“Khó hạ thêm lãi suất cho vay!”

(Dân trí) - Mặc dù ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã phát thông điệp sẽ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1% - 1,5% trong năm nay tuy nhiên theo BSC, với bối cảnh hiện tại, triển vọng giảm lãi suất đang trở nên khó khăn hơn.

Mặt bằng lãi suất cho vay giảm rất ít (Ảnh minh họa)
Mặt bằng lãi suất cho vay giảm rất ít (Ảnh minh họa)
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Giá vàng tuần tới phụ thuộc số liệu kinh tế Mỹ và Trung Quốc

* Những nữ tỷ phú 9X khiến cánh đàn ông... ngả mũ

* Vì sao “đại gia” bất động sản Mefrimex bị tố cáo?

* Ông Putin xếp trên ông Obama trong cuộc bình chọn của Time

* 4 tuần giá dầu tăng liên tiếp

* Nhà Trắng công khai chuyện thu chi nhà Obama

* Tăng thu phí vì áp lực trả nợ công

Theo cập nhật của Công ty chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), mặt bằng lãi suất huy động trong 3 tháng đầu năm được điều chỉnh giảm nhẹ. So với thời điểm cuối năm 2014, lãi suất huy động đã giảm nhẹ từ 0,1% - 0,5% tùy từng kỳ hạn.
 
Cụ thể, lãi suất huy động của các ngân hàng đối với tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng nằm ở mức 6,4 - 7,2%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 5,4-6,5%/năm; kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 4,5-5,4%/năm; dưới 1 tháng hoặc không kỳ hạn vẫn ở mức 0,8-1%/năm. Lãi suất huy động USD không đổi vẫn ở mức 0,75%/năm đối với dân cư và 0,25% đối với tổ chức.
 
Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm rất ít. Trong đó, lãi suất ngắn hạn hầu như giữ nguyên trong khi lãi suất trung và dài hạn chỉ giảm nhẹ khoảng 0,5% và chủ yếu tại các ngân hàng thương mại nhà nước. Mặt bằng lãi suất cho vay USD không đổi, vẫn ở mức quanh 3 – 6% trong ngắn hạn và 5,5 – 7% trung và dài hạn.

Mặt bằng lãi suất cho vay giảm rất ít (Ảnh minh họa)
 
Trong quý I, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN nhằm chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất trung và dài hạn, Thống đốc cũng phát đi thông điệp sẽ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1% - 1,5% trong năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, BSC cho rằng triển vọng giảm lãi suất đang trở nên khó khăn hơn.
 
Nguyên nhân khiến BSC đánh giá khó có thể kéo lãi suất giảm thêm trong thời gian tới xuất phát từ tỷ giá đang chịu sức ép lớn. Việc giảm lãi suất sẽ khiến giá trị VND càng mất giá hơn trong khi trên thế giới, Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) sẽ sớm nâng lãi suất USD trong khoảng tháng 6 hoặc muộn nhất là tháng 9/2015.
 
Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất cũng đang vấp phải rào cản nhập siêu có dấu hiệu tăng mạnh trở lại sẽ khiến lạm phát ấm dần lên. Giá dầu thế giới cũng đang diễn biến phức tạp, việc điều hành chính sách tiền tệ do đó sẽ phải thận trọng hơn.
 
Trong khi đó, lượng nợ xấu các ngân hàng có thể gia tăng từ 01/04/2015, khi đảo nợ không còn được chuyển nhóm (Thông tư 09). Tình hình sản xuất kinh doanh cải thiện song khó khăn của một số lĩnh vực, đặc biệt như xây dựng, bất động sản vẫn có thể làm phát sinh thêm nợ xấu. Dù vậy, tín dụng đang tăng khá nhanh và việc hối thúc bán nợ cho VAMC có thể làm con số tỷ lệ nợ xấu được trung hòa và không tăng nhiều.
 
Mai Chi

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”