Nếm trái đắng khi “nhảy” vào thị trường hạ tầng
Tham gia kinh doanh hạ tầng giao thông, có doanh nghiệp (DN) phải nếm trái đắng trước hành xử bất nhất của đại diện cơ quan chức năng. Điển hình của câu chuyện này xảy ra ở lĩnh vực kinh doanh bến xe khách…
DN phản pháo lãnh đạo sở
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Hội nghị có chủ đề “Tháo gỡ khó khăn cho bến xe Nước Ngầm”, tức xóa cảnh trơ nền vì thiếu xe ở bến xe được đánh giá là hiện đại nhất Hà Nội này. Ngay sau khai mạc, chủ đề đó bị phá vỡ.
“Không nên điều chuyển”, “để xe yên vị” vì lợi ích doanh nghiệp vận tải và người dân; DN bến không được quyền “chỉ đạo” cơ quan Nhà nước... là những ý kiến chủ yếu được đưa ra. Nhẹ hơn, người phát biểu hứa sẽ vận động DN về Bến Nước Ngầm hoặc khuyên ông chủ bến tăng cường mở hội nghị mời gọi khách hàng.
Chủ bến xe Nước Ngầm vội vàng đứng lên phân trần: “Bộ GTVT và UBND Thành phố Hà Nội mới chỉ đạo, các bến đón xe ở cửa ngõ thành phố theo hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. Có nghĩa, các xe không chạy xuyên tâm như hiện nay và cần tổ chức lại. Bến Nước Ngầm ở phía Nam, sẽ được đón một số tuyến ở phía này. Quy hoạch đó đã có từ 2006 và đến nay vẫn được khẳng định lại. Phải chăng, đây là cuộc họp định trước để vô hiệu hóa các chỉ đạo của cấp trên”.
Có chuyện lạ, bài phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Nam Định được chuẩn bị trước. Phần mở đầu có đoạn “hoàn toàn nhất trí với báo cáo của Sở GTVT Hà Nội” và được đọc tại hội nghị. Trong khi, báo cáo của Sở GTVT (nội dung chủ yếu khẳng định việc sở này điều hành luồng tuyến đúng chủ trương) mới công bố từ đầu cuộc họp.
Ở vị trí chủ trì, ông Linh đề nghị ông Lập không nên coi đây là cuộc họp chống lại ý kiến của lãnh đạo thành phố. “Việc các DN vận tải góp ý là cần thiết vì liên quan trực tiếp với họ. Họ phát biểu rất tích cực, có tính xây dựng” – ông Linh khẳng định. Cuối cuộc họp, ông Linh cho biết sẽ tổng hợp, báo cáo nội dung cuộc họp này lên UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT.
DN thua lỗ, xã hội hóa thất bại
Là bến xe xã hội hóa đầu tiên của Hà Nội, Bến xe Nước Ngầm có vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Đây được coi là bến xe sạch sẽ, hiện đại, mẫu mực nhất Hà Nội.
Bến xe Nước Ngầm được đầu tư dựa trên định hướng quy hoạch vận tải của Sở GTVT Hà Nội có từ năm 2006. Theo đó, luồng tuyến xe khách ra vào các bến được quy hoạch theo hướng: Xe không chạy xuyên tâm, đón/trả khách tại các bến cửa ngõ. Trong đó, bến Nước Ngầm ở phía Nam, được đón một số tuyến từ phía Nam vào Hà Nội. |
Theo quy hoạch này, năm 2007, Tổng cục Đường bộ (lúc đó là Cục Đường bộ) yêu cầu chuyển các tuyến Nghệ An – Hà Tĩnh (từ phía Nam vào Hà Nội) về bến xe Nước Ngầm. Nhưng chỉ 5 tháng sau, Sở GTVT Hà Nội ra văn bản chấp thuận một số xe chạy xuyên tâm thành phố, sang Bến xe Mỹ Đình.
Sau khi dư luận lên tiếng về tình hình quá tải, vỡ trận tại Bến xe Mỹ Đình, tháng 7/2013, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở GTVT Hà Nội tổ chức sắp xếp luống tuyến xe khách theo quy hoạch ban đầu (nguyên tắc Bắc, Nam, Đông, Tây); trong đó có cả việc chuyển xe về bến Nước Ngầm.
Nhưng đến nay, chỉ đạo này vẫn chưa được thực hiện. “Tôi không đòi hỏi gì ngoài việc Sở GTVT, cụ thể là anh Linh – người trực tiếp quản lý mảng vận tải của Sở GTVT thực hiện đúng quy hoạch, đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố" – ông Lập khẩn thiết.
Nỗi khổ của các chủ DN như bến xe Nươc Ngầm không phải cá biệt. Bến xe tư nhân của Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại Đà Nẵng đang rơi vào tình cảnh “vắng như chùa bàn đanh” vì chính quyền không cho xe về như lời hứa ban đầu.
Bến xe mệnh danh là “hàng không mặt đất” ở ngoại thành Đà Lạt (Lâm Đồng) của Cty Phương Trang cũng thua lỗ vì chính quyền vẫn cho tồn tại, thậm chí nâng cấp, mở rộng một bến xe khác trong trung tâm thành phố.
“Việc tạo hành lang pháp lý cho các DN tư nhân hoạt động sau khi đầu tư hoặc nhận chuyển nhượng hạ tầng giao thông là một yếu tố quan trọng. Nếu để DN kinh doanh hạ tầng thất bại thua lỗ, chủ trương xã hội hóa cũng không thành công, lãng phí tiền của xã hội” - Ông Nguyễn Danh Huy, Trưởng ban Quản lý các dự án đối tác công tư (Bộ GTVT). |
Theo Sỹ Lực