1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút ròng hơn 26.000 tỷ đồng

(Dân trí) - Điều này cho thấy, thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức dồi dào. Song để duy trì việc giảm mặt bằng lãi suất, hệ thống ngân hàng cần phải chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh xử lý nợ xấu để giảm trích lập dự phòng.

Báo cáo tình hình kinh tế tháng 7 và 7 tháng đầu năm của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) vừa công bố nhận định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong tháng 7 vẫn ở mức dồi dào. Trong đó, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng qua đêm tính đến 18/7 là 1,11%, giảm 0,14 điểm % so với tháng 6. Đây là mức lãi suất qua đêm thấp nhất trong nhiều năm qua.

Đặc biệt, trong khoảng 3 tuần từ 1-22/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút ròng hơn 26.000 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Uỷ ban, nguyên nhân thanh khoản khá dồi dào do huy động tăng cao so với cùng kỳ (tính đến cuối tháng 6 tăng 10,2% so với đầu năm; cùng kỳ 2015 tăng 6%), trong khi tín dụng chỉ tăng ở mức tương đương. Tính đến 30/6, tăng trưởng tín dụng đạt 8,16% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm 2015 là 7,86%.

Bên cạnh đó, cung tiền tăng khá mạnh (tính đến 31/5, M2 tăng 6,77% so với cuối năm 2015; cùng kỳ 2015 tăng 3,8%) do NHNN đã bơm vào hệ thống khoảng 180.000 tỷ đồng thông qua việc mua ngoại tệ, trong khi tính đến 22/7 hút ròng khoảng 116.000 tỷ đồng.


NHNN đã bơm vào hệ thống khoảng 180.000 tỷ đồng thông qua việc mua ngoại tệ, trong khi tính đến 22/7 hút ròng khoảng 116.000 tỷ đồng.

NHNN đã bơm vào hệ thống khoảng 180.000 tỷ đồng thông qua việc mua ngoại tệ, trong khi tính đến 22/7 hút ròng khoảng 116.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh thanh khoản dồi dào, mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì được sự ổn định. Trong tháng 6, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.

Cụ thể, tính đến 24/6, lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn tăng 4,98%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 5,53%; lĩnh vực công nghiệp ưu tiên tăng 2,37%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 1,45%; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2,62%.

Theo UBGSTCQG, việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm để hỗ trợ doanh nghiệp có sơ sở thực hiện do thanh khoản hệ thống đang khá dồi dào, có thể đảm bảo được nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế trong năm 2016. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng đang chuyển dịch tập trung cho 5 lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với chủ trương của Chính phủ; lãi suất trái phiếu Chính phủ tiếp tục giảm ở các kỳ hạn.

“Việc phát hành trái phiếu Chính phủ đã đạt 85% kế hoạch năm (phát hành 250 nghìn tỷ đồng) sẽ giảm thiểu gây áp lực tăng lãi suất; Lạm phát tăng so với năm trước nhưng dự báo cả năm vẫn ở mức thấp (3,5-4%); Tỷ giá và thị trường ngoại hối từ đầu năm vẫn khá ổn định”, Uỷ ban cho hay.

Cũng theo Uỷ ban, tỷ giá cuối năm chỉ dao động trong khoảng kỳ vọng (3%). Dự báo của Uỷ ban cho hay, tỷ giá những tháng cuối năm nay sẽ dao động trong khoảng kỳ vọng, song vẫn còn một số yếu tố bất định cần được theo dõi, trong đó những diễn biến khó lường của thị trường tài chính quốc tế sẽ là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới tỷ giá USD/VND bởi tác động ngắn hạn từ Brexit sẽ có thể dẫn đến sự biến động của các đồng tiền chủ chốt như EUR, GBP và NDT.

“Đồng USD sẽ tăng giá khiến cho đồng nội tệ các nước mới nổi châu Á tiếp tục mất giá. Đặc biệt, trong trường hợp Trung Quốc giảm giá đồng nội tệ để tăng sức cạnh tranh sang thị trường châu Âu, sẽ tạo áp lực lớn lên tỷ giá USD/VND. Ngoài ra, yếu tố trong nước như nhu cầu thanh toán ngoại tệ tăng cao vào cuối năm cũng sẽ tác động nhất định lên tỷ giá”, báo cáo nhấn mạnh.

Đề cập tới sức khoẻ các ngân hàng, báo cáo cho hay, lợi nhuận 6 tháng đầu năm các ngân hàng thương mại tương đối khả quan, tạo dư địa cho việc xử lý nợ xấu và tiết giảm chi phí hoạt động của hệ thống.

Như vậy, “các điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất đang có nhiều yếu tố thuận lợi, song để duy trì việc giảm mặt bằng lãi suất, hệ thống ngân hàng cần phải chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh xử lý nợ xấu để giảm trích lập dự phòng”, Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhắn nhủ.

Nguyễn Hiền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm