1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Làm việc ở Phố Wall: Sướng hay khổ?

(Dân trí) - Cạnh tranh khốc liệt, bị chủ chèn ép, áp lực, ít tăng lương! Đó là những từ phổ biển miêu tả về công việc ở Phố Wall ngày nay qua một cuộc khảo sát của Options Group, một hãng tư vấn ở New York.

Làm việc ở Phố Wall: Sướng hay khổ? - 1

Mới đây, hãng Options Group đã tiến hành một cuộc khảo sát với sự tham gia của 100 chuyên viên tài chính làm việc ở Phố Wall, trong đó có không ít chuyên gia hàng đầu của Mỹ và Canada, về đánh giá của họ đối với công việc, công ty, thu nhập và khả năng thăng tiến trong môi trường làm việc ở Phố Wall.

Kết quả đáng ngạc nhiên đầu tiên là có tới 50% số người trên khẳng định họ đều thất vọng trên cả 4 phương diện trên.

Một nhân viên giấu tên của Ngân hàng European cho biết: “Trong nhiều trường hợp, lý do giữ bạn ở lại với công việc ở đây là khoản tiền thưởng thêm mà thôi”.

Thái độ bi quan của các nhân viên Phố Wall phản ánh một mặt cuộc sống của “thủ đô tài chính” ở New York và phản ánh một cách sinh động đời sống tài chính của nơi này từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Ngày nay, các ngân hàng buộc phải “thắt chặt dây cương” và áp dụng những tiêu chuẩn, quy định mới.

Mike Karp, CEO của Options Group cho rằng: “Môi trường ở đây ngày càng khắc nghiệt. Bạn không thể chỉ tập trung vào chuyên môn mà còn phải thích ứng với những quy định và luật lệ”.

Mảng tối thứ hai là sự chi phối của chính trị đối với các ngân hàng Phố Wall. Một nhân viên đầu tư ngân hàng nhận định: “Các ngân hàng bị chính trị chi phối đang hủy hoại hoặc ruồng bỏ chính những nhân viên tài năng nhất mà họ cần. Giờ đây, khi lương và thưởng không còn là động lực cho lao động sáng tạo nữa thì những chính trị gia bất tài lại lên ngôi”.

Sự đánh giá tiêu cực này không phải chỉ diễn ra một lần vì Options Group thường tiến hành khảo sát định kỳ, ít nhất là 2 lần trong năm. Vậy mà các hãng tài chính ở đây vẫn phớt lờ những cảnh báo đó của nhà tư vấn.

Một xu hướng nữa đang diễn ra ở Phố Wall là tình trạng thất thoát nhân tài. Nhiều người tham gia cuộc khảo sát cho rằng tài năng của họ đang không được sử dụng đúng chỗ. Họ có xu hướng muốn chuyển đến những nơi triển vọng hơn như Thung lũng Silicon hoặc các công ty công nghệ như Google, Facebook, Tech30, v.v, những công ty có thù lao lớn hơn trong khi luật lệ ràng buộc không quá chặt chẽ giúp họ phát huy được sở trường của mình.

Khi lợi ích sát sườn bị đụng chạm, các ông chủ Phố Wall mới có đối sách với xu hướng trên bằng vũ khí mạnh nhất của họ: tiền bạc. Năm ngoái, một số hãng tài chính ở đây đã tăng lương cho các nhân viên cao cấp của mình lên 20% nhằm giữ chân họ trước sức hút của các công ty từ thung lũng Silicon.

Thứ tư, các khoản tiền thưởng vẫn chưa đạt được trở lại như mức trước khủng hoảng. Năm trước, mức thưởng trung bình ở đây là 173.00 USD, thấp hơn mức trung bình của năm 2006 khoảng 20.000 USD. Tuy nhiên, so với mặt bằng thu nhập trung bình của các nhân viên tài chính thì những khoản tiền thưởng trên vẫn là rất đáng kể. Sự sụt giảm các khoản tiền thưởng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ảm đạm và thiếu hấp dẫn ở nơi này.

Cuối cùng, tình trạng chèn ép của các ông chủ đối với nhân viên có vẻ gia tăng. Sau hàng loạt vụ bê bối xảy ra với ông chủ của các “ông lớn” như Bank of America (BAC), JP Morgan (JPM) và Deutsche Bank (DB), đời sống tài chính Phố Wall phải đối mặt với vô số vụ điều tra, các vụ kiện tụng và các luật lệ mới đã gia tăng áp lực đối với nhân viên và cũng gây áp lực lên chính các ông chủ. Điều đó cùng với sức ép phải đạt được lợi nhuận cao đã khiến tình trạng chèn ép nhân viên ngày càng tồi tệ hơn.

Tuỳ Phong
Theo Business Insider

Làm việc ở Phố Wall: Sướng hay khổ? - 2

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm