ĐBSCL:

Săn “quái vật” của mùa màng xuất sang Trung Quốc

(Dân trí) - Thời gian gần đây, nông dân các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang… đổ xô bắt ốc bươu vàng (OBV) được xem là “quái vật” của mùa màng để lấy thịt bán cho cơ sở chế biến rồi xuất sang Trung Quốc.<br><a href='http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kiem-song-nho-san-bat-quai-vat-cua-mua-mang-948945.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Kiếm sống nhờ săn bắt "quái vật" của mùa màng</b></a>

Lể Obv lấy thịt bán cho thương lái
Lể Obv lấy thịt bán cho thương lái

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Cải tạo chung cư cũ: Doanh nghiệp đang lỗ nặng?
* Kỳ dị quán nhậu sâu bọ, rắn rết giá rẻ ở vỉa hè Hà Nội
* Săn “quái vật” của mùa màng xuất sang Trung Quốc
* Trưởng đặc khu Hồng Kông yêu cầu “ngừng ngay” biểu tình
* Hai ngày biểu tình, kinh tế Hồng Kông ra sao?
* VN-Index suýt bị ép về dưới mốc 595

Trước đó, như Dân trí đã thông tin mùa lũ một số cánh đồng không làm lúa vụ 3 mà để nước phả mặt ruộng nên OBV sinh sản rất nhanh. Nhiều nông dân ra đồng bắt ốc về luộc lấy thịt sau đó bán cho thương lái. Tuy nhiên, nông dân không biết thương lái mua OBV để làm gì vì trước đây loài ốc này chỉ được tận dụng làm thức ăn cho vịt, cá.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Hoàng Thái, Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết: “Nông dân bắt OBV bán cho thương lái trong mùa lũ đã xuất hiện mấy năm gần đây.
 
Hiện tại trên địa bàn huyện có một số cơ sở thu gom, sơ chế thịt OBV sau đó bán cho một công ty trên TP Hồ Chí Minh với số lượng hàng tấn thịt ốc mỗi ngày”. Theo ông Thái, việc bắt OBV tạo việc làm cho nhiều lao động trong mùa lũ ở địa phương và tận diệt loài động vật ngoại lai này phá hoại mùa màng. Qua tìm hiểu của cơ quan chức năng, hầu hết thịt ốc sẽ được sơ chế sau đó xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc làm thực phẩm vì thị trường nội địa hầu như không thấy ai ăn loài ốc này.

Bắt, lể OBV tạo nhiều việc làm cho lao động trong lúc nông nhàn
Bắt, lể OBV tạo nhiều việc làm cho lao động trong lúc nông nhàn

Theo nhận định của ngành nông nghiệp, bắt OBV phá hoại mùa màng sẽ rất có lợi cho nông dân vì tới vụ lúa sau sẽ giảm chi phí trong việc sử dụng thuốc để diệt chúng. Tuy nhiên, nếu người dân ham giá cao tổ chức nuôi thì sẽ gây hậu quả rất lớn vì loài động vật ngoại lai này sinh sản rất nhanh. Ông Mai Văn Vui, Chủ tịch UBND xã Vị Thuỷ (Vị Thuỷ, Hậu Giang) cho biết: “Trước đây trên địa bàn xã có 1 hộ dân nuôi OBV chờ lớn bán cho thương lái. Khi chính quyền địa phương phát hiện đã tuyên truyền vận động hộ dân này không nuôi nữa. Hiện nay trên địa bàn không còn ai nuôi OBV như trước mà chỉ tới mùa lũ rất nhiều hộ dân bắt ốc bán cho thương lái kiếm được thu nhập trong lúc nông nhàn”.

Sơ chế OBV trong một cơ sở tại huyện Long Mỹ, Hậu Giang
Sơ chế OBV trong một cơ sở tại huyện Long Mỹ, Hậu Giang

Ông Đăng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho cho biết: “ Ngành nông nghiệp tuyên tuyền, nghiêm cấm nông dân nuôi OBV để bảo vệ mùa màng. Nông dân bắt OBV trong mũa lũ đã xuất hiện từ rất lâu. Trước đây OBV được tận dụng để làm thức ăn cho vịt, cá, ba ba… còn hiện nay nông dân tìm bắt OBV lể lấy thịt bán cho thương lái sơ chế để làm thực phẩm”.

Minh Giang
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”