Tham nhũng, đòi hối lộ trong lĩnh vực ngân hàng hiện đang ở mức báo động. Với khoảng 100 tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước đang hoạt động, thị trường tài chính – ngân hàng nước ta được biết đến là một trong những thị trường sôi động, hấp dẫn bậc nhất trong khu vực. Đặc biệt, trong những năm qua, ngân hàng còn được xem là công cụ điều hành nền kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ quan trọng nhất của Chính phủ. Theo đánh giá chung của giới chuyên gia, hoạt động ngân hàng trong những năm qua giữ vai trò hết sức to lớn trong việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời là phương tiện kiểm soát tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng, chống đô la hóa nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng và bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, hoạt động tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cũng đang có những diễn biến hết sức phức tạp và nghiêm trọng, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường giá vàng, giá ngoại tệ, chứng khoán và bất động sản có nhiều biến động. Ngân hàng đang trở thành mục tiêu tấn công của bọn tội phạm trong xã hội hiện đại. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao thương giữa các nền kinh tế... cũng đang được xem là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm công nghệ cao, tội phạm quốc tế. Đây thực sự là nỗi ám ảnh với hầu hết các quốc gia, đe dọa sự ổn định của thị trường tài chính - nền tảng cho sự phát triển của mọi nền kinh tế. Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thường có hai hình thức tấn công chính: Tấn công từ bên ngoài (có thể đơn phương hành động haowcj có sự cấu kết với cán bộ ngân hàng) và tấn công từ bên trong (chính từ những cán bộ, nhân viên thoái hóa biến chất của ngân hàng). Một kết quả khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đối với 30 vụ án xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng thời gian qua cho thấy, trong 117 bị can bị khởi tố thì có tới 81 bị can là cá bộn ngân hàng (chiếm 69,2%), số còn lại là đối tượng ngoài ngành ngân hàng đã thông đồng với cán bộ ngân hàng phạm tội với số tiền thiệt hại lên tới 11.000 tỉ đồng, 3.379 lượng vàng. Cũng theo kết quả khảo sát trên thì nhóm cán bộ ngân hàng thì những hành vi phạm tội là: Chủ động phạm tội hoặc bị mua chuộc, lôi kéo đến thực hiện tội phạm. Đối với nhóm tội phạm ngoài ngân hàng thì hành vi phạm tội chủ yếu là thực hiện hành vi lừa đảo và có sự thông đồng, tiếp tay của cán bộ ngân hàng. Cụ thể: Làm chứng thư bảo lãnh của ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng. Với thủ đoạn này, nhân viên ngân hàng sử dụng con dấu của ngân hàng để đóng dấu khống lên phôi giấy trắng, có in logo ngân hàng; giả mạo chữ ký của lãnh đạo ngân hàng để làm chứng thư bảo lãnh; tiếp đó đối tượng ngoài ngân hàng sử dụng chứng thư bảo lãnh giả để viết tên của khách hàng. Một thủ đoạn khác là cán bộ ngân hàng thông đồng với đối tượng ngoài ngân hàng lập phương án kinh doanh giả, lập hồ sơ giải đối với tài sản thế chấp, lập hồ sơ vay ứng trước tiền bán chứng khoán khống... để rút tiền chiếm đoạt. Ngoài ra, cũng có trường hợp đối tượng làm giả giấy rutsy tiền mạo tên khách hàng gửi tiền tiết kiệm để rút một phần tiền từ ngân hàng. Chúng có thể hủy giấy gửi tiền của khách và làm giả giấy gửi tiền mạo tên người khác và ghi số tiền gửi ít hơn, tạo ra số tiền chênh lệch... Thậm chí, trong một số trường hợp, cán bộ ngân hàng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác ép buộc khách hàng chi tiền “phần trăm” trong việc vay vốn tại ngân hàng (bản chất là hối lộ)... Nhìn lại vụ án Nguyễn Đức Kiên đã cho thấy rõ những thủ đoạn trên. Cụ thể: Nguyễn Đức Kiên đã thành lập và điều hành 3 công ty là Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Ngày 30/11/2010, ông Kiên sử dụng pháp nhân Công ty B&B vay của Ngân hàng ACB số tiền 1.000 tỷ đồng. Sau đó, dùng số tiền vay được để mua 33% cổ phần của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank). Ngày 10/1/2011, bầu Kiên dùng số cổ phần mua mới của VietBank làm tài sản thế chấp cho khoản vay 1.000 tỉ của Ngân hàng ACB. Cùng ngày, Kiên sử dụng pháp nhân của công ty đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội vay của Ngân hàng ACB số tiền 659 tỉ đồng. Số tiền này, sau khi vay được ông sử dụng vào việc mua cổ phiếu của chính ngân hàng ACB nhằm sở hữu 2% cổ phần của ngân hàng này. Theo Thanh Ngọc PetroTimes |
Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm