1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Làng triệu phú dong riềng

Từ nhiều năm nay, dong riềng đã trở thành loại cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân thôn Minh Hồng, xã Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội).

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Duẫn - Trưởng thôn Minh Hồng cho biết: “Với lợi thế diện tích đất đồi rộng lớn, gần chân núi Ba Vì nên cây dong riềng ở Minh Hồng rất phát triển, với 271/289 hộ tham gia trồng dong riềng trên tổng diện tích 250ha, sản lượng bột thu được hàng năm khoảng 20.000 tấn”. Cũng theo ông Duẫn, năm nay bột dong riềng được giá nên bà con vào vụ thu hoạch sớm hơn năm trước. Với năng suất bình quân 70 – 80 tấn bột/ha, giá bán từ 1.200 - 1.400 đồng/kg bột tươi, bà con có thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/ha sau khi đã trừ chi phí.
Ông Ngô Anh Tuấn đang thu hoạch dong riềng tại ruộng của gia đình.

Ông Ngô Anh Tuấn đang thu hoạch dong riềng tại ruộng của gia đình.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Quần áo chợ đêm siêu rẻ, chiều lòng sinh viên

* Độc đáo những ngôi nhà xây bằng tiểu quách

* Cận cảnh biệt thự xa hoa của Roger Federer

* Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu thanh long của Việt Nam

* Vụ cướp biển nổ súng cướp tàu, bắn chết thủy thủ diễn ra thế nào?

* Trung Quốc phạt nặng hành khách hất nước nóng vào tiếp viên Thái

Ông Ngô Anh Tuấn ở đội 2, một trong những hộ trồng nhiều dong riềng ở thôn Minh Hồng cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng hơn chục nương dong riềng, với diện tích ước khoảng 6-7 sào, thu được 6 tấn bột. Tôi bán cho thương lái và những hộ làm nghề sản xuất miến với giá 1.300 đồng/kg, thu lãi gần 60 triệu đồng”. Tương tự, vụ này nhà ông Lê Văn Giáp ở gần đó cũng thu được gần 10 tấn bột, sau khi trừ chi phí, ông Giáp đút túi hơn 70 triệu đồng. Vào mùa thu hoạch dong riềng, thôn Minh Hồng nhộn nhịp hơn hẳn. Nhà nào có nương trên núi đều phải huy động mọi phương tiện như xe máy, xe trâu, xe rùa… để chở củ dong riềng về các xưởng sơ chế. Ông Hoàng Ngọc Công, đội 1 cho biết: Trồng dong riềng không tốn công chăm sóc, nhưng khâu thu hoạch thì rất vất vả vì phải vận chuyển từ trên núi xuống. Trước khi đưa dong riềng vào nghiền bột, bà con phải rửa sạch đất cát rồi mới cho vào máy nghiền cùng với nước để thu lại tinh bột.

Cũng theo ông Duẫn, ưu điểm của dong riềng là dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, càng nắng hanh thì củ càng cho bột đẹp, trắng và thơm hơn. Đặc biệt khâu tiêu thụ cũng rất thuận lợi, hàng năm cứ đến mùa thu hoạch là thương lái khắp nơi đổ về đây thu mua rồi đem về xuôi bán cho các nhà máy chế biến bánh kẹo. “Nhận thấy cây dong riềng phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng của địa phương nên lãnh đạo thôn, xã đã có chủ trương phát triển thành cây hàng hóa gắn với chế biến. Hiện thôn đang có 10 hộ sản xuất miến dong, bình quân mỗi hộ tiêu thụ khoảng 5 tạ miến khô/vụ” – ông Duẫn cho biết.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Nguyên - Chủ tịch UBND xã Minh Quang cho biết thêm: “Năm 2001, Sở KHCN Hà Tây (cũ) đã cấp bằng công nhận làng nghề cho thôn Minh Hồng. Theo quy hoạch của địa phương, mỗi năm diện tích đất trồng dong riềng sẽ tăng khoảng 15%. Theo đó, xã sẽ khoanh vùng những nơi trồng dong riềng tập trung gắn với chế biến để tiến tới xây dựng thương hiệu làng nghề miến dong. Tuy nhiên, hiện nay vốn của các hộ làm nghề cũng có hạn nên chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành, doanh nghiệp”.

Theo Lan Hương

Danviet

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm