Những ông chủ doanh nghiệp "khủng" cầm tinh con rắn (P3)
(Dân trí) - Người tuổi Tỵ tỏ ra là những ông chủ nhanh nhạy, quyết đoán và độc lập trong lập nghiệp. Có những doanh nhân đang còn rất trẻ đã nắm trong tay nhiều doanh nghiệp, có những đại gia đình đám trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Những chủ doanh nghiệp tuổi Tỵ nổi tiếng
Ông Đỗ Văn Trắc (Quý Tỵ - 1953):
Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sacom
Ông Trắc được xem là thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp đời đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Gia nhập CTCP Đầu tư và Phát triển Sacom (SAM) từ năm 1993, sau 7 năm, ông chính thức giữ chức vụ Tổng giám đốc của công ty này.
Ngày 28/7/2000, cùng với REE, cổ phiếu SAM chào sàn TPHCM và đây cũng là phiên giao dịch đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ.
Sacom tiền thân là nhà máy Vật liệu Bưu điện II thành lập năm 1986, cổ phần hóa vào năm 1998 và niêm yết năm 2000 với mã chứng khoán SAM.
Vốn điều lệ ban đầu của SAM là 120 tỷ đồng, qua nhiều lần tăng vốn, đến nay đã lên con số 1.308 tỷ đồng. Với hơn 2 triệu cổ phiếu nắm giữ tại SAM, ông Trắc đang sở hữu 1,54% vốn của công ty này.
Ngoài ra, ông Trắc còn giữ vị trí chủ chốt tại một loạt doanh nghiệp khác: là Chủ tịch HĐQT CTCP Viễn thông Thăng Long (từ 2005-2/2008); Chủ tịch HĐQT CTCP Trường Phú (từ 9/8/2005-nay); Chủ tịch CTCP Cáp Sài Gòn (vừa tuyên bố giải thể từ tháng 1/8/2012); Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Sam Phú; Chủ tịch HĐQT Công ty liên doanh Cáp Taihan - Sacom; Chủ tịch HĐQT Sacom Tuyền Lâm và Chủ tịch Công ty TNHH MTV Dây và Cáp Sacom.
Đỗ Duy Thái (Quý Tỵ - 1953)
Chủ tịch HĐQT Thép Việt
Ông Thái bước chân vào lĩnh vực kinh doanh từ năm 26 tuổi tại cơ sở sản xuất sản phẩm cao su từ những năm 1980, trước khi chuyển qua kinh doanh thép mặc dù được đào tạo để thành nhà giáo.
Năm 1992, ông thành lập Thép Việt, sau đó là Thép Việt liên doanh. Ông còn thành lấp thêm hai công ty khác là Thép Tây Đô và Công ty sản xuất sản phẩm mạ Vigal.
Đến năm 1999, ông thành lập công ty thép Pomina, đến 2004 tiếp tục xây dựng Nhà máy Thép Việt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ công suất luyện 1,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 300 triệu. Tháng 6/2011, Thép Việt hoàn thành Dự án Pomina III, nhà máy luyện thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Ông Đoàn Nguyên Thu (Đinh Tỵ - 1977)
Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
Ông Đoàn Nguyên Thu là em trai ông Đoàn Nguyên Đức. Ông Thu có trình độ Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, đến với HAGL từ năm 2003. Trước đó từ năm 1999 đến năm 2000, ông Thu làm việc tại Công ty TNHH Hoàng Anh Sài Gòn.
Tính đến cuối năm 2012, ông Thu đang sở hữu trên 5,2 triệu cổ phần HAG, tương ứng chiếm 0,97% vốn của tập đoàn này.
Đoàn Đức Vịnh (Ất Tỵ - 1965)
Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Âu Việt (AVS)
Ông Vịnh có trình độ Tiến sỹ khoa học kỹ thuật, Thạc sỹ Kinh tế và Tiến sỹ Chế tạo máy. Ông từng là chuyên viên tư vấn tại một công ty tư vấn đầu tư ở Ukraine từ năm 1997-2000.
Tháng 8/2000, ông sang lập và là Giám đốc Tài chính tại công ty Service Group ở Kharcov, Ukraine. Sáu năm sau, ông sáng lập và là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Kim Cương trước khi đứng ở cương vị Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Âu Việt vào tháng 10/2007.
Tại AVS, ông Vịnh nắm hơn 5 triệu cổ phần và chạm 14,05% vốn công ty. Trong khi đó, vợ ông Vịnh là bà Vũ Thị Thanh Thủy cũng sở hữu tới hơn 10,65 triệu cổ phần tại đây.
Năm 2012 đánh dấu một năm không mấy may mắn với công ty này khi ban lãnh đạo công ty thống nhất phương án giải thể và ngày 20/3 tới dự kiến sẽ họp đại hội đồng cổ đông lần cuối để thông qua quyết định.
Báo cáo tài chính quý IV của AVS ghi nhận công ty còn 22 nhân sự. Trong quý, công ty lỗ 1 tỷ đồng nâng lỗ lũy kế cả năm lên 10,4 tỷ đồng.
Ông Phạm Duy Hưng (Quý Tỵ - 1953)
Chủ tịch HĐQT CTCP Công viên nước Đầm Sen (DSN).
Ông Hưng nguyên quán tại Hà Nam, là cử nhân kinh tế, từng là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Nam 4 năm liên từ 1990 đến 1994, sau đó chuyển sang ACB 1 năm.
Hai năm sau đó, ông làm Trưởng phòng Kinh doanh công ty Xuất nhập khẩu Tân Định. Từ 1997-2003, ông làm Phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Sài Gòn SFC.
Từ năm 2003 đến 2006, ông làm Phó Tổng giám đốc ACB và đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Á từ 2007 cho tới nay. Đồng thời ông cũng là Chủ tịch HĐQT CTCP Công viên nước Đầm Sen. Ngoài ra, ông Hưng còn là Phó Chủ tịch HĐQT Sintec.
Trong danh sách đầu tư của DSN duy nhất có hơn 2 triệu cổ phiếu ngân hàng Việt Á, giá trị đầu tư đạt gần 40 tỷ đồng. Năm tài chính 2012, công ty nhận được khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ Việt Á bằng tiền là 1,2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tuấn Hải (Ất Tỵ - 1965)
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam (ALP)
Ngoài giữ chức vụ cao nhất tại APL, ông Hải còn nắm một loạt những cương vị tương tự tại các công ty, tổ chức khác: Chủ tịch Công ty TNHH sơn Kansai - Alphanam, Chủ tịch Tổng công ty cổ phần đầu tư và XNK Foodinco và Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh Fuji - Alpha.
Trước đó, ông Nguyễn Tuấn Hải từng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh vàng bạc, đá quý và kinh doanh khách sạn. Đến năm 1995 ông làm giám đốc Alphanam, lúc đó đang là công ty TNHH.
Tại ALP, ông Hải đang nắm giữ 116,24 triệu cổ phiếu công ty này, chiếm tỷ lệ 60,39% vốn (tính đến ngày 27/7/2012). Trị giá khối tài sản này vào khoảng trên 1.220 tỷ đồng.
Nguyễn Văn Dũng (Kỷ Tỵ - 1989)
Người sáng lập kiêm Chủ tịch Netlink
Là nhân vật trẻ nhất trong đội ngũ lãnh đạo tuổi Tỵ được cập nhật tại danh sách này, Nguyễn Văn Dũng, mặc dù mới 24 tuổi song đã là một chuyên gia trong lĩnh vực Internet, quản lý khoảng 150 nhân viên.
Chân dung của CEO trẻ được tóm tắt: "12 tuổi kiếm được đồng tiền đầu tiên, 16 tuổi thành lập công ty và 19 tuổi đã là chủ một vài doanh nghiệp".
Trong những lần xuất hiện trên báo chí, Dũng cho biết, quyết định được xem là khó khăn nhất trong sự nghiệp của doanh nhân trẻ tuổi này là bỏ thi đại học để theo đuổi ước mơ lập nghiệp dựa vào Internet.
Để làm dày thêm kinh nghiệm bản thân, Dũng đã nộp đơn xin việc làm vào một công ty tổ chức sự kiện và chỉ sau vài tháng trở thành trưởng phòng CNTT, trước khi trở thành nhà phân phối của Google.
Trong suy nghĩ của CEO trẻ tuổi này, bí quyết thành công là lúc nào cũng phải giữ cho mình tâm thế một người mới khỏi nghiệp. "Nếu bạn đang là người mới khởi nghiệp thì không phải ngại gì cả".
Danh sách tổng hợp này chưa thể điểm hết những gương mặt doanh nhân nổi danh trên thương trường Việt, nhưng là minh chứng cho thấy, người tuổi Tỵ thực sự có rất nhiều gương mặt thành công với lĩnh vực kinh doanh, bên cạnh nhiều lĩnh vực khác.
Ông Đỗ Văn Trắc (Quý Tỵ - 1953):
Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sacom
Ngày 28/7/2000, cùng với REE, cổ phiếu SAM chào sàn TPHCM và đây cũng là phiên giao dịch đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ.
Sacom tiền thân là nhà máy Vật liệu Bưu điện II thành lập năm 1986, cổ phần hóa vào năm 1998 và niêm yết năm 2000 với mã chứng khoán SAM.
Vốn điều lệ ban đầu của SAM là 120 tỷ đồng, qua nhiều lần tăng vốn, đến nay đã lên con số 1.308 tỷ đồng. Với hơn 2 triệu cổ phiếu nắm giữ tại SAM, ông Trắc đang sở hữu 1,54% vốn của công ty này.
Ngoài ra, ông Trắc còn giữ vị trí chủ chốt tại một loạt doanh nghiệp khác: là Chủ tịch HĐQT CTCP Viễn thông Thăng Long (từ 2005-2/2008); Chủ tịch HĐQT CTCP Trường Phú (từ 9/8/2005-nay); Chủ tịch CTCP Cáp Sài Gòn (vừa tuyên bố giải thể từ tháng 1/8/2012); Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Sam Phú; Chủ tịch HĐQT Công ty liên doanh Cáp Taihan - Sacom; Chủ tịch HĐQT Sacom Tuyền Lâm và Chủ tịch Công ty TNHH MTV Dây và Cáp Sacom.
Đỗ Duy Thái (Quý Tỵ - 1953)
Chủ tịch HĐQT Thép Việt
Năm 1992, ông thành lập Thép Việt, sau đó là Thép Việt liên doanh. Ông còn thành lấp thêm hai công ty khác là Thép Tây Đô và Công ty sản xuất sản phẩm mạ Vigal.
Đến năm 1999, ông thành lập công ty thép Pomina, đến 2004 tiếp tục xây dựng Nhà máy Thép Việt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ công suất luyện 1,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 300 triệu. Tháng 6/2011, Thép Việt hoàn thành Dự án Pomina III, nhà máy luyện thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Ông Đoàn Nguyên Thu (Đinh Tỵ - 1977)
Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
Tính đến cuối năm 2012, ông Thu đang sở hữu trên 5,2 triệu cổ phần HAG, tương ứng chiếm 0,97% vốn của tập đoàn này.
Đoàn Đức Vịnh (Ất Tỵ - 1965)
Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Âu Việt (AVS)
Tháng 8/2000, ông sang lập và là Giám đốc Tài chính tại công ty Service Group ở Kharcov, Ukraine. Sáu năm sau, ông sáng lập và là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Kim Cương trước khi đứng ở cương vị Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Âu Việt vào tháng 10/2007.
Tại AVS, ông Vịnh nắm hơn 5 triệu cổ phần và chạm 14,05% vốn công ty. Trong khi đó, vợ ông Vịnh là bà Vũ Thị Thanh Thủy cũng sở hữu tới hơn 10,65 triệu cổ phần tại đây.
Năm 2012 đánh dấu một năm không mấy may mắn với công ty này khi ban lãnh đạo công ty thống nhất phương án giải thể và ngày 20/3 tới dự kiến sẽ họp đại hội đồng cổ đông lần cuối để thông qua quyết định.
Báo cáo tài chính quý IV của AVS ghi nhận công ty còn 22 nhân sự. Trong quý, công ty lỗ 1 tỷ đồng nâng lỗ lũy kế cả năm lên 10,4 tỷ đồng.
Ông Phạm Duy Hưng (Quý Tỵ - 1953)
Chủ tịch HĐQT CTCP Công viên nước Đầm Sen (DSN).
Hai năm sau đó, ông làm Trưởng phòng Kinh doanh công ty Xuất nhập khẩu Tân Định. Từ 1997-2003, ông làm Phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Sài Gòn SFC.
Từ năm 2003 đến 2006, ông làm Phó Tổng giám đốc ACB và đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Á từ 2007 cho tới nay. Đồng thời ông cũng là Chủ tịch HĐQT CTCP Công viên nước Đầm Sen. Ngoài ra, ông Hưng còn là Phó Chủ tịch HĐQT Sintec.
Trong danh sách đầu tư của DSN duy nhất có hơn 2 triệu cổ phiếu ngân hàng Việt Á, giá trị đầu tư đạt gần 40 tỷ đồng. Năm tài chính 2012, công ty nhận được khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ Việt Á bằng tiền là 1,2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tuấn Hải (Ất Tỵ - 1965)
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam (ALP)
Trước đó, ông Nguyễn Tuấn Hải từng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh vàng bạc, đá quý và kinh doanh khách sạn. Đến năm 1995 ông làm giám đốc Alphanam, lúc đó đang là công ty TNHH.
Tại ALP, ông Hải đang nắm giữ 116,24 triệu cổ phiếu công ty này, chiếm tỷ lệ 60,39% vốn (tính đến ngày 27/7/2012). Trị giá khối tài sản này vào khoảng trên 1.220 tỷ đồng.
Nguyễn Văn Dũng (Kỷ Tỵ - 1989)
Người sáng lập kiêm Chủ tịch Netlink
Chân dung của CEO trẻ được tóm tắt: "12 tuổi kiếm được đồng tiền đầu tiên, 16 tuổi thành lập công ty và 19 tuổi đã là chủ một vài doanh nghiệp".
Trong những lần xuất hiện trên báo chí, Dũng cho biết, quyết định được xem là khó khăn nhất trong sự nghiệp của doanh nhân trẻ tuổi này là bỏ thi đại học để theo đuổi ước mơ lập nghiệp dựa vào Internet.
Để làm dày thêm kinh nghiệm bản thân, Dũng đã nộp đơn xin việc làm vào một công ty tổ chức sự kiện và chỉ sau vài tháng trở thành trưởng phòng CNTT, trước khi trở thành nhà phân phối của Google.
Trong suy nghĩ của CEO trẻ tuổi này, bí quyết thành công là lúc nào cũng phải giữ cho mình tâm thế một người mới khỏi nghiệp. "Nếu bạn đang là người mới khởi nghiệp thì không phải ngại gì cả".
Danh sách tổng hợp này chưa thể điểm hết những gương mặt doanh nhân nổi danh trên thương trường Việt, nhưng là minh chứng cho thấy, người tuổi Tỵ thực sự có rất nhiều gương mặt thành công với lĩnh vực kinh doanh, bên cạnh nhiều lĩnh vực khác.
Mai Chi
Tổng hợp