1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Quá khan hiếm thịt lợn, Trung Quốc bùng nổ xu hướng ăn thịt giả

(Dân trí) - Do dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung cấp thịt lợn cho đất nước đông dân nhất thế giới này ngày càng khan hiếm, mà nhu cầu tiêu thụ thịt lại rất cao. Vì vậy, “thịt giả” đang trở thành một phương án thay thế.

Quá khan hiếm thịt lợn, Trung Quốc bùng nổ xu hướng ăn thịt giả - 1
Theo nghiên cứu Fitch Solutions, nhu cầu của người Trung Quốc đối với “thịt giả” ngày càng cao trong bối cảnh người dân hoang mang khi thị trường nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu về thịt lợn.

Ở một đất nước mà thịt lợn là món ăn chính, dịch tả lợn châu Phi đã làm giảm mạnh nguồn cung thịt, theo báo cáo phát hành tháng 9 của Fitch.

Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc cho biết, dịch tả lợn châu Phi là một bệnh nhiễm virut rất dễ lây lan và gây tử vong, chính vì vậy Trung Quốc đã phải tiêu hủy khoảng 1,17 triệu con trong nước.

Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ thịt lợn cao nhất thế giới và cũng là nơi sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới năm 2018, theo dữ liệu công ty Statista.

Báo cáo của Fitch nói rằng, khi nguồn cung giảm dần, có thể cần nhập khẩu nhiều thịt lợn hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, cần nghiên cứu và khuyến khích các phương án mới để gia tăng nguồn cung cấp thịt.

“Thịt giả” là một lựa chọn.

Năm 2018, ngành công nghiệp thịt có nguồn gốc từ thực vật ở Trung Quốc trị giá 910 triệu USD - tăng 14,2% so với một năm trước đó, theo báo cáo của Viện Thực phẩm có trụ sở tại Mỹ.

Simon Powell, một nhà nghiên cứu tại ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ Jefferies cho biết, dịch tả lợn châu Phi sẽ là cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp thịt thay thế ở Trung Quốc. Căn bệnh này có thể khiến thị trường thịt lợn Trung Quốc giảm 20 triệu tấn. Với mức giảm này, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng thịt thay thế.

Quá khan hiếm thịt lợn, Trung Quốc bùng nổ xu hướng ăn thịt giả - 2
Môi trường, sức khỏe và truyền thống ẩm thực

Một yếu tố khác đằng sau xu hướng “thịt giả” là ẩm thực Trung Quốc. Đó là bởi vì “thịt giả” làm từ thực vật, đậu phụ hoặc lúa mì, đã được sử dụng trong các món ăn truyền thống Trung Quốc.

Trên thực tế, một số người nói rằng người Trung Quốc đã bắt đầu ăn “thịt giả” ngay từ thời nhà Đường, hơn một ngàn năm trước. Đây có thể được xem là bước tiếp trong truyền thống lâu đời ở quốc gia này.

Tuy nhiên, Fitch cũng lưu ý đến các vấn đề về môi trường, đạo đức và sức khỏe khi ăn “thịt giả”.

Nhu cầu thịt của Trung Quốc từ trước đến này đều rất cao. Năm 2018, quốc gia này chiếm khoảng 46% tổng lượng tiêu thụ thịt lợn thế giới, theo dữ liệu của OECD.

Thùy Dung

Theo CNBC

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm