Mỹ ngầm phá dự án ngân hàng 50 tỉ USD của Trung Quốc
Hôm nay Trung Quốc sẽ chính thức khởi động dự án 50 tỷ USD để thành lập Ngân hàng Đầu tư Châu Á (AIIB).
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20 nền kinh tế chủ yếu là nhỏ, nhiều trong số đó là các quốc gia khách hàng của Trung Quốc, sẽ trở thành thành viên sáng lập của ngân hàng tại buổi lễ vào hôm thứ Sáu ở Bắc Kinh, sau khi Washington vận động hành lang dữ dội để ngăn chặn các nước khác tham gia.
Khi lần đầu tiên công bố kế hoạch thành lập ngân hàng vào năm ngoái, Bắc Kinh đã “đánh tiếng” đến một số quốc gia châu Âu, cũng như Úc, Indonesia và Hàn Quốc. Nhưng dưới áp lực của Mỹ, không ai trong các quốc gia này tham gia vào ngân hàng trong giai đoạn đầu, mặc dù một số vẫn hy vọng sẽ được tham gia sau này.
Ấn Độ là nền kinh tế lớn duy nhất đồng ý với sáng kiến của Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào sáng thứ Sáu. AIIB sẽ có sự tham gia của Mông cổ, Uzbekistan, Kazakhstan, Sri Lanka, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Oman, Kuwait, Qatar và thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á, ngoại trừ Indonesia.
Indonesia có lý do riêng của mình để từ chối việc tham gia ở giai đoạn đầu, khi cho rằng chính phủ mới thành lập nên chưa có thời gian để xem xét đề nghị của Bắc Kinh.
AIIB ban đầu sẽ có vốn là 50 tỷ USD, hầu hết là đóng góp của Trung Quốc, và hy vọng sẽ nhanh chóng tăng số tiền đó đến 100 tỷ USD.
Với số tiền đó, AIIB sẽ gần bằng hai phần ba số vốn của Ngân hàng Phát triển châu Á là 165 tỷ USD, mà Trung Quốc coi là chịu ảnh hưởng của Nhật Bản và Mỹ.
Ngân hàng mới ban đầu sẽ tập trung vào việc xây dựng một "con đường tơ lụa mới", theo sáng kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để mở tuyến đường thương mại đến châu Âu. Dự án sẽ bao gồm một đường sắt liên kết trực tiếp từ Bắc Kinh đến Baghdad.
Đây là một nỗ lực của Trung Quốc cho thấy sự thất vọng của chính quyền Bắc Kinh trong việc tìm kiếm sự kiểm soát của mình trong các tổ chức ngân hàng thế giới hiện có.
Trong nhiều năm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu có tiếng nói lớn hơn trong các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, IMF, ADB nhưng những cải cách nhằm cải thiện điều này là rất chậm so với sự tăng trưởng kinh tế và sức mạnh của Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ cho biết họ không ủng hộ sáng kiến này, Washington cho rằng, khó có khả năng thúc đẩy các tiêu chuẩn môi trường, thị trường và quyền con người theo cách của Ngân hàng Thế giới và ADB đã làm.
Nhưng các quan chức Trung Quốc xem sự phản đối của Mỹ là một nỗ lực để gia tăng tham vọng của mình thành một thế lực thống trị ở châu Á.
“Bạn có thể nghĩ điều này như một trò chơi bóng rổ, trong đó Mỹ muốn thiết lập thời gian, kích thước sân, chiều cao của rổ và mọi thứ khác cho phù hợp với bản thân của mình”, Wei Jianguo, một cựu Bộ trưởng Thương mại nói. “Trong thực tế Mỹ chỉ muốn loại Trung Quốc trong trò chơi này”.
Theo Hàn Giang