Làm vàng mã, lo đám tang... kiếm tiền ngon hơn buôn đất

Nhiều cổ phiếu nhỏ bứt phá nhờ khả năng kiếm tượng ấn tượng, áp đảo các cả cổ phiếu blue-chips. Dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán tiếp tục kéo hàng loạt mã lên đỉnh cao lịch sử mới.

CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 40% (tương đương 4.000 đồng/cp). CAP chốt ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 29/03/2021 và ngày thanh toán dự kiến là 28/4.

Đây là một tỷ lệ cổ tức cao, hơn nhiều các tập đoàn bất động sản lớn và ngang ngửa với các doanh nghiệp có lịch sử trả cổ tức cao như Vinamilk (VNM)...

Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái được biết đến là một doanh nghiệp chuyên sản xuất vàng mã xuất khẩu sang thị trường Đài Loan. Dù bán vàng mã, doanh nghiệp ngành nghề lạ này kiếm vài tỷ đồng mỗi ngày.

Trong năm 2020, CAP ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 33% lên hơn 30 tỷ đồng. Trong quý I niên độ 2020-2021 (từ 01/10-31/12/2020), CAP ghi nhận lãi sau thuế tăng gấp 2,4 lần, đạt hơn 16 tỷ đồng. Hiện cổ phiếu CAP ở vùng cao lịch sử, tăng gấp khoảng 1,5 lần so với đầu năm.

Trên thị trường chứng khoán, giới đầu tư cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp ngành nghề lạ nhưng có kết quả ấn tượng như: CTCP Mai táng Hải Phòng (CPH), CTCP Siam Brothers Việt Nam (SBV) chuyên sản xuất dây thừng, lưới đánh cá; Công ty chuyên cung cấp đầu lọc thuốc lá Cát Lợi (CLC),...

Làm vàng mã, lo đám tang... kiếm tiền ngon hơn buôn đất - 1

Làm vàng mã, bé hạt tiêu kiếm tiền gấp đôi ông lớn bất động sản.

TTCK đang có khoảng 1.400 công ty, doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM. Không ít doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ nhưng có kết quả kinh doanh ấn tượng và trả cổ tức cao như: CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng - CICO (DCI), VinaCafe Biên Hòa (VCF), Bến xe Miền Tây (WCS), Vinaxad, Giấy Việt Trì, Dầu Tường An, FPT Online, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên...

Trong vài tuần gần đây, trong khi VN-Index loay hoay trước ngưỡng 1.200 điểm, chỉ số VNSmallCap đại diện cho các cổ phiếu quy mô nhỏ đã liên tiếp lập đỉnh mới, vượt xa đỉnh năm 2018.

Dòng tiền đổ dồn dập vào các cổ phiếu vừa và nhỏ cho thấy dòng tiền trên thị trường chưa có dấu hiệu rút ra ngoài.

Từ khi tạo đáy 650 điểm vào cuối quý I/2020, TTCK Việt Nam đã bước vào giai đoạn bứt phá ngoạn mục ngoài sức tưởng tượng của nhiều nhà đầu tư. Dù vậy, VN-Index vẫn chịu lực cản mạnh trước ngưỡng 1.200 điểm.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index ở quanh ngưỡng 1.180 điểm.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ tiến đến thử thách vùng đỉnh lịch sử 1.190-1.200 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Tuy nhiên, thị trường nhiều khả năng sẽ vẫn vấp phải áp lực chốt lời và điều chỉnh trở lại từ vùng kháng cự này. Về tổng thể, BVSC cho rằng thị trường sẽ tiếp tục dao động trong vùng được giới hạn bởi cận trên là vùng cản 1.185-1.200 điểm và cận dưới 1.150-1.155 điểm. Phiên ngày mai cũng là phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 03. Sự kiện này có thể khiến các cổ phiếu trong rổ Vn30 bị biến động mạnh ở một số thời điểm trong phiên.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/3, chỉ số VN-Index tăng 6,19 điểm lên 1.186,09 điểm; HNX-Index tăng 0,67 điểm lên 276,55 điểm. Upcom-Index tăng 0,78 điểm lên 81,71 điểm. Thanh khoản đạt 19,7 nghìn tỷ đồng.