Ngân hàng đa kênh và Ngân hàng hợp kênh – Sự khác biệt mang tính cách mạng

Khác với ngân hàng đa kênh giao dịch (ngân hàng đa kênh) khi chỉ tạo nên trải nghiệm rời rạc, ngân hàng hợp kênh giao dịch (ngân hàng hợp kênh) là một hệ sinh thái đa kết nối, xuyên suốt và liền mạch trên mọi giao dịch, tương tác của khách hàng.

Những hạn chế của ngân hàng đa kênh

Ngân hàng đa kênh không còn xa lạ trong thời buổi hiện nay. Nó chính là các kênh giao dịch mà mọi người vẫn thực hiện hàng ngày như: Internet Banking, Mobile Banking, quầy giao dịch, ATM…Mô hình này được hầu hết các ngân hàng Việt Nam áp dụng.

Tuy vậy, nó vẫn còn nhiều hạn chế là các kênh giao dịch này hoàn toàn riêng biệt, không đồng bộ để khách hàng có thể tối ưu hóa trải nghiệm cũng như thực hiện các giao dịch liền mạch ở nhiều kênh khác nhau. Điều này dẫn đến 3 vấn đề:

Thứ nhất: Khách hàng đang ngày càng tương tác dưới nhiều phương thức khác nhau, vì thế trải nghiệm của họ không có được sự liền mạch và xuyên suốt trong giao dịch.

Thứ hai: Việc tích hợp sản phẩm, ra mắt một tiện ích của ngân hàng chiếm rất nhiều thời gian vì phải phát triển độc lập cho từng kênh giao dịch. Điều này sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh từ ngân hàng cũng như chưa tối ưu hóa được quyền lợi cho khách hàng.

Thứ ba: Mỗi khách hàng đều có nhu cầu thực hiện nhiều kênh giao dịch khác nhau, việc không đồng bộ dẫn đến việc họ phải tốn thời gian thực hiện lại các giao dịch từ đầu nếu chẳng may kênh giao dịch đang thực hiện bị gián đoạn.

Chính vì vậy, ngân hàng cần có một phương thức giao dịch mới, hiện đại và phục vụ nhu cầu của khách một cách đồng bộ và liền mạch hơn ở mọi kênh giao dịch mà mình mong muốn.

Ngân hàng hợp kênh, xu hướng khác biệt mang tính cách mạng

Khác với ngân hàng đa kênh chỉ tập trung vào các kênh giao dịch, ngân hàng hợp kênh (Omni-Channel Banking) lại giúp khách hàng có trải nghiệm đồng bộ và liền mạch trên mọi kênh giao dịch, từ Internet Banking, Mobile Banking, ATMquầy giao dịch hay tư vấn viên.Nó cho phép đồng bộ tất cả các kênh giao dịch thành một, hình thành một trải nghiệm liền mạch và đồng nhất trên bất kỳ kênh nào mà bạn lựa chọn.

Ngân hàng đa kênh và Ngân hàng hợp kênh – Sự khác biệt mang tính cách mạng - 1

Ví dụ cho điều này là việc bạn có thể thực hiện một giao dịch trên điện thoại, sau đó muốn tiếp tục thực hiện tiếp trên máy tính, và vì lý do gì đó lại muốn giao dịch trực tiếp tại quầy thì những giao dịch dang dở vẫn được bảo lưu, bạn có thể tiếp tục hoàn thành tiếp các giao dịch của mình,hoàn toàn xuyên suốt và liền mạch.

Đây vẫn chưa phải là những gì ngân hàng hợp kênh có thể làm được, mô hình này còn có thể mở rộng sang nhiều giao thức kết nối chứ không chỉ bó buộc trong phạm vi ngân hàng như: các nền tảng mạng xã hội, đối tác liên kết…

Ví dụ là nếu một ngày, bạn lượn lờ dạo quanh các website nhà hàng ăn uống ưa thích, đến khi truy cập ứng dụng ngân hàng bạn nhận ngay một thông báo rằng thẻ tín dụng ngân hàng đang giảm giá đến 50% tại nhà hàng mà bạn ưa thích.

Hay đơn giản, bạn không còn phải chuyển qua lại giữa các ứng dụng như: đặt vé xem phim, mua sắm trực tuyến... Tất cả đều được tích hợp trong một hệ sinh thái duy nhất, một chạm ngay trên ứng dụng ngân hàng, giao dịch của bạn hoàn tất.

Với những ưu điểm vượt trội ở trên, ngân hàng hợp kênh thật sự tạo nên một sự khác biệt mạnh mẽ so với ngân hàng đa kênh, trải nghiệm khách hàng luôn được xuyên suốt và liền mạch, sản phẩm được tích hợp một lần cho tất cả kênh giao dịch nhờ sự đồng bộ hóa, khách hàng không còn bận tâm về lựa chọn kênh giao dịch phù hợp vì mọi hình thức đều mang lại trải nghiệm như nhau.

Đã có ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam

Trong khi tất cả các ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang chú ý vào phát triển mô hình đa kênh thì vào ngày 19/3 vừa qua, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã có buổi họp báo ra mắt OCB OMNI - ứng dụng ngân hàng trên nền tảng hợp kênh, trở thành ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam.

Ngân hàng đa kênh và Ngân hàng hợp kênh – Sự khác biệt mang tính cách mạng - 2

Theo đó, OCB OMNI thừa hưởng những ưu điểm vượt trội từ nền tảng hợp kênh, khách hàng sẽ có được một trải nghiệm hợp nhất và liền mạch trên mọi kênh giao dịch.

Chia sẻ từ đại diện của OCB cho biết: “Ứng dụng này mang đến cho khách hàng sự tiện lợi tối đa với các giao dịch liền mạch, xuyên suốt cùng các tiện ích hiện đại: Giỏ thanh toán, màn hình quản lý tài chính thông minh, tùy chỉnh ứng dụng theo sở thích…Bên cạnh đó, ứng dụng được bảo mật đa lớp theo tiêu chuẩn hàng đầu Châu Âu đảm bảo an toàn cao, khách hàng hoàn toàn an tâm khi trải nghiệm”.

Ngày 19.3.2018 là khởi đầu cho việc OCB ứng dụng nền tảng Ngân hàng hợp kênh; và lộ trình phát triển sẽ tiếp tục đến năm 2020. Trong thời gian sắp tới, những tiện ích cùng trải nghiệm mới mẻ, đột phá mà chưa một ngân hàng nào có sẽ lần lượt được giới thiệu đến khách hàng. Điều này khẳng định một lần nữa cho tiêu chí hoạt động của OCB trong suốt 22 năm qua, mọi sự thay đổi luôn vì một mục tiêu duy nhất: Lợi ích và sự thịnh vượng bền vững dành cho khách hàng.

P. Anh