1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

“Người đàn bà sữa tươi” và tâm thế sẵn sàng vào vùng gian khó

Ngày 25/1, Dự án Nhà máy chế biến quả và nước uống hoa quả công nghệ cao Sơn La do “người đàn bà sữa tươi” Thái Hương tư vấn cho tập đoàn TH đã khởi công ở tỉnh Sơn La. Trong thử thách, khó khăn, bà lại tìm được những dư địa sản xuất, kinh doanh hài hòa lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp

Chinh phục những vùng đất khó

Chỉ trong một thời gian ngắn, người ta thấy nhà sáng lập- tư vấn đầu tư cho tập đoàn TH- bà Thái Hương hết lên rừng lại xuống biển, toàn ở những nơi gian khó nhất. Từ vùng biên giới Hà Giang tới vùng biển, vùng cao nguyên Phú Yên rồi vòng lại Sơn La. Dự định trong tương lai của bà sẽ là triển khai các Dự án sữa tươi sạch và dược liệu ở các tỉnh vành đai biên giới phía Bắc.

Tại Sơn La, rất nhanh chóng thôi- theo cam kết của bà- chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm nữa sẽ thành hình một nhà máy chế biến các loại trái cây như Cam, Nhãn, Xoài, Chanh leo, Sơn tra… cho ra đời các dòng sản phẩm: Nước nhãn ép (Longan Juice), Nước cam cô đặc (Orange juice concentrate), Nước chanh leo cô đặc (Passion juice concentrate); sản phẩm chế biến từ Xoài, Sơn tra. Nhà máy giai đoạn 1 có vốn đầu tư 300 tỷ đồng, công suất chế biến lên tới 30.000 tấn quả/năm.


Lễ Khởi công nhà máy chế biến quả và nước hoa quả Sơn La của tập đoàn TH có tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, giai đoạn 1 đầu tư 300 tỷ đồng

Lễ Khởi công nhà máy chế biến quả và nước hoa quả Sơn La của tập đoàn TH có tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, giai đoạn 1 đầu tư 300 tỷ đồng

Cơ duyên nào đưa bà tới những vùng đất khó? Bà Thái Hương chia sẻ rất chân tình: "Tập đoàn TH khởi đầu với vùng đất nhiều khó khăn ở miền Tây xứ Nghệ (Nghĩa Đàn, Nghệ An) nhưng nhờ áp dụng công nghệ cao và khoa học quản trị tiên tiến, đến giờ trong lĩnh vực nông nghiệp tập đoàn đã có những bước tiến rất xa, thành công vang dội với thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK.

“Tại sao tôi tiến hành tại những vùng khó khăn nhất của đất nước? Bởi vì tôi sinh ra từ nông thôn, bố mẹ làm nông dân. Tôi hiểu nông thôn khó khăn như thế nào, trong tôi luôn có lòng trắc ẩn, luôn tự hỏi mình có thể làm gì đó để giúp được bà con nông dân đỡ vất vả mà vẫn có thu nhập tốt. Từ mô hình thành công ở Nghệ An, tôi áp dụng công nghệ cao, khoa học quản trị và khoa học công nghệ để tạo ra những sản phẩm nông sản có chất lượng tốt nhất. Điều đó tốt cho cả nông dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy, tôi đi tới những vùng sâu, vùng xa, những vùng núi- nơi bà con ít được tiếp cận được khoa học kỹ thuật để cùng liên kết với bà con tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất”.


Lãnh đạo tập đoàn TH và tỉnh Sơn La có sự hợp tác tốt đẹp để Dự án nhanh chóng được triển khai

Lãnh đạo tập đoàn TH và tỉnh Sơn La có sự hợp tác tốt đẹp để Dự án nhanh chóng được triển khai

Cũng theo định hướng của bà Thái Hương là sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch, hữu cơ, phát triển kinh tế dưới tán rừng. Điều đó chỉ có thể làm được ở những vùng khó khăn, nơi còn nguồn đất sạch, nước sạch với nguồn gen quý bản địa.

Phát triển kinh tế gắn với du lịch

Đầu tư ở những vùng gian khó nhưng khát vọng của bà là đưa những sản phẩm nông sản ở những vùng gian khó ấy cạnh tranh với những nước có nền nông nghiệp phát triển nhất trong khu vực.

Phát biểu tại Lễ khởi công, bà nhấn mạnh: “Việt Nam hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp bắt đầu từ năm 2007. Cho đến nay, chúng ta đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các thỏa thuận cắt giảm thuế nông nghiệp về tới 0%. Và như vậy, nếu không cẩn thận, Việt Nam sẽ trở thành một chợ tiêu thụ sản phẩm cho các nước tiên tiến hơn mình. Chúng ta sẽ mất thị trường và các sản phẩm của Việt Nam sẽ bị lép vế. Chính vì vậy, nông dân cần phải được tập huấn, áp dụng khoa học kỹ thuật, có doanh nghiệp dẫn lối kiểm soát chất lượng sản phẩm, làm thị trường”


Anh Minh Nhị- Giám đốc HTX cây ăn quả Tiến Thành (xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ) đã chuẩn bị sẵn sàng để có thể hợp tác với nhà máy xây dựng vùng nguyên liệu

Anh Minh Nhị- Giám đốc HTX cây ăn quả Tiến Thành (xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ) đã chuẩn bị sẵn sàng để có thể hợp tác với nhà máy xây dựng vùng nguyên liệu

Từ tư duy đó, bà chủ động liên kết với nông dân qua những Dự án nông nghiệp ở Hà Giang, Phú Yên và ngày 25/1 vừa qua là Sơn La. Để chuẩn bị cho sự hợp tác đó, bà đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Liên minh Hợp tác xã VN và Bộ NNPTNT. Theo đó, bà tư vấn đầu tư nguồn lực xây dựng mô hình hợp tác xã (HTX) mới gắn với chuỗi giá trị về thảo dược và rau, củ, quả hữu cơ; hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa, thương hiệu sản phẩm và tư vấn đầu tư, tài chính, hỗ trợ vay vốn cho các HTX.

Nói cho dễ hiểu, đó là sự hợp tác mà ở đó HTX là cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, ở đó doanh nghiệp là chủ đạo xây dựng chuẩn mực sản phẩm và hướng dẫn về khoa học công nghệ.

Bà Thái Hương vốn yêu cái đẹp, khởi công một dự án kinh tế nhưng bà nhìn mảnh đất còn nhiều khó khăn với góc nhìn rất đẹp ở nơi ngợp trời hoa mơ hoa mận. Bà chia sẻ: “Tôi thấy Sơn La như một bức tranh thủy mặc, ở góc nào cũng đẹp. Tỉnh chủ trương phát triển kinh tế, chúng ta trồng hoa quả, phát triển kinh tế dưới tán rừng thì vẻ đẹp ấy vẫn được giữ vững. Mỗi công dân của tỉnh Sơn La có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch và hoa quả, du lịch sẽ trở thành một thương hiệu của Sơn La. Rất mong bà con hợp tác với chúng tôi, vừa làm kinh tế, vừa giữ bản sắc của mình, giữ những câu hò, những điệu hát, những điệu múa,…”

Từ vẻ đẹp ấy, ngoài dự án xây dựng nhà máy, bà Thái Hương còn đi tiếp con đường thứ 2 là tư vấn cho doanh nghiệp làm du lịch, phát huy bản sắc vùng miền từ những Dự án kinh tế mà TH đang theo đuổi.

Tới dự Lễ khởi công có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, người con ưu tú của tỉnh Sơn La, bà Phóng cũng chia sẻ rất chân tình: “Khi TH xây dựng trang trại, nhà máy chế biến sữa tươi sạch đầu tiên của TH tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) năm 2009, tôi được đã vào tham dự Lễ khởi công và rất ấn tượng với cuộc cách mạng nông nghiệp công nghệ cao mà chị Thái Hương triển khai. Chị Thái Hương có một quyết tâm rất cao và có ý chí, phong cách đã nói là làm không hứa suông, không nói suông, không nhận lời cho qua chuyện. Tôi tin rằng những gì chị đã làm thành công ở Nghệ An thì sẽ thành công ở Sơn La. Và tôi cũng mong chị yêu quý quê hương Nghệ An như thế nào thì sẽ yêu quý quê hương Sơn la như vậy”

“Không phải con đường nào đi cũng thuận lợi, chúng tôi nghiên cứu thị trường thấy về hoa quả có lúc thị trường cần nhưng rồi đến lúc nào đó thị trường lại thừa, vấn đề là ta phải bình tĩnh. Chúng tôi sẽ cùng bà con đánh thức mảnh đất này, để người dân Sơn La có quyền tự hào về mảnh đất của họ”- bà Thái Hương phát biểu.

Thiên Hà