1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Sắp có sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng

(Dân trí) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang nghiên cứu để ban hành sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Tính đến hết quý IV/2016, dư nợ tín dụng xanh đạt khoảng 84.781 tỷ đồng (tăng 19,7% so với thời điểm cuối năm 2015).

Theo đánh giá của IFC, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng là hoạt động xem xét, đánh giá và theo dõi rủi ro về môi trường và xã hội trong quá trình thẩm định nhu cầu vay vốn của khách hàng và cấp tín dụng cho khách hàng.

Trước đó, 24/03/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Ngày 06/08/2015, Thống đốc Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành Kế hoạch hành động ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 1552/QĐ-NHNN.

Để từng bước đưa công tác quản lý rủi ro môi trường và xã hội vào hoạt động xem xét, phê duyệt cấp tín dụng của các TCTD, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) xây dựng bộ công cụ đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong 10 ngành cụ thể (nông nghiệp, hóa chất, xây dựng và cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế biến thực phẩm, dệt may, dầu khí, xử lý chất thải, khai thác mỏ và các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại) nhằm khuyến khích các TCTD thực hiện để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng.

Bởi, rủi ro môi trường và xã hội là nguy cơ xảy ra những tác động xấu đến môi trường và xã hội từ các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh được cấp tín dụng của khách hàng, dẫn đến lạm dụng tài nguyên và năng lượng, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, biến đổi khí hậu; tổn hại đến di sản văn hóa, đe dọa an toàn, an ninh và sức khỏe con người và cộng đồng dân cư, lao động bất bình đẳng và cưỡng bức tái định cư.


Theo NHNN, mục tiêu ban hành sổ tay nhằm tăng cường nhận thức của các tổ chức tín dụng và các đối tượng liên quan về các quy định mới liên quan đến quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng và đầu tư.

Theo NHNN, mục tiêu ban hành sổ tay nhằm tăng cường nhận thức của các tổ chức tín dụng và các đối tượng liên quan về các quy định mới liên quan đến quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng và đầu tư.

Dữ liệu từ NHNN cho thấy, đến hết quý IV/2016, dư nợ tín dụng xanh đạt khoảng 84.781 tỷ đồng (tăng 19,7% so với thời điểm cuối năm 2015; tăng 4,4% so với 30/9/2016), chiếm 1,5% so với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, với khoảng 3,2 triệu hợp đồng tín dụng; dư nợ tín dụng đã đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt khoảng 187.953 tỷ đồng với 129.083 hợp đồng tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội.

Theo NHNN, mục tiêu ban hành sổ tay nhằm tăng cường nhận thức của các tổ chức tín dụng và các đối tượng liên quan về các quy định mới liên quan đến quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng và đầu tư. Sổ tay còn định hướng cho các TCTD xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp với chiến lược của Nhà nước đã đề ra về bảo vệ môi trường, theo đó, các dự án đầu tư có nguồn vốn tín dụng ngân hàng tham gia cần tuân thủ những quy định về bảo vệ môi trường, xã hội và tiết kiệm năng lượng. Qua đó, giúp các TCTD giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.

Theo dự thảo của NHNN, phần nội dung đánh giá tác động môi trường và xã hộ của dự án đề nghị cấp tín dụng sẽ đưa ra các tiêu thức cụ thể mà TCTD cần yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để xem xét các rủi ro và tác động tiềm ẩn và/hoặc hiện có của dự án đối với môi trường (không khí, nước, đất, chất thải nguy hại, tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng và nước), đối với lực lượng lao động (chế độ và điều kiện lao động, sức khỏe và an toàn lao động), đối với sức khỏe và an toàn của người dân xung quanh khu vực dự án, đối với đời sống của người dân bản địa, các tác động lên khu vực đa dạng sinh học, di sản văn hóa …

Nội dung này cũng sẽ rà soát hồ sơ, trực tiếp thăm và quan sát tại khu vực đặt dự án, lấy ý kiến các chuyên gia và các đối tượng bị ảnh hưởng của dự án (như cộng đồng dân cư xung quanh khu vực dự án) là ba cách thức quan trọng nhất để các cán bộ tín dụng hoàn thành phần này.

Đối với các dự án mới chưa đi vào hoạt động, rà soát hồ sơ và các kế hoạch của doanh nghiệp chủ dự án sẽ là cách thức chính để các cán bộ tín dụng hoàn thành phần này... Thời gian dự kiến ban hành sổ tay này là trong năm 2017.

An Hạ