1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Hệ lụy từ dịch chuyển sản xuất của Trung Quốc

Deloitte dự báo các nước Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,... sẽ kế thừa Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới".


Chính phủ cần hướng tới việc chủ động sáng tạo những giá trị riêng. Nhà máy Samsung SEHC tại Quận 9, TP.HCM. Ảnh: S.T

Chính phủ cần hướng tới việc chủ động sáng tạo những giá trị riêng. Nhà máy Samsung SEHC tại Quận 9, TP.HCM. Ảnh: S.T

Định hướng kinh tế sáng tạo

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã tái cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ, đầu tư vào các khu phát triển công nghệ cao, đẩy mạnh kinh tế sáng tạo, tăng cường trí tuệ nhân tạo,... Điều này đã giúp Trung Quốc đang rời xa hoạt động sản xuất truyền thống.

Trung Quốc đã thành lập quỹ trị giá 30 tỷ nhân dân tệ (4,38 tỷ USD) để khuyến khích xuất khẩu dịch vụ giá trị gia tăng cao.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã hướng đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào các vườn ươm sáng tạo, chẳng hạn như Microsoft thành lập "không gian sáng tạo nhóm", bao gồm một nền tảng dịch vụ cho các công ty khởi nghiệp tận dụng nền tảng điện toán đám mây của Microsoft.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh kế hoạch "Made in China 2025" để hiện thực hóa tham vọng của mình nhằm tăng cường sự đổi mới, sáng tạo trong sản xuất...

Giải pháp của Việt Nam

Để tránh bị ảnh hưởng bởi sự dịch chuyển của Trung Quốc, Việt Nam cần phải tiếp nhận những công nghệ tiên tiến để tạo ra giá trị gia tăng thực. “Muốn có công nghệ tiên tiến một cách nhanh nhất, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên doanh với khu vực FDI, nhưng thực tế, mô hình này ở nước ta không có nhiều”, TS. Lê Đăng Doanh cho biết và nhấn mạnh, các doanh nghiệp FDI liên kết chuỗi với các cty nội địa rất yếu. Họ thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước họ mà ít sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước do chưa nhìn thấy tiềm năng của các thiết bị công nghệ do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Do đó, giá trị Việt Nam nhận được sẽ không được nhiều do chúng ta chỉ đảm nhận khâu lắp ráp và gia công.

"Để phát triển bền vững, Chính phủ cần hướng tới việc chủ động sáng tạo những giá trị riêng. Chúng ta không thể phát triển nếu chỉ mãi đi làm công xưởng cho các nước khác. Việc đào tạo đội ngũ nhân lực để tiếp nhận sản xuất công nghệ cao cũng cần được đẩy mạnh khi những năm gần đây, Thái Lan, Malaysia,... đang từng bước vượt qua Việt Nam về chất lượng nguồn lao động", chuyên gia này kiến nghị.

Theo: Cẩm Anh (DDDN)

Hệ lụy từ dịch chuyển sản xuất của Trung Quốc - 2