1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

ĐBSCL:

Nông dân miền Tây nhấp nhổm trên đống lúa

(Dân trí) - Giá lúa giảm và tình hình doanh nghiệp bỏ cọc không chỉ diễn ra trên phạm vi hẹp. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thực sự đứng ngồi không yên khi lúa chất lượng cao cũng khó bán vì trục trặc với công ty thu mua.

Lúa chín đầy đồng, chất đầy bãi nhưng người nông dân đứng ngồi không yên
Lúa chín đầy đồng, chất đầy bãi nhưng người nông dân đứng ngồi không yên
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Thủ tướng Malaysia: Hệ thống liên lạc của MH370 bị vô hiệu hóa

* Hà Nội tính thu hồi dự án của TSQ, HUD

* TS Alan Phan: "Ghét ai thì xúi người ta mở nhà hàng"

* "Malaysia kết luận máy bay MH370 bị không tặc"

Mấy ngày nay nông dân xã Hậu Mỹ Trinh như ngồi trên đống lửa vì lúa chất lượng cao Jasmine 85 giá xuống thấp bất thường.

Trong đó, hợp tác xã (HTX) Hậu Mỹ Trinh ký hợp đồng với Công ty Lương thực Tiền Giang cũng không bán được lúa vì không thỏa thuận được giá cả.

Nhiều nông dân phản ánh, công ty cố tình thu mua nhỏ giọt khiến lúa chín rục ngoài đồng.

Ông Dương Quốc Dũng, canh tác 4 ha lúa Jasmine 85 ở ấp Mỹ Trinh A, xã Hậu Mỹ Trinh bức xúc: “Từ đầu vụ chính quyền địa phương vận động tôi làm lúa chất lượng cao rồi ký hợp đồng với Công ty Lương thực Tiền Giang. Tới thời điểm thu hoạch tôi kêu người của công ty lại thu mua nhưng không thấy đâu nên đành phải thu hoạch vì lúa chín rục ngoài đồng. Tôi thu đợt đầu 2 ha được 17 tấn rồi chở lúa về nhà mướn nhân công phơi. Còn lại 2 ha chuẩn bị thu hoạch tôi và mấy hộ dân ở địa phương la um sùm lên thì người của công ty mới đến thỏa thuận mua với giá 5.000 đồng/kg lúa tươi”.

Theo ông Dũng, khi giá lúa liên tục xuống thấp, công ty mua nhỏ giọt nên là dịp để thương lái địa phương ép giá nông dân. Vì vậy, sau vụ này nhiều hộ dân nói sẽ kiên quyết không ký hợp đồng với công ty nữa.

Còn ông Lê Văn Nê (cùng ngụ ấp Mỹ Trinh A) thì bức xúc: “Lúc đầu còn 2 ngày nữa cắt công ty hứa mua 5.000 đồng/kg ngay tại đồng nhưng tới khi cắt xong họ đến lại nói mua chỉ 4.950 đồng/kg không bán thì sẽ không thu mua. Mặc dù trước đó tôi đã ký hợp đồng với công ty trồng lúa chất lượng cao bán theo giá thỏa thuận nhưng phải bấm bụng chịu ép giá vì cần tiền trả vật tư, chuẩn bị cho vụ mới”.

Vụ đông xuân năm nay, nông dân xã Hậu Mỹ Trinh sản xuất 290 ha giống lúa chất lượng cao Jasmine 85 được ký hợp đồng với Công ty Lương thực Tiền Giang.

Ông Đặng Hải Trân, Chủ tịch UBND xã Hậu Mỹ Trinh cho biết: “Công ty đã thu mua lúa của dân theo hợp đồng nhưng do lúa xuống thấp, tiến độ thu mua có chậm. Lúc đầu công ty đánh tỷ lệ tạp chất khi cho rằng lúa dơ nên trừ 2 đến 3% theo hợp đồng trong khi thương lái ở ngoài không trừ nên dân bức xúc nên một số hộ đã bán cho thương lái ở ngoài. Việc thu mua giữa công ty và người dân gặp một số trục trặc khi lúa liên tục rớt giá gây khó khăn không ít cho việc vận động người dân sản xuất lúa chất lượng cao trong những vụ tới”.

Ngay sau khi có thông tin công ty chậm trễ thu mua, lúa chín rục ngoài đồng, lãnh đạo Công ty Lương thực Tiền Giang trực tiếp ra đồng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thu mua.

Ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cho biết: “Hiện công ty đang đẩy nhanh tiến độ thu mua theo hợp đồng đã ký kết với nông dân. Việc thu mua đầu vụ thu hoạch chậm là do lúa vụ này chất lượng không cao, còn lẫn nhiều tạp chất nên việc thỏa thuận giá giữa công ty và bà con nông dân còn gặp trục trặc”.

Theo ông Khiêm, hiện nay các cánh đồng đã thu hoạch rộ, công ty đẩy nhanh tiến độ thu mua theo giá thị trường và không trừ tạp chất nên giải quyết gút mắc giữa công ty và nông dân.

Minh Giang

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước