"Nên có khảo sát thiệt hại của doanh nghiệp sau các vụ xô xát"
(Dân trí) - Sau sự cố ở Vũng Áng và Bình Dương, trong lúc hốt hoảng nhiều nhà đầu tư muốn về nước ngay lập tức. Nên tiến hành khảo sát về thiệt hại của các DN và có biện pháp quyết liệt để lấy lại lòng tin của DN, đại diện Hiệp hội DN FDI cho biết.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng Chính phủ Việt Nam đã xử lý tình huống rất tốt. Ông cũng cho rằng những sự cố không hay có thể biến thành điều tốt khi người ta xử lý tốt.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Bầu Kiên nằm tù: Biệt thự lạnh lẽo, siêu xe phủ bụi |
Khi gia nhập TPP thì thu hút vốn đầu tư FDI chắc chắn sẽ tăng đối với một số ngành trong đó có nông nghiệp vì TPP rất quan trọng xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường của các nước tham gia hiệp định này.
Theo ông, Chính phủ Việt Nam nên có những biện pháp nào để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam?
Theo tôi việc đầu tiên là phải xử lý những phần tử gây rối và việc này chúng ta đã làm rồi. Tiếp theo là nên tiến hành một cuộc điều tra khảo sát luôn về các thiệt hại của các nhà đầu tư, từ đó sẽ có những chính sách ưu đãi về thuế, đất đai… để mời người ta quay lại, dần dần lấy lại niềm tin của họ.
Tại cuộc họp gần đây giữa lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp có kiến nghị là Chính phủ nên có hỗ trợ phần nào thiệt hại của các doanh nghiệp trong các vụ xô xát gần đây. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi nghĩ, tốt nhất là kết hợp giữa các giải pháp. Chính phủ có thể hỗ trợ họ phần nào để họ khôi phục lại sản xuất nếu họ cam kết. Tiếp theo là hỗ trợ họ dần dần thông qua các chính sách về thuế.
Hiện nay, nước ta chưa có luật rõ ràng về bảo hộ đầu tư vì khi có luật này thì sẽ có một cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm đền bù. Qua việc này, Chính phủ nên có những quy định rõ ràng liên quan đến vấn đề này.
Nhiều người đánh giá cao cách xử lý vấn đề của Chính phủ sau các sự cố vừa qua. Tuy nhiên, theo quan điểm riêng của ông, liệu thu hút vốn FDI có bị giảm trong thời gian tới không?
Tôi nghĩ giảm hay không thì cần có thời gian. Điều quan trọng là sau vụ việc này chúng ta sẽ tiếp tục giải quyết như thế nào để các nhà đầu tư thấy yên tâm rằng trước những biến động lớn như vậy họ sẽ được bảo hộ và họ lấy lại niềm tin. Khi họ lấy lại được niềm tin thì không những đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn giữ được một tốc độ như cũ mà thậm chí còn tốt hơn. Tôi nghĩ những cái xấu có thể biến thành cái tốt khi người ta xử lý tốt.
Sau những sự cố xảy ra ở Hà Tĩnh và Bình Dương, ông có thấy doanh nghiệp nước ngoài nào nhất là doanh nghiệp Trung Quốc hay Đài Loan có động thái rút đầu tư ở Việt Nam không?
Hiện nay chưa có thống kê chính thức về vấn đề này. Tuy nhiên, trong lúc hốt hoảng cũng có nhiều nhà đầu tư lo sợ cả về tài sản và tính mạng của họ. Có những người nói rằng họ sẽ lên máy bay về nước ngay lập tức. Tuy nhiên mấy ngày gần đây mọi người đang dần trấn tĩnh trở lại. Tôi chắc rằng Chính phủ Việt Nam sẽ có những biện pháp kiên quyết và hiệu quả để giữ chân những nhà đầu tư và chứng minh cho các nhà đầu tư thế giới thấy rằng chúng ta có một nền chính trị ổn định và một nền an ninh ổn định và chúng ta sẵn sàng bảo hộ cho họ.
Đã có những ý kiến cho rằng chúng ta nên lựa chọn đối tác kinh tế khác thay vì Trung Quốc trong khi hiện nay Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư tương đối lớn, là thị trường xuất khẩu và cũng là nhà nhập khẩu lớn của nước ta. Ông đánh giá gì về vấn đề này?
Ông có nhắn gửi gì tới các nhà đầu tư nước ngoài?
Tôi nghĩ là các nhà đầu tư nên bình tĩnh vì từ lâu nay chính trị - xã hội ở Việt Nam rất ổn định. Các nhà đầu tư nên yên tâm, tiếp tục nghiên cứu và tiếp tục làm ăn ở Việt Nam. Những chính sách về đầu tư ở Việt Nam sau khi có Nghị quyết 103 của Chính phủ và sau những buổi gặp mặt giữa Thủ tướng và doanh nghiệp thì tôi nghĩ rằng những cam kết của Chính phủ Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài là rất tốt. Luật đầu tư và thương mại ở Việt Nam đang dần dần được cải thiện. Vấn đề là làm sao Việt Nam có thể thực thi những quyết tâm đó của Chính phủ, thực thi những luật lệ đó cho hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
(ghi)