Nhang tẩm hóa chất có thể gây mù lòa
Chạy theo thị hiếu người tiêu dùng, nhiều cơ sở sản xuất nhang đã sử dụng hóa chất là axít photphoric (H3PO4) để ngâm tăm nhang để nhang sau khi cháy hết sẽ cuốn tàn. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài với nhang tẩm hóa chất có thể gây mù lòa.
Nén nhang là linh vật rất đỗi quen thuộc với người Việt, là trung tâm của nghi thức cúng, bái, tế, lễ… bao đời nay. Gần đây, nén nhang trước áp lực kinh tế thị trường bị làm cho rẻ mạt và thiếu đạo đức, các kinh nghiệm sản xuất hương nhang mai một gần như không còn.
Quay ngược lại thời gian tìm trong vốn cổ và qua sản phẩm hương nhang được coi là tinh hoa bậc nhất hiện nay là nhang Phụng Nghi, có thể hé mở ra những điều chúng ta chưa biết về nét văn hóa truyền thống ngàn năm của dân tộc này.
Nén nhang cũng như miếng trầu - là “đầu câu chuyện”
“Dâng hương khai kinh” - nén nhang được thắp lên đầu tiên trước bất cứ thủ tục hành lễ nào khác. Mặc dù nghi thức có khác hoặc vật tế lễ có khác nhau, văn khấn có khác nhau… nhưng đốt hương, thắp nhang thì không thể thiếu.
Mỗi nén nhang là lời ước nguyện thiêng liêng, thành kính
(ảnh: nhang Phụng Nghi).
Nhang tẩm hóa chất có thể gây mù lòa
Chạy theo thị hiếu người tiêu dùng, nhiều cơ sở sản xuất nhang đã sử dụng hóa chất là axít photphoric (H3PO4) để ngâm tăm nhang để nhang sau khi cháy hết sẽ cuốn tàn.
Khi đốt nhang sẽ tạo ra dạng andihrit photphoric (P2O5) làm que nhang cháy nhanh hơn đồng thời kéo tàn nhang có hình cong tròn. Về lâu dài, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm mắt ngày càng mờ đi, thị lực giảm xuống, thậm chí có thể gây mù lòa và gây nguy cơ ung thư phổi cao.
Mất tới 5 tháng để sản xuất mỗi nén nhang tinh hoa
Mỗi nén nhang tinh hoa như nhang Phụng Nghi, phải trải qua nhiều công đoạn thủ công rất tỉ mỉ và cần mẫn mới có thể hoàn thành. Đầu tiên, phải chọn các loại thảo mộc loại tốt nhất từ các vùng miền nổi tiếng trên cả nước như: hương bài (Quảng Ninh), trầm hương (Quảng Nam), hoa ngâu (Thái Bình), Trám (Bắc Giang), đại hồi (Lạng Sơn), quế chi (Yên Bái)…
Tăm nhang phải làm từ nứa, và cây nứa chỉ chọn những cây ngay thẳng nhất rồi ngâm dưới nước suối 3 tháng cho hết chất xơ và chất đường. Sau đó chẻ bằng tay từng chiếc tăm nhang (vì cây nứa lúc này rất giòn và nhẹ- không thể chẻ bằng máy). Khi làm nhang người nghệ nhân cũng chỉ có thể làm từ 5h sáng tới 2h chiều (để phơi nắng trong 1 ngày)- có như thế cây nhang mới có thể cuốn tàn được. Nếu thời tiết trong ngày hôm đó không thuận lợi, sẽ phải làm lại từ đầu. Tổng cộng lại sẽ mất khoảng 5 tháng cho mỗi nén nhang tinh hoa Phụng Nghi.
Mỗi nén nhang tinh hoa phải trải qua nhiều công đoạn thủ công rất tỉ mỉ và cần mẫn
(ảnh: nhang Phụng Nghi).
Nén nhang cũng là một sản phẩm, cũng cần có những chuẩn mực riêng, có thể đo đếm được. Ở mỗi sản phẩm Phụng Nghi đều có những quy chuẩn về nồng độ khói, hàm lượng khói, hàm lượng tro, mật độ khói, thời gian cháy… Những quy chuẩn nghiêm ngặt này là nền tảng căn bản phải tuân thủ cho quy trình sản xuất lớn.
Nén nhang là nét văn hóa tinh hoa biểu trưng cho tâm hồn dân tộc
Nén nhang là cầu nối thể hiện lời ước nguyện, lòng tôn kính của các thế hệ sau này với tiền nhân, với những người anh hùng dân tộc, với các đấng linh nghiêm trong văn hóa tín ngưỡng- loại hình văn hóa được coi là tâm hồn của dân tộc. Mỗi nét nhang là nét văn hóa thiêng liêng, là hình ảnh quê hương của bao người dân Việt.
Không gian văn hóa Phụng Nghi (ảnh: nhang Phụng Nghi).
Không phải ngẫu nhiên mà Giáo sư Lê Văn Lan lại dành cho “Quốc hương” những mỹ từ như thế. Đó là thành quả kết tinh của tinh thần tôn kính văn hóa dân gian dân tộc Việt. Nén nhang đã hoàn thành sứ mệnh là hiện thân tinh hoa nhất của văn hóa tâm linh- dòng văn hóa huyền bí và thăng hoa nhất trong các loại hình văn hóa dân gian.
Hiền Phương