vay “nóng” của tín dụng đen. Người tiêu dùng cũng cần nghiên cứu kỹ và hỏi nhân viên tư vấn để hiểu rõ các quy định của Hợp đồng, các điều khoản thanh toán, trả nợ trước hạn. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần cân nhắc khả năng thanh toán khoản vay của bản thân trước khi ký hợp đồng vay. Sự chủ động của khách hàng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Sau khi khách hàng đăng ký vay tiêu dùng và nhận được khoản giải ngân thành công, khách hàng cần có trách nhiệm với khoản vay của chính mình thông qua việc:

o Có kế hoạch tài chính và kỷ luật để thanh toán đủ số tiền và đúng thời gian quy định trong hợp đồng.

o Khi thanh toán, khách hàng cần lưu ý thực hiện đúng các yêu cầu cơ bản như: thông tin thanh toán có đầy đủ họ tên, mã số hợp đồng vay tiêu dùng, nội dung khoản thanh toán của mình.

o Giữ đầy đủ biên nhận khoản thanh toán hàng tháng nhằm tránh các rủi ro tranh chấp về sau.


Các diễn giả đã sẵn sàng trả lời các câu hỏi của độc giả Dân trí

Các diễn giả đã sẵn sàng trả lời các câu hỏi của độc giả Dân trí

Trần Linh - Nam 35 tuổi: Xin bà Mùi cho biết, bà có ghi nhận những đóng góp của các công ty tài chính trong công tác đẩy lùi tín dụng đen như thế nào?

PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính:

- Kinh nghiệm từ sự phát triển của thị trường tín dụng tiêu dùng tại nhiều quốc gia đều cho thấy với sự hiện diện của CTTC sẽ giúp thị trường tài chính tiêu dùng phát triển tích cực và lành mạnh hơn, hướng khách hàng đến một kênh tài chính chính thống có sự quản lý của Nhà nước, mà nếu không có kênh vay vốn này, nhiều người trong số họ do không đủ điều kiện tiếp cận vốn vay từ các NHTM sẽ phải tìm đến kênh cho vay nặng lãi, không được pháp luật bảo hộ, dẫn đến nhiều hệ lụy về kinh tế và xã hội.

- Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, có thể thấy trên các phương tiện thông tin báo chí liên tục thông tin về vấn nạn hoạt động của tội phạm cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” núp bóng dưới vỏ bọc tiệm cầm đồ, công ty hỗ trợ tài chính... ngày càng lộng hành và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Một trong những nguyên nhân khiến thị trường “tín dụng đen” có thể phát triển mạnh, thu hút được nhiều khách hàng là thủ tục vay rất đơn giản, mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng mọi yêu cầu của người vay.

“Tín dụng đen” không có trần hay sàn lãi suất như các tổ chức tín dụng chính quy, mà lãi suất hoàn toàn dựa trên thỏa thuận giữa bên cho vay và đi vay với mức lãi suất “cắt cổ”. Ngoài việc cho vay nặng lãi, các đối tượng cung cấp tín dụng đen còn sử dụng các hình thức đòi nợ mang tính chất “xã hội đen” như là đe dọa, khủng bố tinh thần, các hành vi phương hại đến tài sản và sức khỏe tính mạng của người đi vay. Do đó, “tín dụng đen” là một vấn nạn nhức nhối, gây nhiều bất ổn cho xã hội.

- Để góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”, trước hết cần có giải pháp để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của các CTTC ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài chính của người dân chính là giải pháp quan trọng để đẩy lùi “tín dụng đen”.

Thời gian qua nạn tín dụng đen hoành hành khắp nơi. Dạo qua các ngõ xóm, các khu công nghiệp, từ thành thị tới nông thôn, từ Thủ đô tới các tỉnh xa xôi, kể cả huyện đảo, bất cứ chỗ nào cũng có thể dễ dàng nhìn thấy các tờ rơi công khai mời chào vay vốn được dán trên cột điện, tường nhà.

Đặc điểm chung của tín dụng đen là lãi suất cao "cắt cổ" từ vài chục % thậm chí tới hàng trăm % mỗi năm, gấp nhiều lần so với lãi suất vay mượn thông thường từ ngân hàng và công ty tài chính. Bên cạnh đó người vay còn bị đòi nợ bằng các hình thức "khủng bố" về tinh thần, sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng, thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mà tín dụng đen vẫn cứ phát triển.

Minh Ngọc - Nữ 34 tuổi: Thưa ông Cấn Văn Lực, tôi thấy Việt Nam hiện nay có nhiều công ty tài chính. Xin hỏi, vay tại các công ty tài chính có an toàn hay không, lợi ích của vay tiêu dùng là gì?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho tôi. Xin trả lời bạn là, hiện nay, cơ sở pháp lý về hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (CTTC) đã có nhiều phát triển.

Thông tư 43/2016 còn có quy định các CTTC phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về lãi suất, cách tính lãi, phương thức trả nợ… tới người tiêu dùng. Hoạt động của các CTTC đã có chế tài quản lý, đã và đang phát triển khá nhanh, chiếm khoảng 12% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của cả nền kinh tế (ngân hàng thương mại - NHTM cho vay tiêu dùng, chiếm đến 88% tổng tín dụng tiêu dung). Có công ty tài chính có đến hàng triệu khách hàng vay hiện nay.

Trên thực tế, tín dụng tiêu dùng có nhiều lợi ích đối với nền kinh tế - xã hội nói chung và người vay nói riêng. Riêng đối với người dân và hộ gia đình, vay tiêu dùng phù hợp với các nhu cầu khác nhau, cơ bản không cần tài sản thế chấp, thủ tục nhanh gọn, đơn giản hơn là so với đi vay từ các tổ chức tín dụng (do các TCTD phải tuân thủ các qui định kiểm soát nội bộ, an toàn vốn chặt chẽ hơn…)... Với những lý do trên cùng với việc chi phí vốn đầu vào của CTTC thường cao hơn so với NHTM , nên vay tiêu dùng từ CTTC thường chịu lãi suất cao hơn.

Đức Thắng - Nam 42 tuổi: Xin ông Cấn Văn Lực chia sẻ rõ hơn, tại sao lại nói tài chính tiêu dùng phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tế - xã hội?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Chào bạn,

Tôi cho rằng, khi đánh giá tín dụng tiêu dùng (TDTD) cần nhìn đa chiều hơn. Theo đó, đối với dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, tín dụng tiêu dùng góp phần đáp ứng nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình trong tiêu dùng; tạo động lực để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái.

Đối với doanh nghiệp (nhất là DNNVV), TDTD góp phần đáp ứng nhu cầu vốn và phát triển sản phẩm-dịch vụ của DN, tăng hiệu quả quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng. Đối với các định chế tài chính – ĐCTC (NHTM, CTTC, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác…); tín dụng tiêu dùng được xem là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận lớn cho các ĐCTC, góp phần đa dạng hóa sản phẩm – dịch vụ, nguồn thu.

Đối với nền kinh tế, TDTD góp phần tích cực phát triển kinh tế-xã hội; phát triển thị trường tài chính; đặc biệt là giảm tệ nạn tín dụng đen và các hệ lụy xã hội đi kèm.

Trọng Tuệ- Nam (27 tuổi): Thời gian qua, tín dụng đen đang bùng phát với nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ông có nhận xét thế nào về thực trạng tín dụng đen của nước ta hiện nay?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Cảm ơn câu hỏi của bạn,

Trước tiên, tôi xin phép đưa ra khái niệm tín dụng phi chính thức. Đây là mô hình tín dụng ngoài kênh tín dụng chính thức từ các TCTD, bao gồm các khoản vay từ bạn bè, người thân, gia đình và tín dụng đen. Theo đó, tín dụng đen nên được hiểu là loại tín dụng lãi cắt cổ, thường không có hợp đồng và không tuân theo qui đình của pháp luật (cả khâu cho vay và đòi nợ).

Theo số liệu ước tính của chúng tôi hiện nay, ước tính quy mô của tín dụng phi chính thức sẽ ở khoảng 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế; trong đó, quy mô tín dụng đen ước chiếm khoảng 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương khoảng 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, chỉ tầm 400-500 ngàn tỷ đồng. Hiện nay, do sự phát triển về công nghệ, nhiều hoạt động tín dụng đen trở nên tinh vi, phổ biến hơn. Vì vậy, tuy quy mô tín dụng đen không lớn, nhưng hệ lụy xã hội rất lớn.

Kiên Đỗ - Nam 21 tuổi: Em là sinh viên, giờ em muốn mua một cái xe máy để đi chơi Tết. Xin hỏi anh Phúc thủ tục vay hiện nay như thế nào? Với người không có thu nhập như em có thể vay được không?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

FE Credit chỉ cho vay từ 20 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và 58 tuổi đối với nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng có sản phẩm cho vay xe máy đối với người từ 18 tuổi cho nên nếu bạn là sinh viên có đi làm thêm và chứng minh thu nhập và khả năng thanh toán thì FE Credit sẽ cho vay. Bạn có thể liên hệ với các đại lý xe máy trên toàn quốc và gặp nhân viên tư vấn.

Nguyễn Thu Lan - Nữ 32 tuổi: Xin hỏi Ông Lực, tại sao nói Cho vay tiêu dùng sẽ đẩy lùi tín dụng đen vì tôi thấy cho vay tiêu dùng lãi cũng cao?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Chào bạn,

Nói như vậy vì các CTTC cho vay tiêu dùng được quản lý bởi NHNN, phải tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như của cơ quan quản lý khi hoạt động, trong khi “tín dụng đen” là hoạt động bất hợp pháp, người dùng sẽ phải chịu nhiều rủi ro hơn khi sử dụng. Lãi suất vay tiêu dùng thường cao hơn vay thương mại thông thường (với các lý do nêu trên), nhưng còn thấp hơn rất nhiều so với tín dụng đen. Khi người dân và DN tiếp cận được tín dụng tiêu dùng, họ sẽ không cần vay tín dụng đen nữa.

Thu Dung - Nữ 29 tuổi: Thưa ông Phúc, lãi suất thỏa thuận là do nhân viên tư vấn tự chấm và tự đưa ra hay do hệ thống chấm tự động thưa ông?

Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE Credit:

Tại FE CREDIT, nhân viên tư vấn không có quyền phê duyệt tín dụng cho vay hay quyết định lãi suất đối với các khoản vay tiêu dùng. Nhân tư vấn chỉ có nhiệm vụ tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến hợp đồng vay tiêu dùng của khách hàng.

Sau khi hoàn tất công tác tư vấn tín dụng với khách hàng, nhân viên sẽ tập hợp toàn bộ hồ sơ gửi về hội sở chính của công ty. Tại đây hệ thống phê duyệt tín dụng sẽ căn cứ trên các thông tin khác hàng cung cấp như: sản phẩm vay, giá trị khoản vay, thời hạn vay… Đồng thời thực hiện công tác thẩm định thông tin cá nhân của khách hàng như hồ sơ tín dụng, lịch sử thanh toán của khách hàng… Từ đó bộ phận phê duyệt sẽ đưa ra quyết định về hạn mức vay và mức lãi suất phù hợp đối với khoản vay của khách hàng.

Bùi Hương - Nữ 37 tuổi: Xin hỏi bà Mùi, tài chính tiêu dùng được phát triển trong khuôn khổ pháp lý ra sao? NHNN có chính sách hỗ trợ các công ty tài chính tốt hơn để người dân được hưởng lợi hơn hay không?

PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính:

Hiện nay khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực tài chính tiêu dùng đã ngày càng được hoàn thiện với rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Có thể kế đến các văn bản đóng vai trò quan trọng đã được ban hành trong thời gian gần đây như: Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. Hệ thống các quy định đối với công ty tài chính tiêu dùng cũng đã được hoàn thiện với việc ban hành các quy định về cấp phép như: Thông tư 30/2015/TT-NHNN và Thông tư 15/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 30, các quy định về các tỷ lệ an toàn như Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 06/2016/TT-NHNN, Thông tư 19/2017/TT-NHNN, Thông tư 16/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36; Các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro như là Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 02. Với việc hoàn thiện hành lang pháp lý đã tạo một khuôn khổ đầy đủ cho các TCTD có thể đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng đến khách hàng.

NHNN cũng đã có nhiều chính sách nhằm định hướng cơ cấu lại các công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, nằm trong hoạt động cơ cấu lại các TCTD thực hiện theo Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg. Thông qua quá trình cơ cấu lại, các công ty tài chính trước đây đã hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng tiếp tục được củng cố, nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động. Một số công ty tài chính trước đây chưa hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, đã được mua lại, sáp nhập bởi các NHTM và một số đối tác nước ngoài để hình thành công ty tài chính tín dụng tiêu dùng hoạt động tại Việt Nam. Thông qua đó, năng lực cung ứng của thị trường đã được tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã được Chính phủ giao là đầu mối triển khai Tài chính toàn diện tại Việt Nam. Với nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng đến mọi người dân trong xã hội, vì thế số lượng khách hàng nói chung và khách hàng vay tiêu dùng nói riêng được tiếp cận các khoản vay từ khu vực chính thức từng bước tăng lên. Đi cùng với đó là các biện pháp hỗ trợ về giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức của người dân về dịch vụ tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính… Đây là những biện pháp quan trọng góp phần thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng phát triển ổn định.

Mỹ Hằng - Nữ 40 tuổi: Tôi có câu hỏi dành cho ông Lực, cuối năm cần vốn để nhập thêm hàng bán tết, tôi muốn vay tiền của công ty tài chính. Nhưng so với ngân hàng thì mức lãi suất của công ty tài chính khá cao. Tôi có thắc mắc là vay tiêu dùng qua công ty tài chính khác với vay ngân hàng như thế nào? Tại sao lãi suất cho vay của các CTTC lại cao hơn của ngân hàng thưa ông?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính:

Tôi xin phép làm rõ hơn đối với câu này. Ba lý do chính khiến lãi suất vay từ CTTC cao hơn so với NHTM. Thứ nhất, CTTC không được huy động vốn tiền gửi từ người dân, chủ yếu vay từ NHTM và các tổ chức tài chính khác, thường vay tín chấp, nên lãi suất huy động khá cao. Thứ hai, đa số CTTC cho vay tín chấp, rủi ro hơn nên lãi suất cao hơn. Thứ ba, thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng, chi phí quản lý tốn kém hơn (do khoản vay nhỏ, thu nợ vất vả hơn…), nên CTTC áp lãi suất hoặc phí cao hơn để bù đắp cho những chi phí này.

Tài chính tiêu dùng góp phần "đẩy lùi" tín dụng đen - 11

Thời gian qua nạn tín dụng đen hoành hành khắp nơi. Dạo qua các ngõ xóm, các khu công nghiệp, từ thành thị tới nông thôn, từ Thủ đô tới các tỉnh xa xôi, kể cả huyện đảo, bất cứ chỗ nào cũng có thể dễ dàng nhìn thấy các tờ rơi công khai mời chào vay vốn được dán trên cột điện, tường nhà.

Đặc điểm chung của tín dụng đen là lãi suất cao "cắt cổ" từ vài chục % thậm chí tới hàng trăm % mỗi năm, gấp nhiều lần so với lãi suất vay mượn thông thường từ ngân hàng và công ty tài chính. Bên cạnh đó người vay còn bị đòi nợ bằng các hình thức "khủng bố" về tinh thần, sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng, thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mà tín dụng đen vẫn cứ phát triển.

Tài chính tiêu dùng góp phần "đẩy lùi" tín dụng đen - 12

Trong bối cảnh đó, thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước rất quan tâm và đưa ra các giải pháp nhằm quản lý, cũng như đẩy lùi tín dụng đen.

Để đẩy lùi tín dụng đen, Nhà nước chủ trương khuyến khích các hình thức tín dụng đa dạng nhằm giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cho vay tiêu dùng dễ dàng hơn. Và tài chính tiêu dùng vẫn được nhắc đến là một giải pháp hiệu quả, góp phần đẩy lùi vấn nạn này.

Tài chính tiêu dùng đang trở thành thuật ngữ khá phổ biến trong hoạt động tài chính ngân hàng, hướng đến các đối tượng khách hàng “dưới chuẩn” của ngân hàng, tức những người có thu nhập trung bình thấp, thu nhập không ổn định, thậm chí là sinh viên muốn vay vốn nhưng không có tài sản đảm bảo.

Thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia và Stockplus cho thấy, năm 2017, ước tính dư nợ tín dụng tiêu dùng cả nước có quy mô khoảng 26,5 tỷ USD, tăng 65% so với năm 2016 và vượt xa tốc độ tăng trưởng tín dụng chung (khoảng 19%), qua đó nâng tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng tăng từ 12,3% của năm 2016 lên 17% vào cuối năm 2017. Dự kiến, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019.

Đối với nền kinh tế, tín dụng tiêu dùng góp phần thúc đẩy tăng cầu trên thị trường, khuyến khích tăng cung cả về số lượng lẫn chất lượng từ phía sản xuất và cung ứng dịch vụ, làm cho nền kinh tế năng động hơn và tốc độ tăng trưởng cao hơn. Không những vậy, tài chính tiêu dùng còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động, đóng góp phần không nhỏ vào tăng trưởng nền kinh tế.

Để góp phần giúp người dân và xã hội hiểu hơn về tài chính tiêu dùng, qua đó thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển, Báo Điện tử Dân trí tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Vai trò của tài chính tiêu dùng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam và góp phần đẩy lùi tín dụng đen”

Tham gia buổi giao lưu sẽ diễn ra vào 14h Thứ Sáu ngày 14/12/2018 với sự tham gia của các diễn giả: TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tài chính; Bà Nguyễn Thị Mùi- chuyên gia tài chính-ngân hàng và Đại diện công ty tài chính Fe Credit – đơn vị đang nắm hơn 50% thị phần tài chính tiêu dùng ở Việt Nam.

>> XIN MỜI THEO DÕI NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU VÀ MỜI ĐẶT CÂU HỎI CHO CÁC CHUYÊN GIA TẠI ĐÂY <<

Báo Dân Trí

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm