1. Dòng sự kiện:
  2. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Kết quả kinh doanh

Quy trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra thất thoát, lãng phí

(Dân trí) - Chỉ ra nhiều vụ lãng phí gây hậu quả lớn hơn cả tham ô, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm trong trường hợp không xử lý hành vi lãng phí tại Dự thảo luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Sáng nay 4/11, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Báo cáo thẩm tra việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng: Năm nay, kỷ luật tài chính, minh bạch hoá chi tiêu của ngân sách Nhà nước (NSNN) và đầu tư công được nâng lên.

Việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN, kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ năm 2013 đã được thực hiện sớm theo quy định của Luật NSNN, tạo điều kiện để các bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện ngay từ đầu năm và chủ động trong sử dụng kinh phí được giao, hạn chế lãng phí do chậm triển khai nhiệm vụ.

Trong sử dụng NSNN, ngoài tiết kiệm 10% chi thường xuyên tạo nguồn cải cách tiền lương, các bộ, ngành, địa phương còn thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại của 7 tháng cuối năm 2013, với số tiền khoảng 3.080 tỷ đồng.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển (ảnh: Việt Hưng).

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn, khả năng thu NSNN không đạt dự toán nhưng theo đánh giá của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế lớn và tăng cao đột biến ở một số địa phương, ảnh hưởng đến công tác điều hành ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, chi NSNN còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm có lúc, có nơi còn để xảy ra lãng phí, chi chuyển nguồn lớn và không giảm, gây lãng phí ngân sách. Công tác quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng sử dụng ngân sách sai mục đích, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định .

Và “mặc dù có chuyển biến, song lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn là điểm đáng chú ý, tình trạng phê duyệt dự án vượt quá khả năng cân đối vốn, khởi công mới, bố trí vốn dàn trải, thi công kéo dài dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản lớn nhưng chưa được xử lý, khắc phục triệt để, gây lãng phí còn diễn ra ở một số địa phương”, chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

Trước tình hình đó, góp ý cho dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm trong trường hợp không xử lý hành vi lãng phí ngay tại tại Dự thảo luật.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh sửa theo hướng quy định cụ thể trách nhiệm trực tiếp, liên đới trong từng trường hợp vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trách nhiệm trong công khai, xử lý thông tin phát hiện lãng phí, xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. Đặc biệt, các nhà soạn luật cũng đã bổ sung vào dự thảo luật trách nhiệm và chế tài xử lý đối với người có thẩm quyền không xử lý các hành vi vi phạm Luật nhằm bảo đảm tính khả thi cũng như tính nghiêm minh của pháp luật, khắc phục tình trạng có sai phạm mà không bị xử lý.

Về trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, một số ý kiến đề nghị, cần quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Luật hiện hành quy định trách nhiệm cụ thể của một số bộ, việc quy định này dẫn tới vừa không bao quát hết trách nhiệm của các bộ liên quan, vừa thừa vì nội dung đã được quy định tại Chương I của Luật và quy định trong chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thuộc Chính phủ trong Luật Tổ chức Chính phủ.

Do đó, để khắc phục bất cập của Luật hiện hành về quy định trách nhiệm của bộ, ngành, dự thảo luật chỉ quy định rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính (Điều 68) là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất triển khai hướng dẫn các quy định của Luật, còn trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định tại Điều 69 của Dự thảo luật.

Còn về trách nhiệm do ban hành chính sách gây lãng phí, một số ý kiến đề nghị cần quy định trách nhiệm trong ban hành chính sách không phù hợp, gây lãng phí; chậm ban hành hoặc cố tình ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ không đảm bảo tính khoa học, không phù hợp với thực tiễn hoặc bất hợp lý nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo đã thống nhất bổ sung quy định về hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chế tài xử lý. Ngoài ra, liên quan đến việc ban hành chính sách gây lãng phí, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có quy định và Chính phủ có Nghị định số 40 quy định việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, như: xử lý trách nhiệm đối với tập thể, trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định nên không quy định tại luật này.

Nguyễn Hiền
 
Tỷ phú Buffett và những lời đồn quanh núi tiền mặt 40 tỷ USD