Những điều ít biết về tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Ông là người Việt Nam đầu tiên, duy nhất và đã hai lần có tên trong danh sách các tỷ phú thế giới của tạp chí danh tiếng Forbes.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Cải cách thể chế 2015-2016: “Đột phá” của “đột phá”

* Thu hút FDI: Bản lĩnh và sự khôn ngoan

* Những điều ít biết về tỷ phú Phạm Nhật Vượng

* Ngoại hình đẹp dễ trở thành đại gia

* Cơ hội làm lớn - vươn xa của doanh nghiệp xây dựng Việt

* Nỗi ngán ngẩm của các nước với 'gã nhà giàu' Trung Quốc

Phạm Nhật Vượng - cái tên thuộc diện được tìm kiếm hàng đầu ở Việt Nam, nhưng hiếm khi người ta thấy ông xuất hiện rình rang ở chốn đông người. Ông rất khiêm nhường và vô cùng kiệm lời.
 
Mọi thông tin về ông, cho đến giờ, phần nhiều là từ sự bàn tán sau những công trình, dự án “khủng” mà Vingroup không ngừng dựng xây trong hơn 10 năm qua. Người ta bảo ông giàu, ông chỉ mỉm cười. Có người nói ông đã… “chết”, ông cũng vẫn chỉ lặng lẽ nhấm nháp niềm hạnh phúc riêng của mình.
 
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Hơn 10 năm trước, thoáng nghe thông tin có một “đại gia” Việt xây dựng Khu du lịch Vinpearl tại đảo Hòn Tre (Nha Trang), thậm chí có cả cáp treo vượt biển, rất ít người tin tưởng. Nhiều người còn bảo, Phạm Nhật Vượng “điên”, là “ném tiền xuống biển”, “trứng chọi đá”… Nhưng khi Vinpearl Nha Trang lộng lẫy khánh thành, tất cả đều phải thừa nhận: ông chủ ấy quả có tầm nhìn tuyệt vời. Vinpearl Nha Trang, cho đến giờ, vẫn là một điểm đến hấp dẫn bậc nhất của khách du lịch mỗi khi ghé thăm thành phố biển Nha Trang.

Tuy nhiên, lúc đó, người ta còn chưa biết nhiều đến Phạm Nhật Vượng. Phần vì khi ấy, ông chưa dứt hẳn việc kinh doanh ở Ukraine. Phần vì Vinpearl Nha Trang mới chỉ là dự án đầu tiên. Còn bây giờ, thông in về Phạm Nhật Vượng tràn ngập trên các phương tiện truyền thông, dù ông luôn giữ một khoảng cách khá xa với cánh nhà báo… “lắm điều, nhiều chuyện”.
 
Sau Vinpearl Nha Trang, đã có hàng loạt dự án tầm cỡ mang dấu ấn Vingroup. Công trình nào gắn với thương hiệu bắt đầu từ chữ “Vin…” của Vingroup cũng đồng nghĩa với đẳng cấp và uy tín. Điều quan trọng, tất cả các dự án đều được triển khai nhanh và hiệu quả. Ước mơ để Việt Nam “ngẩng mặt với thế giới” của Phạm Nhật Vượng vì thế ngày càng tròn đầy hơn. Vingroup giờ có thể sánh ngang các tên tuổi lớn trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, như Capital Land, Keppel Land…

Nếu lấy tiền là thước đo cho sự thành công của một người đàn ông, thì Phạm Nhật Vượng là một trong số những người Việt thành đạt nhất. “Soi” tài sản của ông, chỉ nhìn vào hệ thống các công trình quy mô lớn ở nhiều tỉnh, thành khắp cả nước, cũng đủ để thán phục vô cùng. Còn nếu cần một con số cụ thể, thì Tạp chí Forbes xếp ông ở vị trí 1.092 trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2014, với tài sản 1,6 tỷ USD. Năm 2013, ông là người Việt Nam đầu tiên nằm trong danh sách này.

Quê gốc ở Can Lộc (Hà Tĩnh), nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nọi, người đàn ông 47 tuổi này (ông sinh năm 1968) bắt đầu bước ngoặt lớn nhất cuộc đời mình vào năm 1987, khi thi đỗ Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và được chọn sang Nga du học. Tốt nghiệp đại học sau đó 5 năm, ông kết hôn rồi chuyển tới sống tại Kharkov (Ukraine).
 
Con đường kinh doanh của Phạm Nhật Vượng khởi đầu từ đây với những gói mỳ ăn liền – món thực phẩm hữu ích vào thời khó khăn, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Sau mỳ gói thương hiệu Mivina là bột canh cà các sản ohẩm gia vị, đồ ăn nhanh… Nhờ thế, Phạm Nhật Vượng đã được vinh danh là “Người sáng lập thị trường thức ăn nhanh” tại Ukraine. Tập đoàn Technocom do Phạm Nhật Vượng thành lập năm 1993 đã liên tục mở thêm nhà máy và không ngừng khuếch trương quy mô.

Và chính những gói mỳ ăn liền và các sản phẩm gia vị, thức ăn nhanh đã mang lại cho Phạm Nhật Vượng khối tài sản lớn để đầu những năm 2000, đầu tư Vinpearl Nha Trang. Song tới tận năm 2009, sau một thời gian bay qua, bay lại Việt Nam – Ukraine, ông mới quyết định bán Technocom cho Nestle để mang toàn bộ vốn liếng quay trở về quê hương.

Nghe nói lúc ấy, Technocom có doanh thu 150 triệu USD/năm và tỷ suất lợi nhuận lên tới 40-50%. Nhưng Phạm Nhật Vượng vẫn quyết tâm trở về, đầu tư hàng loạt công trình mang thương hiệu Vincom, Vinpearl, đưa Vingroup trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Từ 10.000 USD khởi nghiệp vào năm 1992, sau 22 năm, gia tài mà Phạm Nhật Vượng có được lên tới 1,6 tỷ USD – con số mà chỉ có 1.092 người trên thế giới với tới được. Nhưng ông là người giản dị và chân thành, không bao giờ nói về mình.

Tháng 7/2014, Vingroup công bố chiến lược phát triển chuỗi hệ thống Bệnh viện Vinmec với 10 bệnh viện tại các địa phương có dự án của Vingroup trong vòng 5 năm, đồng thời sẽ thành lập Trường đại học Y Vinmec vào năm 2015.

Việc tỷ phú Phạm Nhật Vượng quan tâm phát triển y tế và giáo dục nhằm tạo lập một môi trường hoàn hảo hơn cho cư dân đã thể hiện đẳng cấp Vinhomes và Vingroup. Nhưng cao hơn, tự đáy lòng vị tỷ phú này mong muốn chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng, nhằm đem đến cho người dân Việt một cuộc sống tiện ích, chất lượng cao. Tâm sáng cộng đồng của ông cũng đã và đang thể hiện trực tiếp qua Quỹ Thiện Tâm – nơi ông và gia đình, cũng như các cán bộ, nhân viên Vingroup dành ngân khoản lương nhỏ để thành lập và đóng góp.

Quỹ Thiện Tâm tới các vùng đất nghèo khó trên cả nước để trao tặng cho những học sinh nghèo học giỏi những món quà nặng ân tình, những phòng học máy tính giúp thắp sáng ước mơ của những trẻ em nghèo.

Hàng vạn con bê giống cũng đã được trao cho nông dân ở Ninh Bình và Hà Tĩnh. Cả vạn ngôi nhà tình nghĩa cũng đã được xây dựng cho những gia đình có công. Hàng chục vạn suất học bổng đã được trao tận tay tới các cháu học trò nghèo yêu thương. Tháp chuông Đồng Lộc (Hà Tĩnh), nơi tri ân những Anh hùng Liệt sỹ ở vùng đất đạn bom năm nào cũng có công đóng góp lớn từ Quỹ Thiện Tâm. Rồi còn hàng loạt hoạt động từ thiện khác…

Những món quà nặng ân tình. Và đó có lẽ chính là điều đáng quý nhất ở vị tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam – Phạm Nhật Vượng.
Theo Đặc san Tự hào doanh nhân Việt - VOV

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”