Ngày càng nhiều người Việt “phải lòng” hàng nội địa Nhật
Từ lâu, hàng nội địa Nhật trong lòng người Việt luôn là “tượng đài” vững chắc về chất lượng, mẫu mã, độ bền của sản phẩm. Theo thời gian, “tượng đài” này càng lớn dần, và ngày càng nhiều người Việt “phải lòng” hàng nội địa Nhật.
Vì sao người Việt sính hàng Nhật?
Khi nền tảng kinh tế, tri thức tăng lên, thị hiếu của người Việt cũng dần thay đổi. Yêu cầu của thị trường Việt về chất lượng, hình thức, độ an toàn hàng hóa ngày càng cao. Chính vì thế, các loại hàng hóa trên thị trường ngày càng phải đa dạng hóa về tính năng, trau chuốt về hình thức, thay thế dần các sản phẩm “tạm được” – theo như cách nói cửa miệng của người Việt.
Cũng vì thế, hàng Nhật Bản vẫn luôn được người Việt đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã ngày càng củng cố được “chỗ đứng” vững chắc trong thị trường tiêu dung Việt Nam.
Hàng nội địa Nhật Bản bắt đầu du nhập vào Việt Nam khoảng chục năm trước và dần phổ biến vào những năm gần đây. Nếu như trước kia, người Việt cứ nghe đến hàng Nhật thì sẵn sàng “mở ví” thì giờ đây, khách hàng Việt quan tâm nhiều hơn đến việc đó là hàng Nhật nội địa hay hàng Nhật nhập khẩu.
Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Hàng Nhật nói chung thì tốt rồi, nhưng tôi thường mua hàng Nhật nội địa hơn bởi màu sắc, chất lượng, độ bền thì không thể chê vào đâu được. Cứ là hàng mà được người Nhật khó tính sử dụng thì mình cũng yên tâm hơn khi dùng”.
“Rộng mở” cơ hội sử dụng hàng Nhật nội địa cho người Việt
Có cầu ắt sẽ có cung. Cùng với sự gia tăng nhu cầu về hàng Nhật của người Việt, ngày càng nhiều các siêu thị, cửa hàng cung cấp hàng hóa từ xứ sở Mặt trời mọc ra đời. Trong đó, chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko Japanese Store dần nổi lên, trở thành điểm cung ứng hàng tiêu dùng nội địa Nhật Bản hàng đầu.
Sakura Việt Nam lâu nay đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam qua chuỗi siêu thị bán hàng Nhật nội địa trên toàn thành phố Hà Nội. Bỗng chốc, người tiêu dùng nhận ra sự “lột xác” với việc thay áo mới trên toàn bộ hệ thống với tên gọi Sakuko Japanese Store. Đừng chớ vội hoang mang, bởi đó vẫn chính là hệ thống bán hàng chuẩn Nhật, nhưng được khoác lên một diện mạo hoàn toàn mới, chỉn chu, mang đậm tinh thần Nhật Bản, với mục đích phục vụ người tiêu dùng Việt Nam tốt hơn.
Sakuko cung cấp đa dạng mẫu mã, chủng loại các mặt hàng mẹ và bé, mỹ phẩm, đồ gia dụng, thời trang… Với 10 siêu thị bán lẻ trên khắp các quận nội thành Hà Nội, 6 đại lý nhượng quyền thương hiệu cùng hơn 500 đại lý phân phối khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Sakuko đang dần “vươn cánh tay” đưa hàng nội địa Nhật đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam.
Với những người tiêu dùng Việt còn khá e dè trước giá thành hàng Nhật thì những dịp khuyến mãi, xả kho cuối năm của Sakuko chính là thời điểm lý tưởng để mua được những mặt hàng Nhật xịn với giá không hề đắt mà có thể nói còn rẻ hơn nhiều so với những mặt hàng trôi nổi trên thị trường.
Với mong muốn phủ rộng được các sản phẩm Nhật chất lượng tốt đến với đông đảo người dân Việt Nam, đại diện chính thức của Sakuko vừa thông báo sẽ có 1 đợt xả hàng chưa từng có vào dịp 3 ngày cuối năm nay: 29, 30, 31/12 trên toàn hệ thống 10 siêu thị của Sakuko Japanese Store. Dự báo đây là sẽ là đợt “bùng nổ” thứ 2 sau đợt xả hàng đầu tiên trong năm vào tháng 7 vừa qua cũng được Sakuko triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội, với mục đích chiều lòng người tiêu dùng Việt, đặc biệt là các chị em nội trợ, dân văn phòng khi đồ gia dụng và mỹ phẩm, mặt hàng thời trang chiếm phần lớn trong tổng số hơn 200 nghìn sản phẩm giảm giá “khủng” đợt này.
Đó cũng chính là lý do vì sao người Việt ngày càng “phải lòng” hàng Nhật, bởi về độ bền thì không phải bàn cãi, độ an toàn luôn luôn cao, tính tiện dụng và hợp lý thì có nhỉnh hơn các mặt hàng châu Âu bởi có điểm tương đồng trong khu vực Châu Á. Cộng với các đợt khuyến mãi, giảm giá, đồng giá 19K, 29K hay mua 2 tặng 1 như Sakuko Japanese Store vẫn thường triển khai thì không có lý do gì để người Việt lại từ chối những mặt hàng Nhật nội địa. Đây sẽ và luôn là đối thủ “đáng gờm” cho các mặt hàng trong nước phải “dè chừng” trong bối cảnh toàn cầu hóa đang rộng mở.
Hà Anh