1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Phân khúc cao cấp - Hướng đi của các ngành hàng truyền thống

Giành thứ hạng cao hơn trên bảng xếp hạng những quốc gia xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới là chưa đủ mà chúng ta còn cần phải nhanh chóng bước chân vào phân khúc cao cấp với những thương hiệu mạnh, đủ sức định vị được cái tên Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngành hàng truyền thống Việt Nam: Vẫn chỉ vẻn vẹn trong hai chữ “tiềm năng”

Việt Nam vốn là một đất nước đi lên từ nông nghiệp được đánh giá cao với tiềm năng phát triển và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy hải sản. Tuy nhiên, cho đến giờ, dường như thực lực của chúng ta vẫn vẻn vẹn nằm trong hai chữ “tiềm năng” chứ chưa tìm thấy hướng đi dài hạn để phát huy được những giá trị thực sự. Điểm mặt một số ngành hàng truyền thống có thế mạnh phát triển và xuất khẩu ở nước ta, trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng thì có thể kể đến cà phê, hồ tiêu, gạo, chè, hạt điều...

Vậy nhưng, các mặt hàng này mới chỉ đạt được chỉ tiêu về lượng chứ chưa đạt được tiêu chí về chất. Cụ thể là tuy lượng xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới (xuất khẩu cà phê đứng thứ 2, gạo đứng thứ 3, chè đứng thứ 5 năm 2014) nhưng chủ yếu là các sản phẩm thô, chưa qua tinh chế. Việc chỉ chú trọng vào phân khúc đại trà khiến các sản phẩm của chúng ta chịu nhiều thiệt thòi, dễ bị chèn ép về nhiều mặt. Việt Nam chưa có những thương hiệu đủ vững vàng để bước chân vào phân khúc cao cấp giúp định vị chất lượng sản phẩm của chúng ta trên thị trường nông sản thế giới.

Nông sản Việt Nam mới chỉ đạt “lượng” chứ chưa đạt “chất”, còn thiếu những cái tên giúp chúng ta bước chân vào phân khúc sản phẩm cao cấp
Nông sản Việt Nam mới chỉ đạt “lượng” chứ chưa đạt “chất”, còn thiếu những cái tên giúp chúng ta bước chân vào phân khúc sản phẩm cao cấp

Không chỉ vậy, dự đoán về thị trường thế giới giai đoạn 2015-2019 còn mang đến cho Việt Nam nhiều mối lo toan khi hai mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của chúng ta là gạo và cà phê lại không mấy khả quan khi sụt giảm cả về sản lượng và giá bán. Điểm sáng duy nhất lại đến từ ngành chè với nhiều tín hiệu đáng mừng.

Theo nghiên cứu mới nhất được công ty nghiên cứu thị trường quốc tế hàng đầu Global Research & Data Services công bố, ngành chè thế giới dự kiến tăng trưởng ở mức 5,8% giai đoạn 2015-2019.

Thị trường nông sản thế giới biến động và cơ hội cho ngành chè Việt Nam trở mình

Diễn biến của thị trường nguồn cung thế giới cũng đang theo chiều hướng có lợi cho Việt Nam. Cụ thể, khô hạn kéo dài ở Kenya và Ấn Độ khiến sản lượng xuất khẩu của hai quốc gia đứng thứ 1 và thứ 4 thế giới này có nguy cơ sụt giảm trong khi nguồn cầu vẫn không ngừng gia tăng, đặc biệt là Mỹ - thị trường tiêu thụ chè thứ 2 trên thế giới - đang duy trì mức tăng trưởng đều ở con số 43% khiến giá chè thế giới tăng cao.

Tình hình thị trường chè thế giới đang nghiêng về hướng có lợi cho Việt Nam
Tình hình thị trường chè thế giới đang nghiêng về hướng có lợi cho Việt Nam

Trước tình hình này, ông Nguyễn Hữu Hiếu - Giám đốc Công ty CP đầu tư Bình Hưng, đơn vị sở hữu thương hiệu trà cao cấp Btea - nhận định: “Những thay đổi của thị trường chè thế giới trong giai đoạn tiếp theo chính là cơ hội vàng để ngành chè Việt Nam trở mình. Vươn lên nắm giữ thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng những quốc gia có sản lượng chè xuất khẩu lớn nhất thế giới là chưa đủ mà chúng ta còn phải nhanh chóng bước chân vào phân khúc trà cao cấp với những thương hiệu mạnh đủ sức định vị được cái tên Việt Nam trên trường quốc tế.”

Việt Nam là một trong 5 nhà cung cấp trà hàng đầu thế giới, xuất khẩu đến hơn 120 vùng lãnh thổ nhưng sản phẩm của chúng ta mới chỉ dừng lại ở mức sơ chế đóng gói chứ chưa sản xuất được trà thành phẩm giá trị cao. Chính vì vậy, thương hiệu Btea ra đời mang theo tham vọng trở thành một thương hiệu trà uy tín tiên phong tiến ra thị trường thế giới. Đảm bảo chất lượng đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính song song với việc xây dựng thương hiệu và chiến lược truyền thông thích hợp đang là hướng đi đúng đắn của Btea.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Chương - Cố vấn Thẩm định chất lượng của thương hiệu trà quà tặng cao cấp Btea - nhận định: “Đầu tư chiều sâu để làm ra những sản phẩm chất lượng và đẳng cấp chính là lối đi phù hợp nhất cho ngành trà Việt Nam ở thời điểm hiện tại”.

Thương hiệu trà Btea nói riêng và ngành chè Việt Nam nói chung có ưu thế khi sở hữu những vùng chè đặc trưng, là một trong những cái nôi của ngành chè thế giới. Được đầu tư kỹ lưỡng về máy móc, quy trình sản xuất đáp ứng được yêu cầu kiểm định ngặt nghèo của những thị trường khó tính, tin rằng Btea đã từng bước đạt được yếu tố “cần”. Còn yếu tố “đủ” chính là chiến lược xây dựng thương hiệu và truyền thông bài bản, mạng đậm nét văn hóa và truyền thống của Việt Nam nhưng vẫn phù hợp với thị hiếu của người nước ngoài.

Btea tham vọng trở thành đơn vị tiên phong đưa ngành chè Việt Nam tiến ra thế giới
Btea tham vọng trở thành đơn vị tiên phong đưa ngành chè Việt Nam tiến ra thế giới

Có lẽ chẳng bao lâu nữa, thế giới sẽ biết đến hàng nông sản Việt Nam không chỉ với thương hiệu cà phê Trung Nguyên mà còn là một thương hiệu trà cao cấp mà Btea là đại diện tiên phong. Tuy rằng so với các nước đại gia xuất khẩu chè khác thì bước chuyển biến này còn chậm chạp nhưng đã đánh dấu những động thái tích cực của chúng ta.

Hi vọng rằng không chỉ dừng lại ở thị trường cà phê hay trà, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ còn được chào đón nhiều cái tên đại diện cho những mặt hàng truyền thống khác.

PV