Nhà mạng Nauy muốn nắm cổ phần chi phối tại Mobifone

(Dân trí) - Nhà mạng này cũng mong muốn tìm hiểu các cơ hội hợp tác với các nhà mạng di động Việt Nam để có thể cung cấp thêm các dịch vụ mới tại thị trường Việt Nam.

Nhà mạng Nauy muốn nắm cổ phần chi phối tại Mobifone

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Lùi thời gian thông xe cầu Nhật Tân đến tháng 1/2015
* Thống đốc: “Chúng tôi đang phải căng như dây đàn”
* Đại gia Lê Phước Vũ giấu 1.100 tỷ ở đâu?
* Bật khóc khi Thương xá Tax chính thức đóng cửa
* Đại gia bỏ phố, ra bãi sông Hồng cất nhà đón gió
* Các tập đoàn phải khai cả thu nhập ngoài lương của lãnh đạo

Theo tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, chiều ngày 24/9/2014, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng đã có buổi tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Na Uy tại Việt Nam - bà Siren Gjerme Eriksen. 
 
Tại buổi tiếp, ông Arne Kjetil Lian – Phó Chủ tịch phụ trách khu vực châu Á Công ty Telenor (nhà mạng viễn thông Na Uy) cho biết, hiện Telenor quan tâm đến tiến trình cổ phần hóa nhà mạng di động Mobifone. Theo chia sẻ của vị này, Telenor muốn nắm cổ phần chi phối tại Mobifone "nhằm tham gia điều hành và giới thiệu các dịch vụ viễn thông tại thị trường Việt Nam".
 
Nhà mạng Nauy này cũng mong muốn tìm hiểu các cơ hội hợp tác với các nhà mạng di động Việt Nam để có thể cung cấp thêm các dịch vụ mới tại thị trường Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam về tái cơ cấu thị trường viễn thông.
 
Về phía cơ quan chủ quan, Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định, Việt Nam hoan nghênh việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông tại Việt Nam. 

 

Thứ trưởng khẳng định tiến trình cổ phần hóa MobiFone sẽ được triển khai trên cơ sở đảm bảo tính công khai, minh bạch, phù hợp với các cam kết WTO và các điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực viễn thông mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

 

Mobifone chính thức tách khỏi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) về trực thuộc quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông kể từ ngày 1/7 vừa qua. Mobifone vốn được coi là "con gà đẻ trứng vàng" của VNPT. Sau khi tách ra khỏi VNPT, Mobifone được lệnh của Thủ tướng phải hoàn thiện phương án cổ phần hóa ngay trong năm 2014 và hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015.

 

Nói tới quá trình cổ phần hóa Mobifone có thể thấy, với việc Chính phủ quyết định không chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại 62 công ty cổ phần của VNPT và hệ thống vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 cho MobiFone, đơn vị này sẽ “nhẹ gánh, đi nhanh” hơn trong việc cổ phần hóa theo yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tới khoản nợ 1.600 tỷ đồng Mobifone phải gánh từ VNPT sau khi "ra riêng".

 

Về lộ trình cổ phần hóa, chia sẻ với báo giới mới đây, lãnh đạo Mobifone khẳng định nếu được thông qua phương án cổ phần hóa, dự kiến, đến cuối năm 2015, Mobifone sẽ hoàn tất việc cổ phần. Vị này cũng tiết lộ hiện có nhiều đơn vị nước ngoài "nhòm ngó" tới Mobifone. 

 

Về giá trị của Mobifone, theo một công ty chứng khoán, nhà mạng này được định giá khoảng hơn 3,4 tỷ USD. Năm ngoái, Mobifone đạt doanh thu 41.000 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 6.000 tỷ đồng (khoảng 285,7 triệu USD). "Nếu doanh thu và lợi nhuận của Mobifone tiếp tục tăng, giá trị của đơn vị này có thể lên tới hơn 4 tỷ USD sau khi IPO", đánh giá được dựa trên lập luận, hầu hết các công ty nhà nước sau cổ phần hóa đều tăng mạnh giá trị.

 

Trở lại với việc các công ty nước ngoài như Telenor muốn nắm cổ phần, thậm chí là cổ phần chi phối tại Mobifone cho thấy phần nào mức độ hấp dẫn của nhà mạng này. Tuy nhiên, theo cam kết gia nhập WTO, doanh nghiệp nước ngoài chỉ có thể chiếm đến 49% cổ phần trong các doanh nghiệp hạ tầng, mà viễn thông cũng là hạ tầng. Mặc dù vậy, việc lĩnh vực viễn thông được cổ phần hóa bao nhiêu phần trăm còn phụ thuộc vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến đến giữa năm 2016 mới có thể kết thúc. 

 

Phương Dung
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”