1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

“Mặt mạnh” của đồng USD yếu

(Dân trí) - Chương trình nới lỏng định lượng của FED xét về bản chất chính là hành động bảo hộ và khiến rủi ro cuộc chiến tiền tệ dâng cao hơn.

“Mặt mạnh” của đồng USD yếu - 1
Đồng USD yếu sẽ có lợi cho kinh tế Mỹ khi xuất khẩu
 
Việc xuất khẩu mạnh hàng hóa bằng đồng USD yếu có thể giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng. Đây là điều mà các chính trị gia theo xu thế bảo hộ và những người làm việc trong lĩnh vực thương mại không thể bỏ qua.

Hiện nay, chưa chắc chắn rằng việc FED bơm thêm hàng tỷ USD vào kinh tế Mỹ sẽ giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh và tạo ra số lượng việc làm đủ cho người Mỹ, thế nhưng từ chương trình nới lỏng định lượng, hậu quả dễ thấy nhất đã rõ ràng: Đừng mong đồng USD sớm mạnh lên.

Xét đến kỳ vọng về đồng USD tiếp tục suy yếu, thật khó để nước Mỹ ngăn được chỉ trích từ nhiều nước khác về việc nước này đang bảo hộ ở thời điểm thất nghiệp cao.

Sau cùng, đồng USD yếu giúp nước Mỹ bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Dù đồng nội tệ yếu trong dài hạn không tốt đối với tăng trưởng kinh tế, việc xuất khẩu tăng trưởng nhảy vọt trong ngắn hạn thực sự đã giúp GDP tăng trưởng.

Tuần trước, FED công bố kế hoạch bơm 600 tỷ USD vào kinh tế Mỹ bằng việc mua trái phiếu chính phủ Mỹ loại dài hạn trong 8 tháng tới.

Hiện nay, thị trường vẫn còn đồn đoán về việc liệu động thái từ FED sẽ tạo ra nhiều tác hại chứ không phải ích lợi cho nước Mỹ và nhiều nền kinh tế hàng đầu khác, một số chuyên gia chỉ trích mạnh mẽ nhất cho rằng gói 600 tỷ USD không thể cải thiện mạnh vấn đề thất nghiệp tại Mỹ hiện nay.

Nếu có, theo các chuyên gia, gói 600 tỷ USD sẽ chỉ khiến căng thẳng thương mại lên cao hơn khi hàng loạt quan chức kinh tế cao cấp tại Trung Quốc, Braxin, Đức lo ngại lượng vốn mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của nước họ.

Hiện nay, khi các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới trong đó bao gồm Tổng thống Obama nhóm họp tại Seoul - Hàn Quốc, các chuyên gia chính sách cảnh báo hoạt động bảo hộ sẽ trở thành vũ khi trong cái gọi là “cuộc chiến tiền tệ” khi đó các nền kinh tế đua nhau hạ giá đồng tiền để giúp đảm bảo tính cạnh tranh của xuất khẩu trên thị trường thế giới.

Lần gần nhất cuộc chiến tương tự thật sự nổ ra là vào thập niên 1930 khi đó hàng loạt rào cản thương mại được lập ra đã cản trở thương mại toàn cầu tăng trưởng và khiến Đại Khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn.

Trên thực tế, dù cho đến nay chưa một rào cản lớn nào được lập nên, tình hình hiện nay giống như những gì diễn ra vào thập niên 1930.

Trên phương diện nào đó, chương trình nới lỏng định lượng của FED xét về bản chất chính là hành động bảo hộ và khiến rủi ro cuộc chiến tiền tệ dâng cao hơn. Đồng USD yếu không phải lý do duy nhất để giữ thuế quan và nhiều hàng rào thương mại khác ở mức thấp. Tuy nhiên xét đến động thái chính sách hợp lý ở thời điểm hiện tại, cần duy trì đồng USD yếu để khuyến khích thương mại thay cho cản trở nó.

Trong tuần này, hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục trì trệ. Tổng thống Obama đã hy vọng sẽ có thể thông báo về thỏa thuận này trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàn Quốc thế nhưng hai bên vẫn chưa kết thúc quá trình bàn thảo.

Hiện chưa thể rõ lý do tại sao chưa thỏa thuận nào được đưa ra, tuy nhiên theo AP, phía Mỹ đang muốn Hàn Quốc nới lỏng quy định về khí thải và nhiên liệu ô tô để giúp Mỹ bán được nhiều xe ô tô vào Hàn Quốc.

Thật không may mắn. Chưa ai đoán trước được đồng USD sẽ hạ đến đâu thế nhưng cho đến nay, sự sụt giảm giá trị của đồng USD đã tăng lên cùng với chương trình nới lỏng định lượng lần 2.

Sau khi lên mức cao nhất trong 1 năm vào ngày 07/06/2010, đến cuối tháng 10/2010, đồng USD đã hạ 7,5% so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ và hạ 18% so với đồng euro. Nhìn chung, triển vọng xuất khẩu Mỹ khá tốt khi thu nhập của người dân tại nhóm nước bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin đồng loạt tăng.

Tháng 9/2010, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tăng 0,3% lên 154,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 2 năm. Thâm hụt thương mại nhờ vậy giảm 5,3% xuống 44 tỷ USD. Thực tế xuất khẩu chỉ đóng góp 12% vào kinh tế Mỹ thế nhưng khi tăng trưởng GDP ở mức yếu như hiện nay, xuất khẩu thực tế chỉ đóng góp được vào tăng trưởng trong ngắn hạn.

Ông James Lothian, giáo sư tài chính tại Fordham University's Graduate School of Business, nhận xét: “Hiện tại là thời khắc quan trọng đối với thương mại tự do, kinh tế Mỹ đương đầu với nhiều vấn đề lớn và người ta không muốn mọi chuyện căng thẳng hơn nữa”.

Khánh Ly
Theo CNNMoney