1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hy hữu: Chi 36 triệu USD mua 6.000 tấn đồng, nhận về toàn đá

(Dân trí) - Hè năm ngoái, Mercuria Energy Group đã thỏa thuận mua xong 36 triệu USD đồng từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, khi hàng về tới Trung Quốc, tất cả các container mà họ nhận đều chứa đầy đá được sơn màu.

Hy hữu: Chi 36 triệu USD mua 6.000 tấn đồng, nhận về toàn đá - 1

Một trong những container vận chuyển chứa đầy đá lát được phun sơn trông giống như đồng (Ảnh: The Telegraph)

Tình huống trớ trêu này xảy ra với nhà buôn Thụy Sĩ trên giống như trong phim xã hội đen. Trước khi hành trình chuyển từ một cảng gần Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Trung Quốc bắt đầu, khoảng 6.000 tấn đồng trong hơn 300 container đã được thay thế bằng đá phun sơn để giống kim loại bán tinh chế.

Vụ việc này cho thấy các nhà giao dịch hàng hóa dễ bị lừa ngay cả khi các biện pháp kiểm tra, kiểm soát an ninh được áp dụng nghiêm ngặt.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt 13 người có liên quan đến vụ làm đồng giả. Mercuria - một trong 5 nhà giao dịch dầu lớn nhất thế giới - đang đệ đơn kiện nhà cung cấp đồng Bietsan lên cả tòa án Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh. Doanh nghiệp này cũng đã đệ đơn khiếu nại lên cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu làm rõ ai là người chịu trách nhiệm cho vụ gian lận này.

Theo Sinan Borovali, luật sư của nhà giao dịch Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 6 năm ngoái, Mercuria đã đồng ý mua đồng từ Bietsan. Đây là nhà cung cấp Thổ Nhĩ Kỳ mà Mercuria đã từng giao dịch trước đó.

Dường như đồng đã được vận chuyển vào các container đầu tiên và được kiểm định. Nhưng sau đó, các container đã bị mở và thay thế đồng bằng đá rồi dán niêm phong giả, luật sư Borovali của hãng luật KYB nói trong cuộc phỏng vấn.

Theo tài liệu cung cấp cho cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ, Mercuria cho biết, đối với các tàu vận chuyển họ đã trả 36 triệu USD cho 5 lần thanh toán với lần trả cuối cùng vào ngày 20/8/2020. Vụ gian lận chỉ được phát hiện khi tàu cập cảng Trung Quốc một tháng sau đó. Lúc đó có 8 tàu vận chuyển đều đang trên đường đến Trung Quốc.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, đây là hành vi gian lận có tổ chức.

Thông thường với những vụ không giao hàng đúng, người mua có thể yêu cầu bảo hiểm hàng hóa bồi thường. Nhưng Mercuria cho rằng, chỉ có 1 trong 7 hợp đồng được công ty Thổ Nhĩ Kỳ mua bảo hiểm hàng hóa, còn lại là giả mạo.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm