Môi giới chứng khoán: Nghề “hot”… hết thời
Đã có thời điểm, môi giới chứng khoán (MGCK) được đánh giá là một “nghề” thời thượng, là một “miền đất hứa” hái ra tiền. Độ “hot” của nghề, cộng thêm sức “nóng” của thị trường chứng khoán (TTCK) đã khiến nhiều trường đại học còn mở thêm cả chuyên ngành Chứng khoán để đào tạo. Tuy nhiên, đến bây giờ thì…
“Người quan trọng”
Việc “đặt lệnh, khớp lệnh” để mua bán cổ phiếu tại các sàn giao dịch chứng khoán đã trở nên quen thuộc với bất kỳ ai. Có trong tay vài triệu, vài trăm triệu hay vài tỷ đồng đều có thể… lên sàn với những giấc mơ bạc tỷ. Ai cũng có thể chơi nhưng không phải ai cũng hiểu về thị trường đầy khốc liệt và những chỉ số hết sức lạnh lùng này. Và để tăng thêm cơ hội thành công họ luôn nhờ cậy đến sự cố vấn của những người làm nghề MGCK.
Chứng khoán là một thị trường mới tại Việt Nam, qua khảo sát ở những thời điểm đầu tiên khi TTCK “sốt”, nhà nhà người người lên sàn nhưng hầu hết trong số họ không mấy ai am hiểu về TTCK. Nói rằng họ không có kiến thức về chứng khoán thì hơi quá nhưng thực tế là phần nhiều. Có những người nhìn lên bảng điện tử như nhìn bức vách, khi đó người MGCK bỗng dưng trở thành “người quan trọng” cho họ mỗi khi đưa ra quyết định đầu tư…
Và khi TTCK lên cơn “sốt” thì những người MGCK quả là quan trọng thật. Họ được coi như “cuốn từ điển sống” được dân chơi chứng khoán ngưỡng mộ. Lên sàn trò chuyện mới thấy người chơi cổ phiếu đặt cho những người làm nghề MGCK rất nhiều tên gọi khác nhau, người gọi là “quân sư”, người gọi là “sư phụ”, là tỉ thứ trên đời. Và những người MGCK luôn có cái “thế” ở “cửa trên” đối với những tay chơi chứng khoán mới chập chững bước lên sàn.
Việc “đặt lệnh, khớp lệnh” để mua bán cổ phiếu tại các sàn giao dịch chứng khoán đã trở nên quen thuộc với bất kỳ ai. Có trong tay vài triệu, vài trăm triệu hay vài tỷ đồng đều có thể… lên sàn với những giấc mơ bạc tỷ. Ai cũng có thể chơi nhưng không phải ai cũng hiểu về thị trường đầy khốc liệt và những chỉ số hết sức lạnh lùng này. Và để tăng thêm cơ hội thành công họ luôn nhờ cậy đến sự cố vấn của những người làm nghề MGCK.
Chứng khoán là một thị trường mới tại Việt Nam, qua khảo sát ở những thời điểm đầu tiên khi TTCK “sốt”, nhà nhà người người lên sàn nhưng hầu hết trong số họ không mấy ai am hiểu về TTCK. Nói rằng họ không có kiến thức về chứng khoán thì hơi quá nhưng thực tế là phần nhiều. Có những người nhìn lên bảng điện tử như nhìn bức vách, khi đó người MGCK bỗng dưng trở thành “người quan trọng” cho họ mỗi khi đưa ra quyết định đầu tư…
Và khi TTCK lên cơn “sốt” thì những người MGCK quả là quan trọng thật. Họ được coi như “cuốn từ điển sống” được dân chơi chứng khoán ngưỡng mộ. Lên sàn trò chuyện mới thấy người chơi cổ phiếu đặt cho những người làm nghề MGCK rất nhiều tên gọi khác nhau, người gọi là “quân sư”, người gọi là “sư phụ”, là tỉ thứ trên đời. Và những người MGCK luôn có cái “thế” ở “cửa trên” đối với những tay chơi chứng khoán mới chập chững bước lên sàn.
Người MGCK phải giảng giải cho người chơi đủ thứ từ những khái niệm sơ đẳng nhất như chi chít màu xanh tức là cổ phiếu đang tăng, màu đỏ là cổ phiếu đang hạ, màu tím là giá kịch trần, màu vàng là giá tham chiếu… Và cũng từng có chuyện đã có nhân viên MGCK bị người đầu tư mắng xa xả là tư vấn không đến nơi đến chốn dù chỉ đến sàn trong vòng vài giờ đồng hồ mà muốn biết… tất cả. Tình huống này thì đến một người MGCK có thâm niên cũng ngả mũ xin thua bằng cách chỉ đưa ra lời khuyên với người đầu tư là nên tìm hiểu một số kiến thức sơ đẳng về TTCK, cung cấp thông tin, nguồn tin và… hẹn gặp lại lần sau.
Anh Nguyễn Văn Tuyên, nhân viên tài chính tại một ngân hàng tại Hà Nội, một tay chơi cổ phiếu lâu năm và có thâm niêm trong việc tư vấn cho người chơi cổ phiếu cho biết, công việc của người MGCK là bám sát, phân tích thị trường để tư vấn có lợi cho khách hàng. Ở các sàn chứng khoán, người MGCK tư vấn toàn bộ miễn phí, công việc này là trách nhiệm của họ với công ty và khách hàng. Một phiên giao dịch chứng khoán chỉ kéo dài có mấy chục phút, các phiên chỉ kéo dài quãng vài giờ buổi sáng, sau đó người MGCK quay trở lại với công việc thường nhật như thu thập thông tin thị trường, các công việc liên quan đến các phiên giao dịch để rồi lại lưu tâm đến khách hàng.
Nắm bắt cơ hội, vận dụng kiến thức để có thể đưa ra quyết sách chính xác đến giây phút “khớp lệnh” cuối cùng có lợi cho nhà đầu tư… - đó là một nghề không dễ dàng, nó đòi hỏi những người làm nghề MGCK không chỉ là những người có trình độ, có kinh nghiệm trên TTCK, mà còn phải là những người hiểu biết cả nhưng câu chuyện “đằng sau” TTCK.
Anh Nguyễn Văn Tuyên, nhân viên tài chính tại một ngân hàng tại Hà Nội, một tay chơi cổ phiếu lâu năm và có thâm niêm trong việc tư vấn cho người chơi cổ phiếu cho biết, công việc của người MGCK là bám sát, phân tích thị trường để tư vấn có lợi cho khách hàng. Ở các sàn chứng khoán, người MGCK tư vấn toàn bộ miễn phí, công việc này là trách nhiệm của họ với công ty và khách hàng. Một phiên giao dịch chứng khoán chỉ kéo dài có mấy chục phút, các phiên chỉ kéo dài quãng vài giờ buổi sáng, sau đó người MGCK quay trở lại với công việc thường nhật như thu thập thông tin thị trường, các công việc liên quan đến các phiên giao dịch để rồi lại lưu tâm đến khách hàng.
Nắm bắt cơ hội, vận dụng kiến thức để có thể đưa ra quyết sách chính xác đến giây phút “khớp lệnh” cuối cùng có lợi cho nhà đầu tư… - đó là một nghề không dễ dàng, nó đòi hỏi những người làm nghề MGCK không chỉ là những người có trình độ, có kinh nghiệm trên TTCK, mà còn phải là những người hiểu biết cả nhưng câu chuyện “đằng sau” TTCK.
Thực tế, một người MGCK phải luôn tư vấn những gì có lợi nhất cho khách hàng, tạo sự thân thiện để tìm thấy niềm tin ở khách hàng. Trên thực tế, với hiểu biết có hạn của đa số người chơi cổ phiếu, ở họ hình thành tâm lý số đông, cùng nhau mua, đua nhau bán. Như vậy rất nguy hiểm vì tại các sàn nhiều “đại gia” trường vốn, nắm trong tay số lượng lớn những cổ phiếu tiềm năng nên họ có thể thao túng thị trường một cách dễ dàng. Khi đó nhiệm vụ và sức ảnh hưởng của những người MGCK đối với các nhà đầu tư nhỏ, lẻ là hết sức quan trọng và cần thiết để đưa ra những quyết định đúng cho nhà đầu tư.
Có lẽ vì những lý do đó mà những người MGCK luôn là những “người quan trọng”, nghề MGCK là nghề thời thượng khi TTCK lên cơn “sốt”. Còn bây giờ, sự trồi sụt thất thường, lúc u ám, ảm đảm, lúc “rơi tự do” của TTCK thì những “người quan trọng” kia đã hết thời, thậm chí đang phải chạy đua với “cuộc chiến trụ hạng”.
“Cuộc chiến trụ hạng”
Với diễn biến ảm đạm trên TTCK hiện nay, trước sóng gió thị trường, việc cắt giảm nhân sự ở một số bộ phận là khó tránh khỏi, tuy nhiên nhân viên MGCK vẫn được ưu ái nhất, một số công ty, doanh nghiệp chứng khoán vẫn tiếp tục tuyển thêm nhân sự cho vị trí MGCK bởi họ là những người mang về lợi nhuận trực tiếp cho công ty, đảm bảo sự tăng trưởng về giá trị tài sản ròng cho khách hàng.
Ngoài áp lực nặng nề nhất của nhân viên MGCK nằm ở khâu tìm kiếm khách hàng và tư vấn, nhưng với từng cá nhân, họ vẫn phải xoay năm bề bốn bên, nghĩ chín phương mười hướng để “trụ hạng”. Thực tế như Thanh Hòa, nhân viên MGCK tại Công ty Chứng khoán VnDirect trên báo chí cho biết, không phải đến tận bây giờ người ta mới nhận thấy chứng khoán là một nghề khắc nghiệt, lúc thị trường “thăng” thì môi giới có tháng thu nhập cả trăm triệu đồng, nhưng khi thị trường “trầm” thì nhân viên bị sa thải cũng không ít. Thanh Hòa cho biết, cô tốt nghiệp ngành Chứng khoán trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2009, ngày đó có 17 người làm trong ngành Chứng khoán nhưng hiện giờ chỉ còn 3 người trụ lại được. Con số đó cho thấy chứng khoán là ngành có mức độ đào thảo rất lớn…
Giao dịch thưa thớt, có phiên không khớp được lệnh nào, không có khách để tư vấn dẫn đến thu nhập thấp buộc nhiều người phải tính cửa để chuyển nghề, hoặc làm thêm nghề tay trái. Những người trụ lại sẽ phải đối mặt với không ít sức ép như: Nguồn khách khan hiếm, công ty ép chỉ tiêu doanh số, không hoàn thành nhân viên MGCK bị phạt; Giao dịch ảm đạm, khách hàng chán nản với thị trường, các công ty gồng mình “tranh” khách, và nhân viên MGCK phải đảm nhận nhiệm vụ đi “giành”; Nếu không có khách, nhân viên MGCK đi thu hồi nợ từ những khoản lợi nhuận cũ do khách trây ì không trả…
Chưa hết, một số nhân viên MGCK còn “còng lưng” trả giá cho những quyết định mang tính “chụp giật làm liều” rồi mắc cạn khi bị “bão” chứng khoán đánh gục do thiếu kinh nghiệm, không phân tích được thị trường. Không ít người MGCK cũng tham gia đầu cơ cổ phiếu, rồi cũng bị rơi vào vòng xoáy của thị hiếu đám đông, trở thành “thợ lướt sóng” lao vào sử dụng chiến thuật “mua bắt đáy” (đợi giá cổ phiếu xuống đến thấp nhất rồi mua vào), xong đợi mãi không thấy lên để bán lấy lãi trong khi giá trị cổ phiếu cứ “ngót” theo từng phiên.
Với diễn biến ảm đạm trên TTCK hiện nay, trước sóng gió thị trường, việc cắt giảm nhân sự ở một số bộ phận là khó tránh khỏi, tuy nhiên nhân viên MGCK vẫn được ưu ái nhất, một số công ty, doanh nghiệp chứng khoán vẫn tiếp tục tuyển thêm nhân sự cho vị trí MGCK bởi họ là những người mang về lợi nhuận trực tiếp cho công ty, đảm bảo sự tăng trưởng về giá trị tài sản ròng cho khách hàng.
Ngoài áp lực nặng nề nhất của nhân viên MGCK nằm ở khâu tìm kiếm khách hàng và tư vấn, nhưng với từng cá nhân, họ vẫn phải xoay năm bề bốn bên, nghĩ chín phương mười hướng để “trụ hạng”. Thực tế như Thanh Hòa, nhân viên MGCK tại Công ty Chứng khoán VnDirect trên báo chí cho biết, không phải đến tận bây giờ người ta mới nhận thấy chứng khoán là một nghề khắc nghiệt, lúc thị trường “thăng” thì môi giới có tháng thu nhập cả trăm triệu đồng, nhưng khi thị trường “trầm” thì nhân viên bị sa thải cũng không ít. Thanh Hòa cho biết, cô tốt nghiệp ngành Chứng khoán trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2009, ngày đó có 17 người làm trong ngành Chứng khoán nhưng hiện giờ chỉ còn 3 người trụ lại được. Con số đó cho thấy chứng khoán là ngành có mức độ đào thảo rất lớn…
Giao dịch thưa thớt, có phiên không khớp được lệnh nào, không có khách để tư vấn dẫn đến thu nhập thấp buộc nhiều người phải tính cửa để chuyển nghề, hoặc làm thêm nghề tay trái. Những người trụ lại sẽ phải đối mặt với không ít sức ép như: Nguồn khách khan hiếm, công ty ép chỉ tiêu doanh số, không hoàn thành nhân viên MGCK bị phạt; Giao dịch ảm đạm, khách hàng chán nản với thị trường, các công ty gồng mình “tranh” khách, và nhân viên MGCK phải đảm nhận nhiệm vụ đi “giành”; Nếu không có khách, nhân viên MGCK đi thu hồi nợ từ những khoản lợi nhuận cũ do khách trây ì không trả…
Chưa hết, một số nhân viên MGCK còn “còng lưng” trả giá cho những quyết định mang tính “chụp giật làm liều” rồi mắc cạn khi bị “bão” chứng khoán đánh gục do thiếu kinh nghiệm, không phân tích được thị trường. Không ít người MGCK cũng tham gia đầu cơ cổ phiếu, rồi cũng bị rơi vào vòng xoáy của thị hiếu đám đông, trở thành “thợ lướt sóng” lao vào sử dụng chiến thuật “mua bắt đáy” (đợi giá cổ phiếu xuống đến thấp nhất rồi mua vào), xong đợi mãi không thấy lên để bán lấy lãi trong khi giá trị cổ phiếu cứ “ngót” theo từng phiên.
Ngoài ra, còn một nhóm MGCK khác chiếm số đông chấp nhận nằm im bất động, trong lúc này họ dành thời gian để bổ sung kiến thức đợi thị trường sôi động trở lại. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính có kinh nghiệm, nhóm MGCK này đa phần hiểu được bản chất của nghề đó là “đỉnh cao” và “vực thẳm” là một ranh giới mong manh, nơi mà trí tuệ - tiền bạc luôn song hành ở trạng thái đối đầu, nơi mà óc phán đoán và khả năng chớp thời cơ để đưa ra những quyết định nhanh nhất sẽ sản sinh ra lợi nhuận... Nhưng không ai muốn làm nghề MGCK cả đời, họ đang chờ thời để tích lũy kinh nghiệm, nghiệp vụ để “lột xác” trở thành các nhà đầu tư về chứng khoán.
Theo Quân Trần
An ninh Thủ đô