Mứt Tết truyền thống có còn chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng?

(Dân trí) - “Cứ thấy những chiếc hộp vuông vức hay lục lăng màu đỏ, in hình ông Phúc Lộc Thọ là thấy Tết về.”

“Hồi bé, Tết đến nhà ai mà không có mứt là mặt mũi tự nhiên ỉu xìu. Mình chỉ thích đến chơi mấy nhà trên phố, nhà nào cũng có một khay mứt đủ màu, kẹo, bánh, hạt dưa đỏ óng. Ăn xong còn dấm dúi mang về.” Chị Hà – Vạn Phúc chia sẻ.

Người tiêu dùng liệu còn chuộng mứt Tết?

Mứt Tết truyền thống có còn chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng? - 1

Mứt Tết của Bánh Mứt Kẹo Hà Nội

Vẫn còn đó những câu chuyện Tết xưa, từ những năm thật cũ. Chị Tâm – Trung Kính chia sẻ “Cứ thấy những chiếc hộp vuông vức hay lục lăng màu đỏ, in hình ông Phúc Lộc Thọ là thấy Tết về. Nhà mình cũng mua bánh kẹo ngoại, nhưng mứt Tết vẫn phải dùng hàng Việt mới chuẩn.”

Xu thế chọn mứt Tết năm Canh Tý 2020

Người Việt dùng hàng Việt

Sau một thời gian dài choáng ngợp với bánh mứt kẹo hàng ngoại nhập, người Việt Nam dần có xu thế trở về với thương hiệu truyền thống. Thương hiệu Việt không chỉ có lợi thế về việc thấu hiểu thị hiếu ẩm thực của người bản địa, mà còn thuần thục trong việc lưu giữ được hương vị truyền thống.

Mứt Tết truyền thống có còn chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng? - 2
Mứt Tết của Bánh Mứt Kẹo Hà Nội

Thương hiệu uy tín, có tên tuổi

Ngoài việc khước từ những sản phẩm “ba không”: không nhãn mác - không nguồn gốc - không hạn sử dụng, người dùng nên lưu ý về nhãn hiệu của sản phẩm. Bạn nên chọn mua mứt Tết ở siêu thị, cửa hàng lớn, thương hiệu có tên tuổi, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, có “vị thế cao” trong lòng người tiêu dùng.

Mứt Tết truyền thống có còn chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng? - 3
Bánh Mứt Kẹo Hà Nội là thương hiệu được người Việt tin dùng suốt hơn 50 năm qua

Hương vị đậm Tết xưa

Có lẽ chỉ khi Tết về, khay mứt mới trở nên đẹp mắt và ý nghĩa đến thế. Mứt Tết là một thức quà ngọt ngào, dùng quyện vị với chén trà mạn ngăm ngăm đắng, đưa câu chuyện bên bàn tiệc Tết thêm đôi lời hay ý đẹp. Nhiều gia đình cầu kỳ còn lựa chọn mứt Tết, bày biện theo phong thủy, bởi mỗi loại mứt không chỉ mang một hương vị đặc trưng mà còn có ý nghĩa riêng của nó.

Mứt gừng cay cay, vàng ruộm mang theo ý nguyện về một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc. Mứt sen trần thanh mát mang ý nghĩa cầu cho năm mới sum họp đủ đầy. Mứt bí mang ý nghĩa cầu mong sự phát triển, sức khỏe tốt. Đủ các tông màu, đủ vị ngọt bùi đắng cay hòa quyện trong một khay mứt ngày Tết sum họp.

Mứt Tết truyền thống có còn chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng? - 4
Sản phẩm mứt Tết của Bánh Mứt Kẹo Hà Nội

Xem thêm các sản phẩm của Bánh Mứt Kẹo Hà Nội – thương hiệu lưu giữ hương vị Tết cổ truyền Việt Nam tại đây: http://banhmutkeohanoi.com.vn/ 

Ngọc Mai