HEINEKEN giúp nông dân hái tiền tỷ từ phụ phẩm, phế phẩm

Trường Thịnh

(Dân trí) - Thu mua vỏ trấu, phế phụ phẩm nông nghiệp để nấu bia và bán lại bã hèm cho người nông dân dùng trong chăn nuôi, HEINEKEN Việt Nam không chỉ phát triển kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp mà còn giúp cho nhiều nông dân làm giàu.

Kinh tế tuần hoàn, nói một cách ngắn gọn là biến rác thải, phế phẩm của một quy trình sản xuất tiêu dùng thành nguyên liệu đầu vào của các quy trình sản xuất tiêu dùng khác. Điều này hàm nghĩa, không một sản phẩm nào là thừa thãi, bị vứt bỏ một cách lãng phí. HEINEKEN đã chứng tỏ điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.

Nông dân hái ra tiền từ … rơm rạ, vỏ trấu

Việt Nam là nước nông nghiệp, mỗi năm thải ra hàng chục triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa… Các phụ phẩm này chỉ có một số ít được sử dụng làm chất đốt, ủ phân, còn đa số bị đốt bỏ với lượng khí thải lớn, gây ô nhiễm môi trường. Nhưng những thứ bị bỏ đi này, với HEINEKEN chính là mỏ vàng năng lượng tái tạo, giúp đáp ứng nhu cầu về năng lượng trong hiện tại và tương lai.

HEINEKEN giúp nông dân hái tiền tỷ từ phụ phẩm, phế phẩm - 1
Vỏ trấu được HEINEKEN Việt Nam thu mua để làm năng lượng sinh khối

Là doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng kinh tế tuần hoàn, HEINEKEN Việt Nam đã tiên phong trong sử dụng vỏ trấu làm đầu vào cho năng lượng sinh khối để nấu bia. Đến thời điểm hiện tại, 5 trên 6 nhà máy của HEINEKEN tại Việt Nam đã nấu bia hoàn toàn bằng nhiệt năng tái tạo, không phát thải carbon. Công ty cũng đang lên kế hoạch triển khai cho nhà máy thứ sáu.

Việc tận dụng nguồn năng lượng sinh khối này bên cạnh việc giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí kinh doanh, còn tạo ra những lợi ích lớn cho cộng đồng như xử lý vấn đề khí thải CO2 ra môi trường, đồng thời tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Tính riêng năm 2019, HEINEKEN Việt Nam đã thu mua gần 40.000 tấn vỏ trấu và các phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, mang lại thu nhập tương đương 52,6 tỷ đồng cho người dân địa phương.

Nhưng người nông dân không chỉ được hưởng lợi từ việc phát triển năng lượng sinh khối của HEINEKEN. Trong quá trình sản xuất bia, HEINEKEN nhận thấy lượng bã hèm, sản phẩm được tách ra sau khi lên men và lọc lấy phần bia trong, nếu bị vứt bỏ sẽ lãng phí do phần này chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt các vitamin nhóm B, khoáng chất và protein. Trong khi đó, người nông dân gặp khó khăn khi phải mua thức ăn chăn nuôi giá thành cao. Lúc này, HEINEKEN Việt Nam đã bán bã hèm cho người nông dân với mức giá hợp lý để làm thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Một lần nữa, công ty đã tăng giá trị cho phụ phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng tài nguyên.

HEINEKEN giúp nông dân hái tiền tỷ từ phụ phẩm, phế phẩm - 2
Sơ đồ tái sử dụng tài nguyên của HEINEKEN Việt Nam trong quản lý chất thải

Phát triển kinh tế tuần hoàn "Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn"

Việc mua vỏ trấu làm năng lượng sinh khối, và bán bã hèm làm thức ăn chăn nuôi, là những ví dụ điển hình của kinh tế tuần hoàn. Hiện HEINEKEN đang áp dụng mô hình RESOLVE, viết tắt của REgenerate - Tái tạo; Share - Chia sẻ; Optimize - Tối ưu hóa; Loop - Tái sử dụng/Tái chế; Virtualize - Số hóa và Exchange - Chuyển đổi, nhằm áp dụng kinh tế tuần hoàn trong toàn bộ chuỗi giá trị.

Theo bà Holly Bostock, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao HEINEKEN Việt Nam, đây là phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm tạo ra giá trị bền vững cả về mặt kinh tế và môi trường, giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ tài nguyên nước và tối ưu hóa tài nguyên.

Cùng với đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh, đóng góp về mặt kinh tế của HEINEKEN Việt Nam cũng rất đáng kể. Công ty hiện hỗ trợ 212.000 việc làm (trực tiếp và gián tiếp), và đóng góp gần 1% tổng GDP cho nền kinh tế trong năm 2019.

Giám đốc Ngoại vụ cấp cao HEINEKEN Việt Nam cho biết, trong một thập niên qua, chiến lược "Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn" luôn là cốt lõi trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

"Chúng tôi tin rằng phát triển bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế - xã hội, rộng ra là đất nước nơi chúng tôi hoạt động", bà Holly nói và khẳng định, tầm nhìn của HEINEKEN là tạo ra những thay đổi tích cực, vững bền.

HEINEKEN giúp nông dân hái tiền tỷ từ phụ phẩm, phế phẩm - 3
Nhà máy bia HEINEKEN Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh sử dụng năng lượng tái tạo để nấu bia

Chính nhờ những sáng tạo và nỗ lực không ngừng nghỉ trong phát triển kinh tế tuần hoàn, vừa qua, HEINEKEN lần thứ năm liên tiếp được vinh danh trong top ba doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam, bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng thời là Phó chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự bền vững Việt Nam (VBCSD) nhận xét, HEINEKEN có vai trò tiên phong trong việc lan tỏa mô hình kinh tế tuần hoàn, cũng như truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp về giá trị, ý nghĩa của phát triển bền vững.

Công ty tiếp tục hướng tới những mục tiêu cao hơn của kinh tế tuần hoàn. Đại diện HEINEKEN Việt Nam cho biết đến năm 2025, doanh nghiệp đặt ra mục tiêu không chất thải chôn lấp, 100% nước được bù hoàn và sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo (nhiệt năng và điện năng) trong sản xuất.