Hệ thống ngân hàng "phình ra" 33.000 tỷ đồng trong 9 tháng
(Dân trí) - Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình cho biết, trong 9 tháng đầu năm, vốn điều lệ các TCTD trong hệ thống đã tăng thêm 33.000 tỷ đồng, trong đó, khu vực NHTM nhà nước tăng 24.000 tỷ đồng và NHTM CP ngoài quốc doanh tăng gần 9.000 tỷ đồng.
Tham gia vào phần đối thoại với doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm 2012 (VBF) tổ chức sáng 3/12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho biết, trong 3 quý đầu năm, với sự điều hành của Chính phủ, lạm phát đã được kiểm soát tốt, tốc độ tăng giảm dần. Dự kiến, hết năm 2012 này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước sẽ dưới 8%.
Tăng trưởng kinh tế mặc dù đạt thấp hơn so thời gian trước song (cả năm vào khoảng 5,2%) nhưng chất lượng đã được chú trọng hơn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng cao. NHNN đánh giá, đây là nền tảng vững chắc để Việt Nam bước vào 2013 một cách thuận lợi.
Riêng về điều hành của NHNN, Phó Thống đốc cho rằng, từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến việc tạo được sự ổn định của thị trường; niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào tiền đồng nâng cao hơn. Biến động tỷ giá từ đầu năm đến nay dưới 1% và cán cân thanh toán tổng thể cả năm dự kiến có thể thặng dư tới 8 tỷ USD.
Tín dụng ngân hàng bắt đầu tăng trưởng từ tháng 3/2012, tập trung vào lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và giảm dần dư nợ tại những khu vực không được khuyến khích.
Tương lai gần sẽ chứng kiến các thương vụ M&A mới
Về hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng, Phó Thống đốc cho biết, riêng trong giai đoạn 2011-2012, NHNN đã tập trung vào việc đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản, nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD); phân loại các TCTD; tiến hành các biện pháp nhằm lành mạnh hóa một bước các TCTD yếu kém...
Cho đến nay, về cơ bản, lãnh đạo NHNN cho rằng, cơ quan này đã kiểm soát được tình hình các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống đã được giảm thiểu, hoạt động trên thị trường tiền tệ diễn ra bình thường theo chiều hướng tích cực hơn, kỷ luật trên thị trường đã được nâng cao.
Một số NHTMCP đã và đang trong quá trình sáp nhập, hợp nhất theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thời, các ngân hàng này cũng đang thực hiện các biện pháp để tự cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị sau hợp nhất. Nhiều ngân hàng đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp vốn, cùng tham gia xử lý những khó khăn về tài chính.
Phó Thống đốc cho biết, trong tương lai gần chúng ta sẽ được chứng kiến các thương vụ hợp nhất, sáp nhập, mua bán các tổ chức tín dụng trên cơ sở tự nguyện dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN.
Đã hoàn thành đề án thành lập công ty quản lý tài sản
Về xử lý rủi ro thanh khoản và khả năng chi trả của các TCTD yếu kém, đến nay đã được giải quyết và cải thiện một cách rõ rệt, lấy lại trạng thái bình thường, không xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt với quy mô lớn. "Điều quan trọng là vốn ở nhiều NHTMCP yếu kém đang triển khai tái cơ cấu không hệ bị giảm" - Phó Thống đốc khẳng định.
Thanh khoản hệ thống đã được cải thiện, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi. Từ cuối quý II/2012, thanh khoản tại các tổ chức tín dụng đã có dấu hiệu dư thừa.
Về lành mạnh tài chính, theo Phó Thống đốc, mặc dù có những khó khăn về tăng trưởng tín dụng song các TCTD đã không ngừng tăng vốn điều lệ, tăng quy mô. Trong 9 tháng đầu năm, vốn điều lệ các TCTD trong hệ thống đã tăng thêm 33.000 tỷ đồng trong đó, khu vực ngân hàng thương mại nhà nước tăng 24.000 tỷ đồng và ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh tăng gần 9.000 tỷ đồng.
Về xử lý nợ xấu, NHNN đã và đang sử dụng một loạt các cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ để giải quyết nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã có xu hướng tăng chậm lại từ quý II/2012. Trong quý I, tỷ lệ nợ xấu tăng với tốc độ 8-9%/tháng, trong khi tới quý III, tốc độ tăng bình quân là 3-4%/năm. Theo dự tính, tỷ lệ nợ xấu sẽ được kéo lùi về mức 3% vào cuối năm 2015.
NHNN đã ban hành chính sách, yêu cầu đánh giá lại khả năng trả nợ khách hàng nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng xây dựng nhưng quy định mới về an toàn ngân hàng và tăng cường giám sát thanh tra, nhằm tránh rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng.
Đồng thời, có các chính sách, cơ chế để ngân hàng phối hợp với khách hàng, tự giải quyết nợ xấu. Thông qua khả năng thanh toán của khách hàng để có hoạt động cơ cấu lại nợ, chuyển nợ thành vốn góp cổ phần, đồng thời có thể tiếp tục đầu tư, cho vay đối với khách hàng có nợ xấu đang gặp khó khăn tạm thời song triển vọng tốt.
Liên quan đến đề án thành lập công ty quản lý tài sản, NHNN đã tiến hành soạn thảo trình Chính phủ. Đề án đề cập đến việc "ai là người mua nợ xấu? mua với giá nào? các công cụ tài chính xử lý?". Hiện tại, đề án đã được hoàn thành và trong quá trình xin tham vấn của các cơ quan hữu quan trước khi chính thức trình lên Chính phủ.
Giám sát chặt mua bán, chuyển nhượng cổ phần ngân hàng
Đặc biệt, trong vấn đề sở hữu chéo, Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình cho biết, Luật tổ chức tín dụng 2010 không cho các TCTD sở hữu cổ phần lẫn nhau, không cho công ty con mua cổ phần ngân hàng đó. Nhưng do yếu tố lịch sử, trong thực tế vẫn còn diễn ra hiện tượng này.
Hiện NHNN đang tăng cường thanh tra, giám sát các đối tượng vi phạm, giám sát chặt chẽ các quan hệ tín dụng, các đối tượng đang có sở hữu chéo, tạo điều kiện để các TCTD thoái vốn tại các TCTD khác. Tăng cường xác minh nguồn lực tài chính của các TCTD, các cổ đông khi tham gia góp vốn, mua cổ phần ở các TCTD khác. Đồng thời, tăng cường phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị trường.
Trong quá trình giám sát, thanh tra, NHNN cũng nhận thấy việc phát sinh lợi ích nhóm, lợi ích của nhóm cổ đông chi phối tại một số ngân hàng gây tác động nghiêm trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các ngân hàng và của hệ thống. Do vậy, cơ quan điều hành đã tăng cường hoạt động thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và yêu cầu các ngân hàng yếu kém bên cạnh thực hiện cơ cấu lại, trong đó bao gồm nội dung phải tăng tính minh bạch, nâng các điều kiện, tiêu chuẩn quản trị, điều hành, phát hiện hệ thống quản trị rủi ro...
Ngoài ra, NHNN cũng đang rà soát, chỉnh sửa các công cụ điều hành để nâng cao năng lực quản trị các ngân hàng, minh bạch hóa lợi ích và các mối quan hệ của các cổ đông lớn và người có liên quan đến các cổ đông lớn; tăng cường công tác giám sát ngân hàng, các cổ đông và các nhà đầu tư lớn.
Về hướng điều hành, trong những tháng cuối năm 2012 và sang năm 2013, NHNN sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và sử dụng linh động các công cụ chính sách, điều hành tăng trưởng tín dụng và cung tiền phù hợp với diễn biến lạm phát, đẩy nhanh tiến độ và thực hiện hiệu quả việc tái cấu trúc ngân hàng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu.
Tăng trưởng kinh tế mặc dù đạt thấp hơn so thời gian trước song (cả năm vào khoảng 5,2%) nhưng chất lượng đã được chú trọng hơn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng cao. NHNN đánh giá, đây là nền tảng vững chắc để Việt Nam bước vào 2013 một cách thuận lợi.
Riêng về điều hành của NHNN, Phó Thống đốc cho rằng, từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến việc tạo được sự ổn định của thị trường; niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào tiền đồng nâng cao hơn. Biến động tỷ giá từ đầu năm đến nay dưới 1% và cán cân thanh toán tổng thể cả năm dự kiến có thể thặng dư tới 8 tỷ USD.
Tín dụng ngân hàng bắt đầu tăng trưởng từ tháng 3/2012, tập trung vào lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và giảm dần dư nợ tại những khu vực không được khuyến khích.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012 diễn ra sáng 3/12/2012.
Tương lai gần sẽ chứng kiến các thương vụ M&A mới
Về hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng, Phó Thống đốc cho biết, riêng trong giai đoạn 2011-2012, NHNN đã tập trung vào việc đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản, nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD); phân loại các TCTD; tiến hành các biện pháp nhằm lành mạnh hóa một bước các TCTD yếu kém...
Cho đến nay, về cơ bản, lãnh đạo NHNN cho rằng, cơ quan này đã kiểm soát được tình hình các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống đã được giảm thiểu, hoạt động trên thị trường tiền tệ diễn ra bình thường theo chiều hướng tích cực hơn, kỷ luật trên thị trường đã được nâng cao.
Một số NHTMCP đã và đang trong quá trình sáp nhập, hợp nhất theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thời, các ngân hàng này cũng đang thực hiện các biện pháp để tự cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị sau hợp nhất. Nhiều ngân hàng đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp vốn, cùng tham gia xử lý những khó khăn về tài chính.
Phó Thống đốc cho biết, trong tương lai gần chúng ta sẽ được chứng kiến các thương vụ hợp nhất, sáp nhập, mua bán các tổ chức tín dụng trên cơ sở tự nguyện dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN.
Đã hoàn thành đề án thành lập công ty quản lý tài sản
Về xử lý rủi ro thanh khoản và khả năng chi trả của các TCTD yếu kém, đến nay đã được giải quyết và cải thiện một cách rõ rệt, lấy lại trạng thái bình thường, không xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt với quy mô lớn. "Điều quan trọng là vốn ở nhiều NHTMCP yếu kém đang triển khai tái cơ cấu không hệ bị giảm" - Phó Thống đốc khẳng định.
Thanh khoản hệ thống đã được cải thiện, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi. Từ cuối quý II/2012, thanh khoản tại các tổ chức tín dụng đã có dấu hiệu dư thừa.
Về lành mạnh tài chính, theo Phó Thống đốc, mặc dù có những khó khăn về tăng trưởng tín dụng song các TCTD đã không ngừng tăng vốn điều lệ, tăng quy mô. Trong 9 tháng đầu năm, vốn điều lệ các TCTD trong hệ thống đã tăng thêm 33.000 tỷ đồng trong đó, khu vực ngân hàng thương mại nhà nước tăng 24.000 tỷ đồng và ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh tăng gần 9.000 tỷ đồng.
Về xử lý nợ xấu, NHNN đã và đang sử dụng một loạt các cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ để giải quyết nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã có xu hướng tăng chậm lại từ quý II/2012. Trong quý I, tỷ lệ nợ xấu tăng với tốc độ 8-9%/tháng, trong khi tới quý III, tốc độ tăng bình quân là 3-4%/năm. Theo dự tính, tỷ lệ nợ xấu sẽ được kéo lùi về mức 3% vào cuối năm 2015.
NHNN đã ban hành chính sách, yêu cầu đánh giá lại khả năng trả nợ khách hàng nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng xây dựng nhưng quy định mới về an toàn ngân hàng và tăng cường giám sát thanh tra, nhằm tránh rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng.
Đồng thời, có các chính sách, cơ chế để ngân hàng phối hợp với khách hàng, tự giải quyết nợ xấu. Thông qua khả năng thanh toán của khách hàng để có hoạt động cơ cấu lại nợ, chuyển nợ thành vốn góp cổ phần, đồng thời có thể tiếp tục đầu tư, cho vay đối với khách hàng có nợ xấu đang gặp khó khăn tạm thời song triển vọng tốt.
Liên quan đến đề án thành lập công ty quản lý tài sản, NHNN đã tiến hành soạn thảo trình Chính phủ. Đề án đề cập đến việc "ai là người mua nợ xấu? mua với giá nào? các công cụ tài chính xử lý?". Hiện tại, đề án đã được hoàn thành và trong quá trình xin tham vấn của các cơ quan hữu quan trước khi chính thức trình lên Chính phủ.
Giám sát chặt mua bán, chuyển nhượng cổ phần ngân hàng
Đặc biệt, trong vấn đề sở hữu chéo, Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình cho biết, Luật tổ chức tín dụng 2010 không cho các TCTD sở hữu cổ phần lẫn nhau, không cho công ty con mua cổ phần ngân hàng đó. Nhưng do yếu tố lịch sử, trong thực tế vẫn còn diễn ra hiện tượng này.
Hiện NHNN đang tăng cường thanh tra, giám sát các đối tượng vi phạm, giám sát chặt chẽ các quan hệ tín dụng, các đối tượng đang có sở hữu chéo, tạo điều kiện để các TCTD thoái vốn tại các TCTD khác. Tăng cường xác minh nguồn lực tài chính của các TCTD, các cổ đông khi tham gia góp vốn, mua cổ phần ở các TCTD khác. Đồng thời, tăng cường phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị trường.
Trong quá trình giám sát, thanh tra, NHNN cũng nhận thấy việc phát sinh lợi ích nhóm, lợi ích của nhóm cổ đông chi phối tại một số ngân hàng gây tác động nghiêm trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các ngân hàng và của hệ thống. Do vậy, cơ quan điều hành đã tăng cường hoạt động thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và yêu cầu các ngân hàng yếu kém bên cạnh thực hiện cơ cấu lại, trong đó bao gồm nội dung phải tăng tính minh bạch, nâng các điều kiện, tiêu chuẩn quản trị, điều hành, phát hiện hệ thống quản trị rủi ro...
Ngoài ra, NHNN cũng đang rà soát, chỉnh sửa các công cụ điều hành để nâng cao năng lực quản trị các ngân hàng, minh bạch hóa lợi ích và các mối quan hệ của các cổ đông lớn và người có liên quan đến các cổ đông lớn; tăng cường công tác giám sát ngân hàng, các cổ đông và các nhà đầu tư lớn.
Về hướng điều hành, trong những tháng cuối năm 2012 và sang năm 2013, NHNN sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và sử dụng linh động các công cụ chính sách, điều hành tăng trưởng tín dụng và cung tiền phù hợp với diễn biến lạm phát, đẩy nhanh tiến độ và thực hiện hiệu quả việc tái cấu trúc ngân hàng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu.
Bích Diệp