Hàng Trung Quốc phải giấu nơi sản xuất
Bị người tiêu dùng nhiều nước tẩy chay và đề phòng vì chất lượng kém, hàng hóa Trung Quốc vẫn tìm mọi chiêu trò để "thay tên đổi họ".
Đã xuất hiện những sản phẩm Trung Quốc cố tình thay đổi dòng chữ “made in China” thành “made in PRC” nhằm đánh lừa người tiêu dùng hay bán hàng trên mạng với giá rẻ nhưng thực chất không rẻ chút nào.
Hàng Trung Quốc đổi chiêu, thay dòng chữ made in China thành made in PRC (Ảnh chụp từ Facebook)
Hàng hóa từ “nước mới” - made in PRC
Gần đây cộng đồng mạng truyền nhau thông tin về việc một số hàng hóa Trung Quốc đã thay dòng chữ “made in China” thành “made in PRC” (viết tắt của made in People’s Republic of China) để qua mặt người tiêu dùng. Thông điệp và hình ảnh về cách "lách" này đã được chia sẻ và bình luận mạnh mẽ trên trang mạng xã hội facebook.
Tuy vậy, đây không phải là thông tin hoàn toàn mới, dòng chữ này đã xuất hiện trên các bao bì cách đây hơn một năm, đã có nhiều người lầm tưởng là hàng của các nước Cộng hòa Creczch, Chile... Bạn Ngọc Diễm – sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chia sẻ: “Một lần mình mua bình giữ nhiệt, thấy họ ghi dòng chữ made in PRC, tưởng của Cộng hòa Séc hay Rumani gì đó nên mua, mãi sau nghe mọi người nói mới biết hàng của Trung Quốc”.
Chia sẻ trên diễn đàn linkhay, một bạn ký tên là TKM nói: “Viết PRC là để tránh chữ China, nó chả có gì sai cả, nó chỉ thể hiện một thực tế rằng hàng China đồng nghĩa với chất lượng thấp nên phải tìm cách qua mắt người tiêu dùng về xuất xứ. Việc che giấu nguồn gốc xuất xứ mà không đổi chất lượng thì đúng là cố gắng cào cấu đánh lừa người tiêu dùng nước ngoài thêm một thời gian nữa”.
Tràn lan hàng Trung Quốc bán trực tuyến
Không chỉ thay đổi cách ghi nguồn gốc xuất xứ, hàng Trung Quốc còn tìm được một phương thức sống mới là các trang bán hàng trực tuyến. Đánh vào tâm lý ham khuyến mãi ham rẻ, các trang bán hàng qua mạng tha hồ đưa những thông tin giảm giá 40%, 50% khiến cho người tiêu dùng khó cầm lòng. Tuy nhiên, đọc kỹ thông tin về sản phẩm thì hầu hết đây là những mặt hàng có ghi nguồn gốc từ Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến… Những mặt hàng này thường là hàng gia dụng, thời trang, mỹ phẩm... Thậm chí còn có cả các sản phẩm công nghệ xuất xứ Trung Quốc quảng cáo là kết nối được với cả 3 mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel, bán với giá 399.000 đồng.
Các trang mạng đẩy giá các sản phẩm lên cao ngất ngưởng rồi hạ xuống, đánh tiếng là đang giảm giả để người tiêu dùng có cảm giác mua được hàng giá rẻ. Chưa cần so về chất lượng, chỉ so về giá cả với các sản phẩm tương tự có nguồn gốc xuất xứ từ những nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan… được bán tại các siêu thị thì các măt hàng Trung Quốc đang rao nhan nhản trên mạng kia chỉ rẻ hơn vài ngàn đồng.
Gần đây cộng đồng mạng truyền nhau thông tin về việc một số hàng hóa Trung Quốc đã thay dòng chữ “made in China” thành “made in PRC” (viết tắt của made in People’s Republic of China) để qua mặt người tiêu dùng. Thông điệp và hình ảnh về cách "lách" này đã được chia sẻ và bình luận mạnh mẽ trên trang mạng xã hội facebook.
Tuy vậy, đây không phải là thông tin hoàn toàn mới, dòng chữ này đã xuất hiện trên các bao bì cách đây hơn một năm, đã có nhiều người lầm tưởng là hàng của các nước Cộng hòa Creczch, Chile... Bạn Ngọc Diễm – sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chia sẻ: “Một lần mình mua bình giữ nhiệt, thấy họ ghi dòng chữ made in PRC, tưởng của Cộng hòa Séc hay Rumani gì đó nên mua, mãi sau nghe mọi người nói mới biết hàng của Trung Quốc”.
Chia sẻ trên diễn đàn linkhay, một bạn ký tên là TKM nói: “Viết PRC là để tránh chữ China, nó chả có gì sai cả, nó chỉ thể hiện một thực tế rằng hàng China đồng nghĩa với chất lượng thấp nên phải tìm cách qua mắt người tiêu dùng về xuất xứ. Việc che giấu nguồn gốc xuất xứ mà không đổi chất lượng thì đúng là cố gắng cào cấu đánh lừa người tiêu dùng nước ngoài thêm một thời gian nữa”.
Tràn lan hàng Trung Quốc bán trực tuyến
Không chỉ thay đổi cách ghi nguồn gốc xuất xứ, hàng Trung Quốc còn tìm được một phương thức sống mới là các trang bán hàng trực tuyến. Đánh vào tâm lý ham khuyến mãi ham rẻ, các trang bán hàng qua mạng tha hồ đưa những thông tin giảm giá 40%, 50% khiến cho người tiêu dùng khó cầm lòng. Tuy nhiên, đọc kỹ thông tin về sản phẩm thì hầu hết đây là những mặt hàng có ghi nguồn gốc từ Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến… Những mặt hàng này thường là hàng gia dụng, thời trang, mỹ phẩm... Thậm chí còn có cả các sản phẩm công nghệ xuất xứ Trung Quốc quảng cáo là kết nối được với cả 3 mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel, bán với giá 399.000 đồng.
Các trang mạng đẩy giá các sản phẩm lên cao ngất ngưởng rồi hạ xuống, đánh tiếng là đang giảm giả để người tiêu dùng có cảm giác mua được hàng giá rẻ. Chưa cần so về chất lượng, chỉ so về giá cả với các sản phẩm tương tự có nguồn gốc xuất xứ từ những nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan… được bán tại các siêu thị thì các măt hàng Trung Quốc đang rao nhan nhản trên mạng kia chỉ rẻ hơn vài ngàn đồng.
Theo Khương Quỳnh