1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Lương lãnh đạo EVN tối đa 54 triệu đồng/tháng

(Dân trí) - Trong khi Thanh tra Chính phủ kết luận việc chi lương với lãnh đạo EVN trong năm 2010 trên 3 tỷ đồng là đúng chỉ đạo của Thủ tướng thì Phó Tổng GĐ tập đoàn Đinh Quang Tri lại khẳng định đã làm đúng quy định, không vượt quá 54 triệu đồng/tháng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Thẩm phán trong phiên xử Dương Tự Trọng: Tòa chưa thể đi xa hơn về nội dung Dương Chí Dũng khai "hối lộ"

Thủ tướng yêu cầu thay lãnh đạo doanh nghiệp chậm cổ phần hóa

Mặt bằng bán lẻ cạnh tranh với nhà mặt phố

Nữ đại gia xinh đẹp cho vay lãi suất “cắt cổ” trong vụ án Huyền Như

Trong cuộc họp báo quý IV/2013 hôm nay, 10/1, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh khẳng định, nội dung kết luận thanh tra về EVN không đổi. Thủ tướng cũng đã có kết luận về những nội dung Thanh tra Chính phủ báo cáo.

Về vấn đề tiền lương của lãnh đạo tập đoàn, Bộ LĐ-TB&XH thẩm định tiền lương của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của EVN trong năm 2010 là trên 3 tỷ đồng chưa đúng với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Thông tin thêm với báo giới, Phó Tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri khẳng định, lương lãnh đạo EVN, bao gồm Hội đồng thành viên và Tổng GĐ (tổng cộng 6 người) là do Bộ LĐ, TB&XH duyệt, "không có gì sai được, chỉ là cộng trừ nhân chia".

“Hội đồng thành viên của EVN chỉ có 6 người nên rất đơn giản. Thủ tướng đã quy định không được vượt quá 36 triệu đồng/tháng, thêm phụ cấp nữa thì tối đa là 54 triệu đồng. EVN làm đúng theo quy định chung”, ông Tri khẳng định.

Còn vấn đề tập đoàn mua ô tô vượt định mức, tiêu chuẩn như Thanh tra Chính phủ kết luận, ông Tri cho biết, EVN đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính, khoản trong định mức thì tính vào khấu hao, phần vượt định mức sẽ dùng lợi nhuận sau thuế bù vào.
 
Phó Tổng GĐ EVN Đinh Quang Tri tại cuộc họp báo của Thanh tra Chính phủ ngày 10/1/2014.
\
Phó Tổng GĐ EVN Đinh Quang Tri tại cuộc họp báo của Thanh tra Chính phủ ngày 10/1/2014.

Một khúc mắc được đặt ra xung quanh hoạt động của EVN, tài liệu kiểm toán tập đoàn và một số đơn vị thành viên thể hiện việc EVN cho nhiệt điện Phả Lại vay hàng ngàn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhưng sau đó lại vay tiền của Phả Lại tiền để đầu tư dự án điện khác với lãi suất cao hơn.

Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh xác định ngay, Thanh tra Chính phủ đã khẳng định việc cho vay đi vay lại giữa CTy mẹ với các đơn vị thành viên trong tập đoàn không hề phạm. Còn câu chuyện lãi suất cao - thấp, ông Khánh dành lại cho đại diện EVN giải thích.

Phó Tổng GĐ Đinh Quang Tri xác nhận, có hiện tượng thực tế như vậy xảy ra. Chuyện bắt đầu từ việc, trước đây, nhà máy nhiệt điện Phả Lại hạch toán phụ thuộc EVN. Khi Chính phủ quyết định cổ phần hóa đã phải tiến hành đánh giá lại tài sản và đấu giá công khai, chuyển thành công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy Phả Lại 2 lại là vốn vay ODA của Nhật với lãi suất thấp (chỉ 1,8-2%/năm, thời gian là 30 năm, 10 năm ân hạn nhưng tính theo đồng Yên). Chính phủ qua Bộ Tài chính cho EVN vay lại dưới 20 năm, thời gian ân hạn ngắn hơn, lãi suất có cộng thêm phí.

Khi chuyển nhà máy nhiệt điện Phả Lại thành công ty cổ phần, về pháp lý, EVN phải cho Phả Lại vay để thu hồi vốn sau này trả Bộ Tài chính. Bộ đã đồng ý và phê duyệt cơ chế tài chính của EVN. Lúc đầu EVN cũng đề nghị Bộ cho Phả Lại vay trực tiếp, nhưng Bộ không đồng ý, muốn thông qua EVN là người quản lý Phả Lại, là đơn vị đầu mối về sản xuất, kinh doanh điện, cho Phả Lại vay theo hợp đồng dài hạn.

Khi trở thành công ty cổ phần, Phả Lại có lãi, một số năm lãi lớn do khi thiếu điện, được EVN điều độ chạy gần như liên tục, doanh thu tăng vọt, thời gian trả nợ lại được kéo dài theo ODA. Vì vậy Phả Lại dư vốn khấu hao chưa sử dụng hết.

Theo quy định, là công ty cổ phần, Phả Lại có quyền mang tiền gửi ngân hàng, cho vay lại… EVN cũng được quyền huy động vốn nhàn rỗi của các công ty con nhưng lãi suất thì phải theo thỏa thuận. Vì vậy EVN đã vay lại tiền của Phả Lại để đầu tư dự án điện khác (thủy điện Sơn La, Bản Vẽ) vì tính ra lãi suất Phả Lại áp dụng vẫn rẻ hơn so với vay vốn ngân hàng.

“Vậy nên có chuyện vốn do EVN cho Phả Lại vay lãi suất thấp hơn nhiều so với vốn EVN vay lại của Phả Lại. Đó là do có việc hình thành một pháp nhân mới trong việc này là công ty cổ phần Phả Lại” - ông Tri giải thích.

Về việc EVN thực hiện bù lỗ cho một số công ty cong trong tập đoàn, ông Tri cũng xác nhận vì như Phó Tổng GĐ tập đoàn, trong năm 2011, EVN vẫn lỗ hơn 3000 tỷ đồng. Như vậy, các công ty con phải được giao lỗ. Ông Tri phân trần, đó là do đặc thù của việc sản xuất kinh doanh điện.

“Khâu xuất và tiêu thụ điện xảy ra đồng thời, khi các hộ tiêu dùng điện tăng, các nhà máy EVN phải tăng phát, cũng như tăng mua ngoài. Vào ban đêm, nhu cầu xuống, EVN bắt buộc giảm công suất phát của các nhà máy. Đây là một hệ thống thống nhất, phức tạp”, Phó Tổng GĐ EVN giải thích.

P.Thảo

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm