1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

"Món quà" Sữa học đường cho hơn 11 triệu trẻ em Việt Nam

Gọi Chương trình Sữa học đường quốc gia là món quà Chính phủ dành cho con trẻ, bà Thái Hương- Chủ tịch HĐQT cho rằng cần tuyên truyền để các bà mẹ và thầy cô vào cuộc bởi đây chính là bước ngoặt về tiếp cận dinh dưỡng vì một thế hệ vàng có thể lực, tầm vóc sánh với bè bạn năm châu.

Làm sao đưa ‘món quà’ sữa học đường đến tận tay con trẻ?

Chia sẻ tại Hội thảo hướng dẫn triển khai Chương trình Sữa học đường do Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 25/7, bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH, khẳng định: “Chương trình Sữa học đường quốc gia là món quà quý giá mà Chính phủ dành cho con trẻ. Đó cũng là chiến lược về nguồn lực quốc gia”.


Bà Thái Hương chia sẻ tại Hội thảo về sứ mệnh làm Sữa học đường

Bà Thái Hương chia sẻ tại Hội thảo về sứ mệnh làm Sữa học đường

Chuyên gia dinh dưỡng học đường Bùi Thị Nhung- Trưởng phòng Dinh dưỡng học đường (Viện Dinh dưỡng quốc gia) chia sẻ trường hợp thực tế, từ năm 1946, ngay khi giành độc lập, Nhật Bản đã ban hành Luật về Bữa ăn học đường trong đó có Sữa học đường. Qua hơn nửa thế kỉ, người Nhật đã thoát khỏi định kiến ‘Nhật lùn’. Rất nhiều quốc gia khác cũng thực hiện chương trình sữa học đường và đạt được những thành công tương tự.

Quyết định 1340/QĐ-TTg là một dấu mốc khởi đầu cho để tầm vóc của 93 triệu người Việt cao tăng thêm vài cm trong những năm tới, từ đó phát triển về tầm vóc, trí lực.

Tuy nhiên, bà Thái Hương cũng cho rằng, người lớn còn đang lúng túng trong việc đưa ‘món quà’ Chính phủ tới hơn 11 triệu trẻ em Việt Nam.

Theo nhận định của bà Thái Hương, trong số các tỉnh thành triển khai Chương trình Sữa học đường năm học 2016-2017, mới duy nhất có tỉnh Nghệ An triển khai một cách bài bản trên quy mô toàn tỉnh. Duy nhất có Nghệ An dùng sữa học đường là sữa tươi đúng chuẩn Bộ Y tế công bố, triển khai đồng bộ ở cả học sinh mẫu giáo và tiểu học trên phạm vi toàn tỉnh và các em được uống sữa đủ 5 ngày đi học.

Từ kinh nghiệm đồng hành triển khai Chương trình Sữa học đường ở Nghệ An, bà Thái Hương khẳng định: “Chương trình Sữa học đường muốn thành công cả xã hội phải vào cuộc. Đặc biệt 2 đối tượng cần phải am hiểu: đó là người mẹ và thầy cô. Nếu người mẹ và thầy cô thờ ơ ngoài cuộc thì Chương trình Sữa học đường sẽ không thể triển khai được”.


Trẻ em ở Nghệ An uống sữa học đường trong suốt năm học 2016-2017

Trẻ em ở Nghệ An uống sữa học đường trong suốt năm học 2016-2017

Đồng tình với ý kiến của bà Thái Hương, ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết: Thực tế triển khai ở Nghệ An cho thấy, ở những địa phương mà phụ huynh tích cực, thầy cô tích cực và cấp ủy chính quyển tích cực vào cuộc thì ở đó số học sinh được uống sữa tại trường rất cao.

Bên lề hội thảo, một đại biểu đến từ tỉnh Hải Dương chia sẻ: Làm thế nào để Chương trình Sữa học đường quốc gia biến thành một phong trào như phong trào nông thôn mới. Người người cùng làm, nhà nhà cùng làm, cả xã hội vào cuộc thì đến em bé nghèo nhất, ở vùng xa xôi hẻo lánh nhất cũng sẽ được uống sữa học được, được thụ hưởng quyền dinh dưỡng bình đẳng như nhiều em bé sinh ra trong gia đình khá giả khác.

Gỡ nút thắt về kinh phí thực hiện

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết: Trong những năm qua, những điểm sáng về chương trình Sữa học đường là Nghệ An, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bắc Ninh, Đồng Nai. Các tỉnh khác như Hà Nội, TP.HCM cũng có nhiều nỗ lực giúp học sinh được uống sữa nhưng mới chỉ triển khai được trên diện hẹp và chưa được quan tâm đúng mức đến các vùng nghèo.

Lí giải về điều này, đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra lí do lớn nhất là về kinh phí. “Chưa có nguồn kinh phí riêng dành cho công tác dinh dưỡng học đường và Chương trình Sữa học đường. Hoạt động chủ yếu là phối hợp và huy động vào các tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt là các tỉnh miền núi khó huy động được nhà tài trợ, không có kinh phí để triển khai nên rất khó đạt mục tiêu đề ra trong Quyết định 1340/QĐ-TTg (tới năm 2020 triển khai Chương trình Sữa học đường 100% ở các huyện nghèo và 70% ở các địa phương khác)”.

"Món quà" Sữa học đường cho hơn 11 triệu trẻ em Việt Nam - 3

Tuy nhiên, đại diện Sở Y tế Nghệ An lại đưa đến một điều bất ngờ: Tại Nghệ An, càng là các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa thì trẻ em được uống sữa học đường ngày càng nhiều, tỉ lệ lên tới 80-94%. Bởi Nghệ An đang duy trì một cơ chế hỗ trợ hết sức nhân văn: tài trợ 100% chi phí sữa cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, con thương binh, con liệt sỹ, con người có công với cách mạng; tài trợ 50% chi phí sữa cho học sinh thuộc diện hộ cận nghèo và tài trợ 30% cho học sinh thuộc diện còn lại. Nhờ đó hơn 100.000 học sinh nghèo, cận nghèo được hưởng lợi từ chương trình, trong đó tập đoàn TH đóng góp hơn 138 tỷ đồng chi phí uống sữa và vận hành cho chương trình.

Tại hội thảo, bà Thái Hương cho biết, trong gần 12 triệu trẻ em mẫu giáo tiểu học thì cơ bản là người mẹ trả tiền cho con uống sữa rồi. Chỉ có 10% người mẹ không có khả năng hoặc chỉ mua sữa cho con uống được 2 trong 5 ngày thôi. Và như vậy cần ‘bà mẹ xã hội’ vào cuộc.

Bà cũng cam kết là nếu các tỉnh mở tài khoản Sữa học đường như ở Nghệ An, kêu gọi con cháu xa gần ủng hộ vào tài khoản thì sẽ có mô hình như ở Nghệ An.

Sau hội thảo, các mô hình triển khai Sữa học đường điển hình sẽ được Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế tổng kết để tư vấn các cách thức xây dựng đề án, vận hành đề án ở cấp tỉnh, huyện và xuống tới các trường.

Huyền My