Khan hiếm hải sản cận tết

Dưới biển thời tiết khắc nghiệt, trên bờ xăng dầu tăng giá khiến những chuyến biển cuối năm của ngư dân miền Trung liêu xiêu.

Gần tháng nay, số lượng tàu cá xuất bến và vào bờ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trung bình mỗi ngày, cảng cá đón có 3-4 chiếc tàu vào bán cá, khiến lượng hải sản khan hiếm mạnh.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Mở luật tối đa cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Chuyện gì đã xảy ra với EVN và ABBank?

  

Khốn đốn vì thời tiết, xăng dầu

 

Khác hẳn khí thế tấp nập tàu thuyền ra vào dịp cuối năm, gần đây tại âu thuyền Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng), hàng trăm tàu cá Đà Nẵng, Quảng Nam và các địa phương vào neo đậu ken đặc. Cập cảng sau hơn tuần lễ đánh bắt, tàu Đna 90323Ts của ông Lê Dũng (48 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng) chỉ “xả” vài tạ cá tạp. Hầu hết cá loại nhỏ, không tươi...

 

“Phí tổn cả chuyến tốn 40- 50 triệu đồng, nhưng chỉ bán được chục triệu. Càng đánh càng lỗ”, ông Dũng nói. Theo ngư dân này, những tháng cuối năm thường là thời điểm thuận lợi cho mùa đánh bắt cá thu, cá ngừ, mực... Tuy nhiên, năm nay thời tiết diễn biến thất thường. Gần tháng nay, những đợt gió lạnh kéo dài, biển động mạnh, phần lớn tàu thuyền vào bờ trú tránh.

 

Ông Dũng nói: Cao điểm dịp cuối năm 2012, có chuyến tôi đánh vài tấn, nhưng liên tục những chuyến biển gần đây, tàu thuyền đều thất bát, ảm đạm. Ra khơi hơn tuần lễ, con tàu 150CV của ông Dũng “ngốn” đến 1.500 lít dầu, vài trăm cây đá và lượng lương thực lớn cho hơn 10 bạn tàu. Giọng ông Dũng lo ngại: Muốn đi biển tiếp gỡ gạc cuối năm, nhưng giá cả liên tục tăng. Sợ nhất là xăng dầu. Phí tổn dầu chiếm 60 -70% chi phí, giờ tăng hơn 600 đồng/ lít dầu, mỗi chuyến tăng thêm vài triệu phí tổn.

 

Tàu Đna 95468 của ông Trần Ban (Sơn Trà, Đà Nẵng) cập cảng trong tình trạng thất bát. Hơn chục ngày vươn khơi, cả tàu chỉ đánh được 4 tạ cá các loại. Theo ông Ban, tàu mất 3-4 ngày trụ gió hầu như không thể đánh bắt được gì. Nước biển năm nay lạnh khác thường, chảy mạnh nên cá thay đổi luồng lạch.

 

Các “tọa độ vàng” tàu đánh dấu bằng kinh nghiệm đều không có cá. Chủ tàu cá HT- 92587TS Trần Văn Quý (35 tuổi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) 3 lần ra khơi thì 2 lần phải quay gấp vào bờ do chân vịt hỏng vì gặp gió lớn, nước chảy xiết. “Tình cảnh này, mỗi chuyến phải bù tổn vài chục triệu đồng là chuyện thường”, anh Quý nói.

 

Tàu rướn sóng gió, tiêu hao nhiều năng lượng, theo anh Quý, xăng dầu tiếp tục tăng, càng áp lực chuyến biển cuối năm của ngư dân. Gần tháng nay, anh Quý cho tàu nằm bờ, chờ thời tiết thuận lợi vươn khơi.

 

Khan hiếm hải sản cận tết

 

Sản lượng giảm khiến hải sản có nguy cơ khan hiếm, tăng giá dịp Tết.
Sản lượng giảm khiến hải sản có nguy cơ khan hiếm, tăng giá dịp Tết.

 

Theo ông Ngô Văn Cát, Phó trưởng Ban quản lý Cảng cá và âu thuyền Thọ Quang (Sở NN&PTNT Đà Nẵng), bình thường mỗi ngày cảng cá đón 50-60 tàu cá vào “xả hàng”.

 

Tuy nhiên, gần tháng nay, số lượng tàu cá xuất bến và vào bờ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trung bình mỗi ngày, cảng cá đón có 3-4 chiếc tàu vào bán cá, khiến lượng hải sản khan hiếm mạnh.

 

“Ít nhất mỗi ngày cảng phải đảm bảo trên 100 tấn cá, hải sản các loại mới đủ nhu cầu. Nay chỉ vài ba tấn, ngay việc cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn cũng bị cháy hàng”, ông Cát nói. Nguyên nhân, thời tiết biển khắc nghiệt, gió mạnh, nước lạnh và dòng chảy lớn khiến tàu thuyền đánh bắt khó khăn.

 

Do khan hiếm, nhiều mặt hàng hải sản tăng giá. Các loại mực, cá thu, mú tăng giá 40-50%. Hiện, mực có giá tại âu thuyền 170-180.000 đồng/1kg, cá thu gần 200.000 đồng/1kg... Theo ông Cát, lo nhất thời điểm Tết nhu cầu tăng cao, nguồn hàng hải sản khó khăn sẽ tiếp tục đẩy mặt bằng giá cao lên nữa, gây xáo trộn thị trường.

 

Giọng ông Dũng lo ngại: Muốn đi biển tiếp gỡ gạc cuối năm, nhưng giá cả liên tục tăng. Sợ nhất là xăng dầu. Phí tổn dầu chiếm 60-70% chi phí, giờ tăng hơn 600 đồng/ lít dầu, mỗi chuyến tăng thêm vài triệu phí tổn.

 

Theo Nguyễn Huy

Tiền Phong
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước