Quả vải được sang Mỹ: “Niềm vui mới, nỗi lo cũ”

(Dân trí) - Theo các chuyên gia kinh tế: “Cánh cửa rộng nhưng thách thức lớn”, quả vải cần 1 chiến lược xuất khẩu toàn cầu để không chỉ gây dựng mà còn giữ vững được thị trường.

Bộ Nông Nghiệp Mỹ vừa quyết định cho phép nhập khẩu quả Vải và Nhãn tươi từ Việt Nam vào thị trường này. Đây là cơ hội và niềm vui mới cho loại trái cây đặc sản của Việt Nam, nhưng theo các chuyên gia kinh tế: “Cánh cửa rộng nhưng thách thức lớn”, quả Vải cần 1 chiến lược xuất khẩu toàn cầu để gây dựng và giữ vững thị trường.

Quả vải được sang Mỹ: “Niềm vui mới, nỗi lo cũ”
Vui vì có thêm thị trường, nhưng cần nhiều giải pháp để người trồng vải tham gia trong sân chơi lớn.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Quả vải được sang Mỹ: “Niềm vui mới, nỗi lo cũ”
* Bộ trưởng Thăng không tin kết quả thử nghiệm đường bay thẳng
* Chẳng lẽ đi mua bia lại phải mang CMTND?
* Hai sàn đảo chiều tăng, dân mua cổ phiếu vớ bẫm?
* Mục sở thị “trợ lý” thân cận của các đại gia

Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, quả Vải và Nhãn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh - an toàn thực phẩm như phải được trồng ở vùng đăng ký và được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam theo dõi, đảm bảo không có mầm bệnh; trước khi xuất khẩu phải được chiếu xạ chống ký sinh trùng; mỗi lô hàng phải có chứng chỉ về an toàn thực phẩm của cơ quan Việt Nam và chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ... mới được phép xuất khẩu vào Mỹ. 

Đặc biệt, các loại vải, nhãn cũng phải chịu các quy định ngặt nghèo liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đây là một trong những quy định rất ngặt nghèo nhất của Mỹ đặt ra đối với các hàng hóa nông sản của các nước vào thị trường này.

Hiện, Mỹ đang là thị trường rất tiềm năng đối với hoa quả Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam đã có đặc sản là Thanh long ruột đỏ đã được người tiêu dùng chấp nhận và có đăng ký chỉ dẫn địa lý. Theo số liệu thống kê 7 tháng đầu năm 2014 của Bộ Công Thương, Mỹ là thị trường xuất khẩu hoa quả và rau lớn thứ  4 Việt Nam với 30 triệu USD, đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tốc độ tăng XK vào thị trường này chỉ 9% so với cùng kỳ, đây là mức thấp nhưng giá trị lại cao so với sự tăng trưởng nhanh vào các thị trường khác như Nga, Hà Lan… 

Theo lý giải từ Cục Xúc tiến Bộ Công Thương Các mặt hàng XK vào Mỹ vừa qua chủ yếu hạn chế do ít mặt hàng được phép, chủ yếu là Thanh Long và Sầu riêng, Nho… Tuy nhiên, đây cũng là thị trường mang lại giá trị cao do tỷ giá tiền đồng thấp và sức tiêu dùng của người dân Mỹ hơn các thị trường EU, Nhật Bản.

Tuy nhiên, trong bối cảnh quả vải có tính chất mùa vụ, xuất khẩu ở dạng thô sơ tiểu ngạch, đặc biệt là việc chăm sóc, thu hoạch thủ công hiện nay khiến nguy cơ mất thị trường này trở nên thường trực. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa: “Thị trường Mỹ và người tiêu dùng Mỹ rất khó tính, họ mở thì cửa rất rộng nhưng cũng đòi hỏi đối tác của mình rất nhiều yêu cầu, trong đó đặc biệt là an toàn thực phẩm theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đang được áp dụng đối với các nước thành viên của WTO, quy định về nhãn mác thương hiệu, bao bì và quy tắc xuất xứ đối với hoa quả xuất khẩu... 

Nếu DN Việt Nam không đáp ứng được quy định họ sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt, khi đó chúng ta sẽ đánh mất thị trường và cơ hội quay trở lại sẽ rất khó. Điều quan trọng nhất lúc này chính là xây dựng chỉ dẫn địa lý cho quả vải, thực hiện tiêu chuẩn GAP trong nuôi trồng, đóng gói và xuất khẩu. Cần xây dựng chuỗi cung ứng, sản xuất và xuất khẩu sạch để gây dựng niềm tin, giữ vững thị trường”.

Hiện, Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu hoa quả lớn cho các trái cây của Thái Lan, Úc, Niudilan và các nước Châu Âu. Chính vì thế, việc cạnh tranh với hàng hóa cao cấp, có thương hiệu và quy trình sản xuất an toàn rất cần có chiến lược và chính sách phù hợp để quả Vải không mắc phải các rào cản pháp lý. Tuy nhiên, khi vào Mỹ, quả vải của Việt Nam cũng phải đối đầu với rất nhiều vấn đề, trong đó có việc cạnh tranh với các loại hoa quả của các nước khác đã “ăn sâu, bám rễ” tại thị trường này.

Vụ mùa năm 2014, quả vải gánh chịu nhiều tổn thất do các doanh nghiệp Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu vải Việt Nam sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Các DN xuất khẩu vải đã phải tìm đường xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan hay Nhật Bản nhưng số lượng hạn chế và không giải quyết được triệt để bài toán đầu ra cho trái cây đặc thù này.

Nguyễn Tuyền
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”