Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời nên chọn loại nào tốt
(Dân trí) - Bạn là người yêu vẻ đẹp mộc mạc của gỗ, nhưng lại đang băn khoăn trong việc lựa chọn loại gỗ tự nhiên có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngoài trời mà không bị hư hại. Công ty cổ phần thi công Mộc Phát là đơn vị chuyên thi công các hạng mục gỗ ngoài trời với nhiều năm kinh nghiệm. Bài viết sau đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp mọi người đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Gỗ tự nhiên có rất nhiều nhưng chỉ những loại gỗ tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa mà vẫn giữ được sự ổn định, độ bền phải từ 10 năm trở lên thì mới có thể được xếp vào danh sách các loại gỗ tự nhiên ngoài trời. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê ra những loại gỗ tự nhiên ngoài trời tốt nhất có thể sử dụng được ở điều kiện khí hậu tại Việt Nam.
Danh sách các loại sàn gỗ tự nhiên chịu nước tốt nhất hiện nay
1. Gỗ Teak: còn có tên gọi khác là gỗ Giả Tỵ phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Dương: Việt Nam, Lào, Myanmar và một số vùng ở Nam Phi, Nam Mỹ. Gỗ Teak có thớ gỗ to nhưng mịn và dai, gỗ cũng ít thấm nước nên có độ ổn định cao; ngoài ra trong bản thân gỗ có chứa tinh dầu tự nhiên giúp chống chọi lại các vi sinh vật gây hại như nấm mốc, mối mọt. Theo kinh nghiệm của Mộc Phát , để đảm bảo thời gian sử dụng được lâu dài thì nên chọn Teak Myanmar hoặc Lào để sử dụng cho các hạng mục gỗ ngoài trời:
Teak Myanmar (Teak Miến Điện): là loại có giá trị cao nhất trong các dòng gỗ Teak, gỗ Teak Myanmar là cây gỗ được khai thác từ rừng nguyên sinh có tuổi đời hàng trăm năm (đa số các loại Teak khác được khai thác từ rừng trồng theo chuẩn FSC có tuổi đời từ 20-40 năm). Vì là cây cổ thụ lâu năm cho nên mắt của gỗ hầu như đã tiêu hết; gỗ nặng, cứng hơn những loại khác, độ ổn định gần như tuyệt đối.
Gỗ Teak Myanmar có màu vàng sậm hơn những loại Teak khác, lượng tinh dầu tự nhiên trong gỗ tự tiết ra rất nhiều nên trong quá trình sử dụng gặp trời nắng thì gỗ có màu vàng óng ánh, trời mưa gỗ chuyển sang màu vàng xám. Ngoài ra còn có những đường vân đen nhỏ mịn chạy dọc do cây hấp thụ muối khoáng của vùng đất Miến Điện tạo nên. Đó chính là những điểm độc đáo khác biệt tạo nên giá trị của Teak Myanmar so với phần còn lại. Tuy nhiên thì cũng chính vì giá trị cao mà số lượng ngày càng khan hiếm cho nên gỗ Teak Myanmar có giá rất đắt. Sử dụng Teak Myanmar có chi phí đầu tư lớn nên chỉ phù hợp ở những villa, penthouse triệu đô hoặc những công trình thật sự đẳng cấp.
Teak Lào: Độ bền và độ ổn gỗ Teak Lào đứng thứ 2 chỉ sau Teak Myanmar, chi phí đầu tư cũng ở mức hợp lý và vừa phải hơn. Muốn sử dụng gỗ Teak Lào ngoài trời có tuổi thọ trên 10 năm thì phải chọn những cây có tuổi đời từ 30 năm trở lên, cây càng già gỗ sẽ đanh chắc, và có độ ổn định cao hơn, hạn chế được vấn đề cong vênh, co ngót khi tiếp xúc mưa nắng.
Gỗ Teak Lào có màu vàng tươi hơn so với Teak Myanmar nhưng vẫn sẫm màu hơn so với gỗ Teak Nam Phi, chọn những cây gỗ Teak Lào trên 30 năm tuổi sẽ thu được ván thành phẩm có mặt rộng, ít mắt gỗ, tăng tỷ lệ lõi và giảm bớt tỷ lệ dác gỗ; dác bám mỗi bên biên của ván thành phẩm Teak Lào ngoài trời chỉ nên tối đa 5mm, bởi vì phần dác gỗ này vẫn có khả năng bị mối mọt xâm hại.
2. Gỗ sao đen: Sao đen là cây gỗ lớn, rắn chắc và không bị mối mọt, trong gỗ có tinh dầu bảo quản tự nhiên giúp gỗ có thể chịu được nắng mưa. Do là gỗ cứng, thớ gỗ dọc thân nên trong quá trình ngậm và nhả nước xảy ra liên tục khi sử dụng ngoài trời nên tỷ lệ nứt chân chim dọc theo thớ gỗ tương đối nhiều, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng tới độ bền của gỗ.
Trên thị trường hiện nay chất lượng tốt và ổn định nhất là gỗ Sao đen của Nam Mỹ, độ bền gỗ Sao đen Nam Mỹ không hề kém cạnh so với Teak Lào và giá thì rẻ hơn đôi chút so với Teak Lào.
3. Gỗ tự nhiên biến tính: biến tính gỗ là các phương pháp xử lý để tác động nhằm thay đổi cấu trúc của gỗ giúp tăng độ bền, chống mối mọt cong vênh, tăng khả năng chịu nước chịu lửa. Gỗ dùng để biến tính thông thường là các loại gỗ mềm và gỗ cứng của Bắc Mỹ và Châu Âu. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công nghệ biến tính gỗ khác nhau, nhưng Mộc Phát chỉ nêu ra ở đây 2 loại phổ biến dưới đây:
Gỗ Thermo wood: còn gọi là gỗ biến tính nhiệt hoặc gỗ carbon hoá, có nguồn gốc từ Phần Lan hiện nay thì rất phổ biến ở các nước Châu Âu. Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ từ 160-280 độ C trong môi trường có vật chất bảo vệ như hơi nước, khí trơ hoặc không khí ít oxy. Gỗ sau khi gia nhiệt sẽ được nén dưới áp lực cao. Gỗ xử lý bằng công nghệ Thermo có màu chuyển sau nâu nhạt, thời gian sử dụng lên đến 20 năm ở điều kiện ngoài trời. Gỗ Thermo nhập khẩu từ Phần Lan là loại có chất lượng ổn tốt nhất nếu đem so sánh giữa gỗ Thermo với gỗ Teak Lào đạt tuổi đời trên 30 năm thì độ bền và độ ổn định của gỗ Teak Lào vẫn nhỉnh hơn đôi chút, trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là 2 loại Thermo Ash và Thermo Pine
Gỗ Thermo Ash: Nguyên liệu dùng để xử lý biến tính là gỗ Ash (tần bì) nên còn được gọi là tần bì biến tính. Thermo Ash cũng rất được các kiến trúc sư ưa chuộng vì có vân đẹp, tông màu hiện đại. Giá của gỗ Thermo Ash thấp hơn một ít so với gỗ Teak Lào
Gỗ Thermo Pine: gỗ được dùng để biến tính là Pine (gỗ thông), gỗ thông biến tính Thermo Pine tương đối mềm, có trọng lượng nhẹ, phôi gỗ dài nên được lựa chọn nhiều ở hạng mục ốp tường, trần bancon, lam chắn nắng, giàn pergola... Nếu đem so với Thermo Ash thì gỗ Thermo Pine có độ bền thấp hơn, và giá cũng rẻ hơn
Gỗ Accoya: Đây là một thương hiệu gỗ biến tính của tập đoàn Accsys có nhà máy đặt tại Hà Lan. Gỗ Accoya được sản xuất từ gỗ rừng trồng được chứng nhận FSC. Công nghệ sản xuất gỗ Accoya có thể coi là công nghệ biến tính gỗ tốt nhất hiện nay, phương pháp này tên là Acetylation hay có thể hiểu là Acetyl hoá để biến đổi cấu trúc của gỗ về mặt hoá học, gỗ sau khi được biến tính có độ cứng tăng lên rất nhiều, chống mối mọt, ổn định về kích thước, không co ngót giãn nở. Gỗ Accoya được mệnh danh là “gỗ kim cương” bởi vì độ bền rất đáng kinh ngạc, không hề kém cạnh so với gỗ Teak Myanmar, có thể sử dụng 50 năm ở ngoài trời và 25 năm nếu ở dưới mặt đất. Gỗ Accoya màu trắng ngà, khi ngửi có mùi của giấm, hiện nay gỗ Accoya có giá tương đương với gỗ Teak Myanmar.
Ngoài ra Mộc Phát còn có vài vấn đề lưu ý với các bạn khi lắp đặt và sử dụng sàn gỗ tự nhiên ngoài trời :
Gỗ tự nhiên sử dụng trong các hạng mục gỗ ngoài trời đặc biệt là sàn gỗ ngoài trời thì phải có độ dày từ 20mm trở lên. Nên sử dụng khung xương bằng inox 304 thay vì khung xương sắt, gỗ hoặc nhựa; bởi vì khung xương là vị trí tiếp xúc với nước và hơi ẩm phía dưới sàn, khung xương có tác dụng nâng đỡ sàn nên phải chắc chắn tránh tình trạng gỗ chưa hỏng mà khung xương đã hỏng
Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên ngoài trời tốt nhất nên có một khoảng hở khoảng 20-30mm giữa sàn bê tông và sàn gỗ, và giữa các thanh ván phải có khoảng hở 5mm để giúp cho hơi ẩm phía dưới sàn được lưu thông tốt hơn giúp kéo dài tuổi thọ của gỗ.
Trong quá trình sử dụng gỗ tự nhiên ngoài trời sẽ xảy ra hiện tượng nứt chân chim nhiều hay ít tuỳ vào loại gỗ, tuy nhiên thì đây là điều bình thường và không ảnh hưởng tới độ bền của gỗ
Tùy vào vị trí sử dụng, khu vực nắng ít hay nhiều mà gỗ tự nhiên ngoài trời sẽ dần dần chuyển sang màu xám bạc. Có nhiều khách hàng thích màu bạc này của gỗ, một số lại không. Trường hợp này chúng ta có thể sử dụng hệ dầu lau Osmo (nhập khẩu từ Đức) dành cho gỗ ngoài trời để bảo dưỡng định kỳ 01-02 năm/lần giúp giữ màu tự nhiên cho gỗ hoặc có thể lên màu tuỳ thích.
Nếu bạn đã trót yêu vẻ đẹp mộc mạc của gỗ tự nhiên thì hãy chiều nó thêm một chút nhé. Mộc Phát tin chắc là nó sẽ không làm bạn thất vọng !
CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG MỘC PHÁT
Hotline : 0362.693.777
Địa chỉ : 790/7/6 Quang Trung, P8, Q Gò Vấp, TP.HCM
Website: www.mocphat.vn