Những “câu lạc bộ” đặc biệt của giới siêu giàu
(Dân trí) - Việc sở hữu khối tài sản khổng lồ cho phép các tỷ phú của thế giới theo đuổi những đam mê khác người. Một số tỷ phú có thói quen sưu tập xe cổ, trong khi số khác lại thích sở hữu nhiều viên đá quý kích thước lớn hoặc du thuyền.
Trang Luxpresso đưa độc giả dạo qua một số “câu lạc bộ” đặc biệt mà chỉ những tỷ phú mới đủ điều kiện tài chính để gia nhập:
Câu lạc bộ “nhà siêu đắt”
Những gương mặt khác trong “câu lạc bộ” gây tốn kém này bao gồm tỷ phủ Roman Abramovich người Nga, với một dinh thự trị giá 150 triệu Bảng ở khu vực Knightsbridge, London, Anh; hay một tỷ phú Ấn nữa là Lakshmi Mittal (ảnh) với căn nhà 250 triệu Bảng tại London.
Ngoài ra, nhóm này còn có nữ doanh nhân Elena Franchuk người Ukraina với tòa biệt thự mang phong cách kiến trúc thời nữ hoàng Victoria trị giá 161 triệu USD ở London; tỷ phú Yuri Milner - nhà sáng lập hãng công nghệ Digital Sky Technologies với dinh thự 100 triệu USD ở Silicaon Valley, Mỹ; và Petra Ecclestone - con gái rượu của ông chủ giải đua xe Công thức 1 Bernie Ecclestone - người sở hữu ngôi nhà hoành tráng trị giá 150 triệu USD ở Los Angeles.
Câu lạc bộ sưu tập xe cổ
Nhà thiết kế thời trang người Mỹ lừng danh Ralph Lauren (ảnh) cũng là ông chủ của một bộ sưu tập xe cổ hoành tráng, gồm chiếc Blower Bentley đời 1929, Mercedes-Benz "Count Trossi" SSK đời 1930, Bugatti Type 57SC Atlantic Coupe đời 1938, và Alfa Romeo 8C 2900 Mille Miglia đời 1938.
Một thành viên khác trong “câu lạc bộ” không có nhiều hội viên này là nhà vua Brunei, người có một bộ sưu tập xe hơi được cho là lên tới 5.000 chiếc, trong đó không thể thiếu một số chiếc xe cổ độc đáo gồm các hiệu như Ferrari, Rolls Royce và Porsche.
Câu lạc bộ của các “chúa đảo”
Tỷ phú người Canada gốc Ấn Độ Bob Dhillon cũng sắm cho mình một hòn đảo rộng 2.300 mẫu Anh ở khu vực Trung Mỹ. Tỷ phú người Anh Richard Branson thì bỏ tiền để tậu một vài đảo như đảo Necker và đảo Mosquito ở British Virgin, hay đảo Makepeace ở khu vực Sunshine Coastowns của Australia.
Người đồng sáng lập hãng phần mềm Microsoft, tỷ phú Paul Allen, là chủ của hòn đảo Allan ở phía Bắc thành phố Seatlle, Mỹ. Tỷ phú dầu lửa Sheikh Hamad Bin Hamdan Al Nahyan của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thì sở hữu hòn đảo Futaisi ở Abu Dhabi.
Câu lạc bộ “các ông chủ bảo tàng”
Các tỷ phú khác chi tiền để thâu tóm hoặc xây dựng bảo tàng gồm có Ronald Lauder, người thừa kế của hãng mỹ phẩm Estee Lauder, sở hữu bảo tàng Neue Galeria dảnh cho các tác phẩm nghệ thuật Đức-Áo ở New York. Tỷ phú đồ hiệu của Pháp François Pinault (ảnh) là chủ của bảo tàng Palazzo Grassi ở Venice, Italy, nơi trung bày các bộ sưu tập đồ hiệu với tổng trị giá 1,7 tỷ USD.
Tỷ phú Hàn Quốc Lee Kun Hee, Chủ tịch tập đoàn Samsung, mở bảo tàng mang tên Samsung Museum để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại của xứ kim chi. Tỷ phú Alice Walton, người thừa kế của “đế chế” bán lẻ Walton, là chủ của bảo tàng Crystal Bridges, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Mỹ.
Nhà sáng lập hãng game Nintendo, tỷ phú Hiroshi Yamauchi, cũng có trong tay bảo tàng Shigureden Museum. Cặp vợ chồng tỷ phú Ấn Độ Shiv và Kiran Nadar, nhà sáng lập hãng công nghệ HCL Technologies, cũng sở hữu bảo tàng nghệ thuật mang tên Kiran Nadar Museum.
Câu lạc bộ “sưu tập du thuyền”
Tỷ phú người Arab Saudi, Hoàng tử Al Waleed bin Talal, là chủ của du thuyền Kingdom 5KR, dài xấp xỉ 86m và dát vàng. Hoàng tử Sultan bin Abdul Aziz của Saudi Arabia có du thuyền Samala dài hơn 139m.
Những chiếc du thuyền khác thuộc sở hữu của tỷ phú là chiếc Al Said của Quốc vương Oman Qaboos bin Said Al Said; chiếc Dubai của Tiểu vương Dubai Rashid Al Maktoum of Dubai; và chiếc Sense dài gần 59m của người đồng sáng lập Google, tỷ phú Larry Page.
Phương Anh