Ngắm gia tài "độc" bạc tỉ của "đại gia" Đà Nẵng

(Dân trí) - Trừ các khoản chi phí và trả tiền lương cho công nhân, mỗi năm vườn cây cảnh Sáu Khoa (TP Đà Nẵng) thu lãi 500 - 600 triệu đồng trong đó chủ yếu nhờ “săn” được những cây cảnh độc.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* 'Tòa lâu đài' 2 triệu đô của đại gia Hải Phòng
* Tín dụng ngoại tệ tăng tốc
* Cửa hàng tiêu dùng ngoại: “Trào lưu hay cơn khát”?
* Tiền vẫn đổ mạnh vào chứng khoán, "bão" giao dịch tại FLC
* Đào vàng đem bán: Một lần bất tín, vạn lần bất tin
* [INFOGRAPHIC] Lịch sử phát triển của tiền tệ

Chủ nhân của vườn cây cảnh Sáu Khoa là anh Lê Văn Khoa (sinh 1970, trú đường Núi Thành, TP Đà Nẵng).

Anh Khoa cho biết, trước đây anh làm nghề nuôi tôm cùng với bố mẹ nhưng sau khi thành phố có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp, anh phải chuyển qua nghề lái xe tải. Tuy nhiên nghề lái xe khá vất vả nhưng thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu, cuộc sống rất khó khăn. Nhiều lúc anh cũng tính chuyển nghề nhưng chưa biết tìm nghề gì cho phù hợp, đem lại kinh tế cao.
Rồi trong những lần chở cây, cẩu cây, trồng cây cho họ, anh học “lỏm” được nghề kinh doanh cây cảnh nên đã quyết định chuyển qua nghề này.
Anh Khoa bên cây sung cô thụ mới săn được 
Anh Khoa bên cây sung cổ thụ mới "săn" được 

Cuối năm 2008, anh mượn đất của dự án treo gần chợ Đầu mối Hòa Cường để kinh doanh cây cảnh. Ban đầu làm nghề này anh cũng gặp nhiều khó khăn do chưa quen. Phải mất một thời gian dài việc kinh doanh của anh mới gặp thuận lợi.

Hiện tại vườn cây cảnh của anh có khoảng 1.000 cây các loại trong đó có 2 loại chính là cây cảnh bonsai và cây ăn quả. Những cây cảnh trong vườn cảnh chủ yếu bán cho các khu biệt thư, các resort. Trừ các khoản chi phí và trả tiền lương cho công nhân, mỗi năm thu lãi 500 – 600 triệu đồng.

Cây khoa đang bơm thuốc cho một cây cảnh độc 
Anh Khoa đang bơm thuốc cho một cây cảnh "độc" 

Theo anh Khoa, những cây cảnh công trình chỉ là để “lấy ngắn nuôi dài thôi”,  còn đem lại khoản thu nhập “khủng” là nhờ “săn” được những cây cảnh độc. Đó là những cây cảnh có dáng bonsai, đẹp mà không có sự tác động của con người, hoàn toàn tự nhiên.

Anh Khoa thường hay vào các huyện miền núi của Quảng Nam và Đà Nẵng để “săn” những cây cảnh độc của đồng bào dân tộc. Sau khi được đưa về xuôi, giá những cây cảnh đó được bán gấp 5 -6 lần, thậm chí là 10 lần so với giá anh mua.
Mỗi tháng nhiều nhất anh “săn” được 2 - 3 cây độc, còn không thì cũng được một cây. Tuy nhiên, “săn” cây độc chỉ có thể đi được vào mùa nắng còn mua mưa thì phải nghỉ ở nhà. Mỗi chuyến anh đi khoảng 10 ngày, mất 2 -3 ngày để săn tìm cây và khoảng 7 ngày để đào và vận chuyển về vườn. Để khách ở các tỉnh, thành khác có thể biết và mua cây cảnh của mình, mỗi lần “săn” được cây độc về là anh cho đăng lên mạng. Từ khi kinh doanh cây cảnh đến nay, anh đã săn và bán được khoảng 100 cây cảnh độc.
Đây cũng là một cây sung độc anh săn được. Cây sung này có giá 90 triệu đồng 
Đây cũng là một cây sung "độc" anh săn được. Cây sung này có giá 90 triệu đồng 
Cây me được anh ra giá 70 triệu đồng 
Cây me được anh ra giá 70 triệu đồng 

Anh cho biết, anh vừa bán một cây ổi lớn nhất Việt Nam với giá 250 triệu cho một khu biệt thự ở Hưng Yên. Trong khi giá anh mua và vận chuyển chỉ 25 triệu đồng. “Cây có chiều cao khoảng 5m, sau đó đổ tầng ra rất đẹp”, anh Khoa cho biết.

Anh cũng vừa “săn” được một cây sung cổ thụ trên 100 năm tuổi. Cây này anh mua lại của một người dân tộc Cơ tu ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). “Cây sung này nó "độc" ở chỗ là cây cổ thụ 100 năm tuổi, dáng đẹp, tầng nhánh phân bố hợp lý”, anh Khoa giải thích.

Cây lội có giá 100 triệu đồng
Cây lội có giá 100 triệu đồng
 
Và cây Kơ nia có giá 120 triệu đồng 
Và cây Kơnia có giá 120 triệu đồng 

Hiện tại, trong vườn của anh còn có một số cây cảnh "độc" có giá từ 70 - 120 triệu đồng như cây Kơnia, cây me, cây sung, cây lội… 

Khánh Hồng

 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”