1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Ngân hàng hết "thay tướng" đến rầm rộ tìm nhân sự

Bên cạnh các kế hoạch sáp nhập, tái cơ cấu, nhiều ngân hàng đã đồng loạt thay đổi lãnh đạo cao cấp và tuyển dụng hàng ngàn nhân sự với lời giải thích là để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Chưa hết tháng 4, thị trường tài chính đã có đến hàng chục ngân hàng thay đổi lãnh đạo từ cấp Hội đồng quản trị đến Ban tổng giám đốc, như: Vietinbank, Eximbank, Sacombank, DongABank, SCB, NamABank, KienLongBank, Techcombank...
 
Làn sóng tuyển dụng mới của ngân hàng lại bắt đầu.
Làn sóng tuyển dụng mới của ngân hàng lại bắt đầu.

 

Ồ ạt “thay tướng”

 

Tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), nhà đầu tư chưa hết ngỡ ngàng với kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) lại càng bất ngờ hơn với thông tin Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) rút ông Phạm Hữu Phú, người đại diện 10% vốn góp tại Sacombank, để về nhận nhiệm vụ mới. Thay thế chiếc ghế Chủ tịch HĐQT của ông Phú tại Sacombank là ông Kiều Hữu Dũng, một thành viên độc lập của HĐQT, người từng giữ chức Vụ trưởng ở Ngân hàng Nhà nước.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Hà Nội: Người dân đang “cố thủ” với túi tiền của mình
* Tướng Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố không rút giàn khoan
* Tạm giữ hơn 100 người lợi dụng diễu hành để quậy phá
* Chung cư: Đổi tên cho… dễ bán

 

Trở về Eximbank, tại đại hội cổ đông thường niên 2014, ông Phạm Hữu Phú được bầu vào ghế Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời đảm nhiệm luôn chức vụ tổng giám đốc thay cho ông Nguyễn Quốc Hương. Điều đáng nói là ông Hương chỉ vừa làm tổng giám đốc Eximbank được hơn 7 tháng sau khi ông Trương Văn Phước được điều động về làm Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia hồi đầu tháng 9-2013.

 

Trong khi đó, ông Lê Hùng Dũng dù đã thôi làm người đại diện vốn góp của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tại Eximbank nhưng vẫn được các cổ đông lớn giấu tên đề cử tiếp tục ngồi ghế Chủ tịch HĐQT ngân hàng này.

 

Còn việc ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, từ vị trí thành viên HĐQT độc lập của Ngân hàng Đông Á (DongABank) được đề cử làm làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này, thay ông Phạm Văn Bự đến tuổi nghỉ hưu cũng khiến nhiều người thấy lo ngại vì liên tưởng đến hình ảnh ông Trần Xuân Giá, một quan chức nghỉ hưu, đã vướng vào vòng lao lý khi đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB).

 

Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) trong kỳ đại hội cổ đông thường niên 2014 đã thay đổi cả Chủ tịch HĐQT lẫn tổng giám đốc nhưng ít được dư luận chú ý. Theo đó, ông Trần Huy Hùng nghỉ hưu và thôi làm Chủ tịch ngân hàng này. Thay vào đó, ông Nguyễn Văn Thắng, tổng giám đốc là người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Vietinbank, ông cũng bổ nhiệm ông Lê Đức Thọ, nguyên Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm Tổng Giám đốc VietinBank.

 

Không chỉ cấp Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mà nhiều vị trí Phó tổng giám đốc ở các ngân hàng cũng có sự bổ sung, thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu công việc.

 

Theo giới phân tích, việc các ngân hàng dồn dập đổi mới lãnh đạo cấp cao chủ yếu là do các đại gia đã chuyển nhượng vốn cổ phần cho người khác hoặc thay đổi người đại vốn. Từ đó xuất hiện nhiều nhân tố mới trong HĐQT của các ngân hàng.

 

Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, việc vận hành một tổ chức tài chính không hề đơn giản. Do đó, việc một hoặc vài lãnh đạo ngân hàng bị điều chuyển hoặc thay đổi công tác khác do không đạt kế hoạch đề ra là điều dễ hiểu.

 

Chật vật tìm nhân sự

 

Bên cạnh việc thay đổi lãnh đạo cao cấp, nhiều ngân hàng còn công khai thông báo tuyển cả ngàn nhân viên thay vì ồ ạt cắt giảm như hồi cuối năm 2013 trở về trước.

 

Mở đầu cho làn sóng này là việc Eximbank thông báo tuyển 550 chuyên viên tư vấn khách hàng cá nhân trên toàn quốc từ cuối tháng 3 vừa qua. Eximbank giải thích đợt tuyển dụng này nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phục vụ các nhu cầu của khách hàng cũng như đáp ứng sự phát triển kinh doanh trong giai đoạn mới.

 

Một đại gia khác là Vietcombank tuyên bố sẽ tuyển thêm khoảng 1.000 nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu mở thêm 15 chi nhánh của ngân hàng này trong năm 2014. Một số ngân hàng nhỏ hơn như Maritime Bank, VPBank cũng đánh tiếng sẽ tuyển thêm cả ngàn nhân sự trong năm nay. Trong đó, Maritime Bank dự kiến đăng tuyển khoảng 700 người trong thời gian tới.

 

Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy nhiều ngân hàng thương mại đang kêu thiếu lao động và sẵng sàng tuyển thêm khi điều kiện cho phép.

 

Nhu cầu lớn là vậy nhưng theo các đơn vị cung ứng lao động trên thị trường hiện nay các đầu việc mà ngân hàng cần hiện nay lại rất khó tuyển. Cụ thể, các ngân hàng chủ yếu tuyển dụng các vị trí nhân viên kinh doanh, bán hàng, tư vấn, quan hệ khách hàng, thu hồi nợ... nên thường đòi hỏi những người có kinh nghiệm, nhiều mối quan hệ nhằm hướng đến nhóm khách hàng cá nhân trong khi dân tài chính có nhiều kinh nghiệm lại ít quan tâm đến các vị trí này.

 

Theo Thy Thơ – Viết Minh

Người Lao động
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước