Một năm của các bộ trưởng: “Dấu lặng” của ông Vũ Huy Hoàng
Khác với phần đông bộ trưởng khác, ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương thuộc diện “hai nhiệm kỳ”, đầy kinh nghiệm trong quản lý và điều hành một siêu bộ. Nhưng, năm 2013 đang khép lại với ông như một dấu lặng…
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Thiếu điểm nhấn
Khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công Thương vào năm 2007, nhiều người từng nghĩ, Bộ Công Thương đã có được một bộ trưởng “đúng nghề”. Sinh năm 1953, ông Hoàng khởi nghiệp với tấm bằng tốt nghiệp của Học viện Mỏ - Luyện kim Preiberg, Cộng hoà Dân chủ Đức, và sau đó có hơn 10 năm làm việc như là một cán bộ chuyên sâu về ngành công nghiệp dầu khí và địa chất.
Bước ngoặt quan trọng trên hành trình chính trị có lẽ là vào năm 1987, khi ông trở thành cán bộ biệt phái tại Ủy ban Kinh tế đối ngoại, từ đó thăng tiến dần trong Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư và sau đó là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trở thành một trong những cán bộ nòng cốt trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Năm 1997, khi 44 tuổi, ông đã là thứ trưởng bộ này, đồng thời lấy xong bằng tiến sỹ kinh tế.
Trải nghiệm tiếp theo, quan trọng hơn, chính là việc ông trở thành Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Tây vào năm 2003, sau đó là quyền Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây, quyền Bí thư Tỉnh ủy rồi Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Lạng Sơn. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngành công thương thời điểm 2007 đứng giữa một bầu không khí vừa hồ hởi vừa hy vọng vừa lo toan, cả về mặt “Công” lẫn mặt “Thương”. Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cả hai mảng này đứng trước cơ hội và thách thức rất lớn. Nhiều người đặt niềm tin vào một lãnh đạo vừa có chuyên môn, vừa giàu trải nghiệm như ông Hoàng, như một lựa chọn phù hợp cho vị trí đứng đầu “siêu bộ” vừa mới thành lập.
Như VnEconomy từng đề cập, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng từng được kỳ vọng sẽ là nhân tố mới trong “đội hình” Chính phủ. Bản thân ông, khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ sau khi được bổ nhiệm, cũng đã nói rằng “để đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, Nhà nước luôn đòi hỏi một bộ trưởng phải hành động”.
“Cá nhân tôi xin nói sẽ cố gắng hết sức, sẽ bắt nhịp công việc và sẽ điều hành Bộ Công thương hoạt động hiệu quả. Tôi sẽ là bộ trưởng hành động”, ông Hoàng nói.
Tuy nhiên, có thể thấy sau gần hai nhiệm kỳ Bộ trưởng, những công việc chính của ngành công thương vẫn cứ diễn ra “đều đều”, các vấn đề căn bản nhất của ngành từ điện, than, dầu khí đến thương mại trong và ngoài nước vẫn chưa thấy điểm nhấn nào đặc biệt.
Có cảm giác, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã không trở thành một “bộ trưởng hành động” như chính ông từng mong muốn; người ta nhận thấy ở ông hình ảnh của một “bộ trưởng điều hành”, một người khá tròn trịa và an toàn trong công việc. Hiếm khi thấy ông xuất hiện ở các điểm nóng của ngành, từ bauxite, điều hành xăng dầu, giá điện hay đàm phán các hiệp định quốc tế…
Dấu lặng 2013
Khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công Thương vào năm 2007, nhiều người từng nghĩ, Bộ Công Thương đã có được một bộ trưởng “đúng nghề”. Sinh năm 1953, ông Hoàng khởi nghiệp với tấm bằng tốt nghiệp của Học viện Mỏ - Luyện kim Preiberg, Cộng hoà Dân chủ Đức, và sau đó có hơn 10 năm làm việc như là một cán bộ chuyên sâu về ngành công nghiệp dầu khí và địa chất.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Hà Nội |
Bước ngoặt quan trọng trên hành trình chính trị có lẽ là vào năm 1987, khi ông trở thành cán bộ biệt phái tại Ủy ban Kinh tế đối ngoại, từ đó thăng tiến dần trong Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư và sau đó là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trở thành một trong những cán bộ nòng cốt trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Năm 1997, khi 44 tuổi, ông đã là thứ trưởng bộ này, đồng thời lấy xong bằng tiến sỹ kinh tế.
Trải nghiệm tiếp theo, quan trọng hơn, chính là việc ông trở thành Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Tây vào năm 2003, sau đó là quyền Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây, quyền Bí thư Tỉnh ủy rồi Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Lạng Sơn. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngành công thương thời điểm 2007 đứng giữa một bầu không khí vừa hồ hởi vừa hy vọng vừa lo toan, cả về mặt “Công” lẫn mặt “Thương”. Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cả hai mảng này đứng trước cơ hội và thách thức rất lớn. Nhiều người đặt niềm tin vào một lãnh đạo vừa có chuyên môn, vừa giàu trải nghiệm như ông Hoàng, như một lựa chọn phù hợp cho vị trí đứng đầu “siêu bộ” vừa mới thành lập.
Như VnEconomy từng đề cập, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng từng được kỳ vọng sẽ là nhân tố mới trong “đội hình” Chính phủ. Bản thân ông, khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ sau khi được bổ nhiệm, cũng đã nói rằng “để đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, Nhà nước luôn đòi hỏi một bộ trưởng phải hành động”.
“Cá nhân tôi xin nói sẽ cố gắng hết sức, sẽ bắt nhịp công việc và sẽ điều hành Bộ Công thương hoạt động hiệu quả. Tôi sẽ là bộ trưởng hành động”, ông Hoàng nói.
Tuy nhiên, có thể thấy sau gần hai nhiệm kỳ Bộ trưởng, những công việc chính của ngành công thương vẫn cứ diễn ra “đều đều”, các vấn đề căn bản nhất của ngành từ điện, than, dầu khí đến thương mại trong và ngoài nước vẫn chưa thấy điểm nhấn nào đặc biệt.
Có cảm giác, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã không trở thành một “bộ trưởng hành động” như chính ông từng mong muốn; người ta nhận thấy ở ông hình ảnh của một “bộ trưởng điều hành”, một người khá tròn trịa và an toàn trong công việc. Hiếm khi thấy ông xuất hiện ở các điểm nóng của ngành, từ bauxite, điều hành xăng dầu, giá điện hay đàm phán các hiệp định quốc tế…
Dấu lặng 2013
Tại Quốc hội, năm 2013 chắc chắn là một năm kém vui của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Hồi tháng 6, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, ông Hoàng thuộc nhóm 4 bộ trưởng có số phiếu “Tín nhiệm thấp” cao nhất. Cụ thể, ông nhận được 112 (22,49%) phiếu “Tín nhiệm cao”, 251 (50,4%) phiếu “Tín nhiệm” và 128 (25,7%) phiếu “Tín nhiệm thấp”.
Lưu ý rằng ba bộ trưởng còn lại, bao gồm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đều là những “lính mới” trong hàng ngũ bộ trưởng; hơn nữa lĩnh vực của họ cũng luôn chịu sức ép lớn và trực tiếp từ công luận.
Để được “chu toàn” trong lĩnh vực đụng chạm nhiều đến đời sống dân sinh như Công Thương là điều rất khó. Nhưng, là một chính khách, đôi khi khẩu khí và một thái độ chịu trách nhiệm là cần thiết, nhất là trước một diễn đàn quan trọng như Quốc hội. Sự “thiếu tín nhiệm” đối với Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, một lần nữa đã được chính các đại biểu Quốc hội đặt ra tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 vừa kết thúc.
Tại đó, trong khi một vài đại biểu yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trong vấn đề quy hoạch thủy điện, Bộ trưởng đã trả lời đại ý, quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch của riêng Chính phủ hay Bộ Công Thương.
“Chúng ta bàn về quy hoạch thủy điện, đặc biệt thủy điện nhỏ, là chúng ta phải nói về chúng ta chứ không chỉ nói về Chính phủ hay bộ ngành nào cả”, ông Hoàng nói, một phát biểu khiến cho đại biểu Ngô Văn Minh sau đó đưa ra nhận xét: “Tôi không hiểu Bộ trưởng đang nói gì!”
Quốc hội họp giữa lúc nhiều nhà máy thủy điện ở miền Trung đang xả lũ ồ ạt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Trong hoàn cảnh đó, phát biểu được những người am hiểu cho là khá “thật thà” này khó được chấp nhận. Nhiều dự án thủy điện đã được các tỉnh thành “lặng lẽ” cấp phép là một thực tế, nhưng với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý chung về điện, ông Hoàng được mong đợi đưa ra một sự lý giải khác.
Trong khi đó, người tiền nhiệm của ông Hoàng, giờ đang là Phó thủ tướng, ông Hoàng Trung Hải, khi trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Quốc hội đã mạnh mẽ khẳng định rằng trong vấn đề quy hoạch thủy điện, “Chính phủ phải chịu trách nhiệm đầu tiên”.
Ở tuổi 60, ông Hoàng vẫn còn nửa nhiệm kỳ phía trước để làm những việc cần làm cho ngành công thương. Quá nhiều trải nghiệm và còn khá ít sức ép, có là cơ hội cho một chính khách từng đặt mục tiêu trở thành “bộ trưởng hành động”?
Theo Nghệ Nhân
VnEconomy