LienVietPostBank giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận tài chính toàn diện

Nhằm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng chính thống, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam để triển khai 1 chương trình thử nghiệm về việc tiếp cận sản phẩm Thẻ phi vật lý Ví Việt của LienVietPostBank.

Chương trình thử nghiệm này được tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đề nghị LienVietPostBank tham gia trong khuôn khổ Dự án “Liên kết vì tài chính toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số” (FinLINK) hiện nay do CARE tại Việt Nam triển khai với sự tài trợ từ Visa Inc. Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ ngân hàng chính thống thông qua nền tảng điện thoại di động.

Chương trình hợp tác giữa LienVietPostBank và CARE Quốc tế tại Việt Nam dự kiến thí điểm từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2017 tại tỉnh Điện Biên, sau đó sẽ mở rộng nếu đạt được lợi ích xã hội của cả hai bên về mở rộng việc tiếp cận dịch vụ tài chính chính thống, gia tăng năng lực tiết kiệm và kinh doanh cá nhân cho nhóm khách hàng là phụ nữ dân tộc thiểu số.


Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam để triển khai 1 chương trình thử nghiệm về việc tiếp cận sản phẩm Thẻ phi vật lý Ví Việt của LienVietPostBank.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam để triển khai 1 chương trình thử nghiệm về việc tiếp cận sản phẩm Thẻ phi vật lý Ví Việt của LienVietPostBank.

Theo Biên bản ghi nhớ ký kết giữa CARE Quốc tế tại Việt Nam và LienVietPostBank, hai bên sẽ chọn lọc, đào tạo, hướng dẫn 6 Nhóm cổ phần tài chính tự quản (CPTCTQ) tại 2 xã Thanh Nưa và Hua Thanh, tỉnh Điện Biên (cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 10km về phía Tây) sử dụng Ví Việt phục vụ cho các mục đích như: mua bán cổ phần trong nhóm, chuyển tiền, cho vay, huy động, và các tiện ích khác. Tại 2 xã hiện đang có hơn 30 nhóm CPTCTQ gồm 900 thành viên là người dân tộc Thái có thu nhập thấp và không ổn định (từ 1 đến 3 triệu đồng/tháng). Theo cuộc khảo sát của LienVietPostBank và CARE Quốc tế tại Việt Nam vào tháng 8/2017 tại 2 xã trên, thành viên các nhóm CPTCTQ đã thành thạo với hình thức tiết kiệm và cho vay tự quản.

Nhóm CPTCTQ là một tập hợp từ 15 đến 30 thành viên (chủ yếu là phụ nữ) thực hiện gửi tiền tiết kiệm đều đặn thông qua mua cổ phần tại các cuộc họp định kỳ. Tiền tiết kiệm được giữ trong một hòm kim loại có 3 khóa. Khoản tiền tiết kiệm này được dùng cho các thành viên vay với mức lãi suất được thống nhất từ trước để phát triển sinh kế, đầu tư kinh doanh và các khoản chi khác.

Tại Việt Nam, đã có 1.500 nhóm CPTCTQ gồm khoảng 28.000 thành viên, trong đó, tỉnh Điện Biên có 111 nhóm gồm khoảng 3.000 thành viên. Đây là mô hình tài chính vi mô mà CARE Quốc tế nghiên cứu và thử nghiệm thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại các lợi ích rõ rệt cho các thành viên của nhóm: Tăng khả năng giữ tiền mặt an toàn thông qua các sản phẩm tiết kiệm, thu lợi nhuận trên khoản tiết kiệm của mình, có cơ hội tiếp cận với các khoản vay lớn và dài hạn hơn, mức rủi ro thấp nhờ tính kỷ luật của nhóm tự quản.

Hai xã Thanh Nưa và Hua Thanh có một số điểm bán hàng lớn, có thể trở thành điểm giao dịch Ví Việt. Thông qua Ví Việt, thành viên nhóm có thể thực hiện giao dịch nội bộ nhóm như mua cổ phần, vay vốn nội bộ, thanh toán, và thực hiện giao dịch chuyển tiền giữa các cá nhân trong và ngoài nhóm.

Với LienVietPostBank, Chương trình này sẽ gia tăng lượng khách hàng Ví Việt tại các vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ phát triển các điểm giao dịch Ví Việt; đồng thời có ý nghĩa truyền thông tích cực vì chứng minh thực tế người dân tộc thiểu số có thể sử dụng Ví Việt, qua đó khẳng định danh tiếng của LienVietPostBank như ngân hàng tiên phong phát triển ví điện tử cho khách hàng đại chúng, "Ngân hàng của mọi người".

Ngoài ra, Chương trình này cũng là sự bổ trợ với Dự án "Ví Việt - Giải pháp toàn diện cho phụ nữ Việt Nam" được LienVietPostBank triển khai từ cuối năm 2016.

Về CARE Quốc tế tại Việt Nam:

CARE Quốc tế tại Việt Nam, gọi tắt là CARE Việt Nam là một tổ chức phi chỉnh phủ hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm phát triển nông thôn và sinh kế, chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, nước sạch, vệ sinh môi trường và bình đẳng giới. Chiến lược của CARE Việt Nam tới năm 2020 là tăng cường tiếng nói phụ nữ, nâng quyền phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế và chấm dứt bạo hành trên cơ sở giới.

Dự án “Liên kết vì tài chính toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số” (FINLINK) là một trong các sáng kiến của CARE Việt Nam hướng tới việc nâng cao khả năng tiếp cận của phụ nữ dân tộc thiểu số đối với các sản phẩm dịch vụ tài chính chính thống.

Tài chính toàn diện là một trong những trọng tâm chương trình giúp CARE hiện thực hóa mục tiêu tới năm 2020 có thể giúp 30 triệu phụ nữ trên toàn cầu tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực kinh tế. Tại Việt Nam, CARE áp dụng mô hình thành lập các nhóm Cổ phần Tài chính tự quản (CPTCTQ), giáo dục tài chính và kết nối các nhóm này với dịch vụ ngân hàng chính thống. Mô hình này đã được áp dụng từ năm 2008 cho các phụ nữ nghèo ở cả đô thị và nông thôn. Các đối tác của CARE cũng chủ động nhân rộng mô hình này trong các dự án của họ. Cho tới thời điểm này, CARE đã thành lập hơn 550 nhóm CPTCTQ với hơn 14,000 thành viên ở khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là mô hình được chứng minh hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức, tiếng nói, sự tự tin và tham gia của phụ nữ nghèo trong các hoạt động cộng đồng. Nhân rộng mô hình nhóm TCTQ là bước khởi đầu quan trọng hướng tới tài chính toàn diện và giúp phụ nữ thoát nghèo.

Về Visa Inc.:

Visa là công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới. Sứ mệnh của Visa là kết nối thế giới thông qua mạng lưới thanh toán hiện đại, an toàn và đáng tin cậy; từ đó tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển.

VisaNet - mạng lưới thanh toán toàn cầu tiên tiến của Visa mang đến những giao dịch an toàn, đáng tin cậy trên khắp thế giới và có khả năng xử lý hơn 65.000 tin nhắn giao dịch trong vòng một giây. Nỗ lực đột phá không ngừng nghỉ chính là chất xúc tác cho sự phát triển nhanh chóng của thương mại kết nối trên mọi thiết bị, và cũng chính là động lực thúc đẩy giấc mơ xây dựng một tương lại không tiền mặt cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Trong bối cảnh thế giới chuyển dần từ công nghệ analog sang kỹ thuật số, Visa cùng tất cả các thương hiệu, sản phẩm, con người, mạng lưới và quy mô của mình đang định hình tương lai của thương mại. Để biết thêm thông tin xin vui lòng truy cập https://usa.visa.com/about-visa.html , http://visacorporate.tumblr.com/ và https://twitter.com/VisaNews .

Về sản phẩm Thẻ phi vật lý Ví Việt:

Thẻ phi vật lý Ví Việt (gọi tắt là Ví Việt) là Sản phẩm dịch vụ của LienVietPostBank đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai kinh doanh dịch vụ từ tháng 8/2016.

Ví Việt là ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, phương tiện thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt trên website hay smartphone phục vụ cho mọi tầng lớp người dân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp, tổ chức để thực hiện các thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, trả tiền hàng hóa, dịch vụ, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, nhận tiền, nạp tiền vào Ví Việt và rút tiền mặt từ Ví Việt tại điểm giao dịch hay qua tài khoản thanh toán/thẻ ATM được nhanh chóng, an toàn, tiện ích, mọi lúc, mọi nơi. Trong tương lai gần, thông qua Ví Việt, quý khách có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng online: Gửi tiền tiết kiệm, truy vấn số dư tài khoản, tất toán sổ tiết kiệm, vay tiêu dùng cá nhân và nhiều dịch vụ tiện ích khác.

Ngày 15/04/2017 tại Hà Nội, Ví Việt đã vinh dự nhận danh hiệu Sao Khuê 2017 và “Top 10 ứng dụng công nghệ thông tin xuất sắc 2017”, Ví Việt cũng là sản phẩm công nghệ thông tin duy nhất trong ngành tài chính – ngân hàng đạt giải Sao Khuê năm nay.

Trước Danh hiệu Sao Khuê 2017 (Giải thưởng của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam), sản phẩm Ví Việt của LienVietPostBank đã được Quỹ Đầu tư Phát triển Liên Hợp quốc (UNCDF) trong khuôn khổ Chương trình Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện – Cửa sổ 2, UNCDF lựa chọn trong tổng số 90 hồ sơ đăng ký tham gia từ 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar để trao khoản tài trợ cho đề án "Ví Việt dành cho phụ nữ” nhằm phát triển 500.000 phụ nữ Việt Nam sử dụng Ví Việt và 2.500 hộ kinh doanh của phụ nữ là điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt bằng Ví Việt.

Ví Việt cũng được Misoft - nhà phân phối được ủy quyền của nhiều công ty an ninh mạng hàng đầu thế giới chứng nhận về bảo mật an toàn thông tin mạng và được Công ty tư vấn tài chính quốc tế Zetetic Consulting Limited - Hong Kong thẩm định đánh giá là TOP 15 sản phẩm FinTech hàng đầu thế giới năm 2016.

Cho đến nay, chỉ sau hơn 1 năm triển khai dịch vụ, Ví Việt đã kết nối thanh toán với nhiều đối tác chiến lược: Điện lực, cấp nước, các công ty Viễn thông (Viettel, Vinaphone, Mobifone, Vietnamobile…), đại lý bán vé máy bay, xe khách, nhà hàng, khách sạn, chung cư, trường Đại học, công ty bảo hiểm, cho vay tài chính... với trên 150 dịch vụ thanh toán online và nhiều dịch vụ tiện ích cho người sử dụng.

Kế hoạch phát triển năm 2017 của Ví Việt là đạt tối thiểu 2 triệu người dùng và 10.000 điểm chấp nhận thanh toán Ví Việt. Tính đến hết ngày 31/8/2017, Ví Việt đã có hơn 1,3 triệu người sử dụng và hơn 11.000 điểm kinh doanh chấp nhận thanh toán Ví Việt.

Cùng với việc hiện đại hóa CoreBanking, ứng dụng các phần mềm quản trị tiên tiến, phát triển E-Banking, Thẻ…, Ví Việt được xây dựng và phát triển sẽ góp phần quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu của LienVietPostBank trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam – Ngân hàng của mọi người”.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm