1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

PGBank chưa phải là lựa chọn duy nhất của VietinBank

(Dân trí) - Về thông tin sáp nhập PGBank vào hệ thống, ông Thọ cho biết, mọi vấn đề vẫn đang trong quá trình xử lý nhưng chỉ khi nào VietinBank có công bố chính thức thì mới là phương án cuối cùng, còn những thông tin khác chỉ là tin đồn.

Chia sẻ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2015 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) sáng nay 23/1, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết: “Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có hướng tới xây dựng 1 - 2 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, có quy mô ngang tầm khu vực. Đây là nhiệm vụ khó. Tuy nhiên, theo ý muốn chủ quan của mình, Ngân hàng Nhà nước muốn xây dựng VietinBank và Vietcombank trở thành ngân hàng có quy mô ngang tầm khu vực”.

Theo đó, Thống đốc Bình cho hay, Ngân hàng Nhà nước có hướng để VietinBank tham gia tích cực quá trình tái cơ cấu hệ thống. Ông Bình nói: “Việc tham gia xử lý một ngân hàng yếu kém là Ngân hàng Nhà nước nhờ. Những ngân hàng tham gia vào quá trình này sẽ không bị thiệt thòi gì về mặt tài chính, vì đã là ngân hàng cổ phần rồi. Cái mà Ngân hàng Nhà nước cần, đó là sự tham gia của VietinBank dưới góc độ con người, quản trị, uy tín của hệ thống. Do vậy, VietinBank cần chuẩn bị nguồn lực để tham gia vào quá trình này”.

Cũng theo phân tích của ông Bình, tham gia tái cơ cấu, ngân hàng cũng có cái lợi, đó là nhanh chóng mở rộng quy mô. Bởi khi VietinBank tham dự vào xử lý một ngân hàng thì bao nhhiêu chi nhánh của ngân hàng đó sẽ là của VietinBank.

“Bây giờ, nếu có phấn khởi thì Ngân hàng Nhà nước cũng không thể chấp nhận cho ngân hàng thành lập mấy chục cái chi nhánh trong một năm, nhiều nhất cũng chỉ 2 - 3 điểm giao dịch là cùng. Trong khi sáp nhập ngân hàng khác thì chỉ sau 1 ngày, VietinBank có thể có thêm mấy chục, mấy trăm điểm giao dịch mới”, Thống đốc nhấn mạnh.

PGBank liệu có về một nhà với VietinBank?
PGBank liệu có "về một nhà" với VietinBank?
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  
 
Đề cập tới vấn đề tái cơ cấu, Tổng giám đốc VietinBank Lê Đức Thọ khẳng định sẽ tích cực tham qua vào quá trình tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

“Đây là cơ hội để tìm kiếm thị trường cũng là điều kiện cần thiết để tái cấu trúc lại hệ thống, nâng cao năng lực quản trị chung của toàn hệ thống. Thực tế, đây vừa là yêu cầu, vừa là cơ hội nhưng ngân hàng phải đối mặt với nhiều vấn đề cần phải xử lý của hệ thống”, ông Thọ cho hay.

Về thông tin sáp nhập PGBank vào hệ thống, ông Thọ cho biết, hiện mọi vấn đề vẫn đang trong quá trình xử lý và sẽ công bố thông tin vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, chỉ khi nào VietinBank có công bố chính thức thì mới là phương án cuối cùng, còn những thông tin khác chỉ là tin đồn.

“Với PGBank, chúng tôi sẽ tìm kiếm và nghiên cứu đầy đủ yêu cầu của quá trình tái cơ cấu với những cơ hội và vấn đề cần phải xử lý một cách đầy đủ. Trên cơ sở đã nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề xuất với Ngân hàng Nhà nước phương án tham gia một cách phù hợp”, ông Thọ nói.

Thông tin tại hội nghị cho biết, năm 2014, lợi nhuận trước thuế (chưa hợp nhất, chưa kiểm toán) của VietinBank là 7.300 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch đại hội đồng cổ đông. Trong đó, thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị tuyệt đối tăng 13% so với năm 2013 và tỷ trọng trên tổng thu nhập tăng đạt mức 10%. Tổng tài sản tính đến 31/12/2014 đạt 660.000 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2013 và đạt 103% kế hoạch đại hội đồng cổ đông năm 2014.

Theo ông Thọ, hoạt động kinh doanh của các công ty con và chi nhánh nước ngoài có nhiều chuyển biến tích cực và kinh doanh đều có lãi với tổng lợi nhuận trước thuế đạt 288 tỷ đồng. Chi nhánh Lào đạt lợi nhuận trước thuế là 2,5 triệu USD, tăng trưởng 127% so với năm 2013.

“Năm 2015, VietinBank sẽ hoàn thiện để đưa ngân hàng con tại Lào vào hoạt động. Hiện ngân hàng đang làm việc với Bộ Kế hoạch và đầu tư để hoàn tất thủ tục. Dự kiến, đến quý II/2015 sẽ đưa ngân hàng con tại Lào đi vào hoạt động”, ông Thọ cho biết.

Do đó, năm 2015, VietinBank đặt chỉ tiêu tổng tài sản tăng tối thiếu 15%. Nguồn vốn huy động tăng 13 - 15%, dư nợ tín dụng tăng 13 - 15%; nợ xấu dưới 3%, lợi nhuận tương đương năm 2014 hoặc cao hơn…

Nguyễn Hiền
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”