1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Ngành Nông nghiệp: Muốn phát triển phải hội nhập

(Dân trí) - Hiện có xu hướng các nước trong khu vực đàm phán song phương để hạ thuế suất cơ bản về 0% đến năm 2018. Việt Nam muốn phát triển ngành nông nghiệp thì phải đẩy mạnh xuất khẩu, vì thế hội nhập là tất yếu phải tiến lên chứ không thể tụt lùi.

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát tại Hội nghị trực tuyến về Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức sáng 9/4 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, khi hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế, để bảo vệ sản xuất trong nước các nước thường áp dụng hàng rào phi thuế quan. Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Tuy nhiên, xu hướng sắp tới là chúng ta sẽ tiến đến thực hiện theo các thông lệ, quy định và tiêu chuẩn của quốc tế chứ không phải các nước tùy tiện đặt ra.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam có rất nhiều cơ hội khi hội nhập vì nền nông nghiệp muốn phát triển thì phải đẩy mạnh xuất khẩu. Vì thế, các hiệp định thương mại tự do giúp mở cửa cho thị trường nông sản nước ta. Thủ tướng Chính phủ cũng coi đây là lợi thế cốt lõi của Việt Nam và chúng ta sẽ cố gắng bảo vệ những ngành yếu đồng thời đàm phán để mở cửa cho nông sản nước ta xâm nhập vào thị trường các nước.

“Chúng ta yếu nhất là các sản phẩm ngành chăn nuôi.  Vừa qua chúng ta bảo hộ mạnh bằng thuế, các quy định kiểm dịch và ATVSTP nhưng tới đây chỉ có thịt gà duy trì thuế suất 5% với khu vực ASEAN; trong khi đó, thuế suất thịt trâu, bò, lợn, và sữa đến 2018 sẽ về 0% ở ASEAN. Nếu chúng ta không có biện pháp phù hợp sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các nước, nông dân ta sẽ không có thu nhập. Trái cây, đỗ tương, ngô, thuốc lá của chúng ta cũng yếu,” Bộ trưởng Phát nói.

Bàn về khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, ông Lê Đình Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho rằng: Nếu sản xuất chỉ bó hẹp trong nước và không xuất khẩu thì sẽ rất khó khăn khi hội nhập. Dù nước ta xuất khẩu nhiều nhưng vẫn gặp khó khăn tại thị trường trong nước vì chất lượng chưa cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu và tâm lý người Việt vẫn còn sính ngoại.

“Theo tôi chúng ta không có con đường nào khác mà phải chấp nhận hội nhập là tất yếu, chấp nhận một số sản phẩm yếu thì tụt lùi để chuẩn bị chủ động tấn công,” ông Sơn nói.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát 
Hội nhập kinh tế sẽ tao cơ hội thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản (Ảnh minh họa)

“Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp là tất yếu, vì thế chúng ta cần bàn để tiến lên chứ ko phải để tụt lùi. Hội nhập là quá trình không thể quay đầu lại. Chúng ta không thể quay trở lại cơ chế bảo hộ trước đây,” Bộ trưởng Phát khẳng định.

Để thực hện các cơ chế đặt ra cần thực hiện ở nhiều cấp độ từ TƯ đến địa phương, cả nhà nước đến doanh nghiệp, người nông dân, viện, trường đều phải vào cuộc.

Đồng thời, cần thực hiện tốt Chương trình tái cơ cấu (TCC) nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các địa phương cần tìm hiểu nội dung hội nhập để cho vào chương trình kế hoạch của huyện, xã, doanh nghiệp về TCC, và chọn lĩnh vực ưu tiên để thực hiện.

Nguyên An
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm