TPHCM:

Hàng nhái, hàng giả: Gi gỉ gì gi, cái gì cũng có

(Dân trí) - Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) cho biết hiện nay trên thị trường có hơn 31 ngành hàng bị làm giả, đứng đầu là mỹ phẩm, điện tử, điện lạnh, gas, xăng dầu...

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Đại Nam trở lại đúng ngày Chủ tịch Bình Dương nghỉ hưu

* Cá, mực khô “ngậm” hóa chất

* Năm 2015: Giá điện sẽ chỉ tăng một lần?

* Một loạt Giám đốc Khối của Bảo Việt bất ngờ từ nhiệm

* Cuộc phiêu lưu mới của phù thủy Trần Bảo Minh

* Cuộc chiến giá dầu: Ông lớn nào trọng thương?

Thông tin trên được ông Bảo đưa ra tại hội thảo cập nhật tình hình đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái dịp Tết nguyên đán tổ chức tại TPHCM ngày 23/12.
 
Theo đó, hiện nay trên thị trường có hơn 31 ngành hàng bị làm giả, đứng đầu là mỹ phẩm, điện tử, điện lạnh, gas, xăng dầu...
 
Đối với mặt hàng mũ bảo hiểm thì tình trạng hàng nhái, hàng giả tràn lan với tỷ lệ 100 nón sản xuất thì có đến 70 nón kém chất lượng dù có tem hợp quy, hợp chuẩn. Trong thời điểm cận Tết nguyên đán, mặt hàng rượu bị làm giả nhiều nhất. Trong năm 2014, chỉ riêng tại TPHCM đã có 28.000 chai rượu giả các loại được cơ quan chức năng phát hiện thu giữ. 

Ông Lê Thế Bảo cho rằng, hàng giả, hàng gian... diễn biến phức tạp trong dịp Tết

Ông Lê Thế Bảo cho rằng, hàng giả, hàng gian... diễn biến phức tạp trong dịp Tết

Theo ông Lê Thế Bảo, nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm an toàn thực phẩm tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt vào thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán.
 
Vì vậy, nhiệm vụ tăng cường công tác đấu tranh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả là hết sức cần thiết để góp phần làm bảo vệ người tiêu dùng, bình đẳng trong kinh doanh và lành mạnh hóa thị trường.
 
Đóng góp ý kiến tại hội thảo, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường trong năm 2014, quản lý thị trường đã phát hiện, xử phạt 100.000 vụ vi phạm về hàng nhái, hàng giả, hàng trốn thuế… (tăng 15% so với cùng kỳ).
 
Thời điểm này, cận Tết nguyên đán cũng là lúc tình hình hàng giả, hàng nhái thường diễn biến phức tạp. Thủ đoạn, phương thức của đối tượng làm hàng gian, hàng giả rất tinh vi, lợi dụng kẽ hở của cơ chế chính sách để “tung hoành”.

Người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là nón bảo hiểm dỏm, đâu là nón chất lượng

Người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là nón bảo hiểm dỏm, đâu là nón chất lượng

PGS TS Đàm Thanh Thế, Thư ký của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, vấn nạn buôn lậu, gian lận hàng nhái, hàng giả là rào cản trong phát triển kinh tế. Không chỉ trong nước mà ở nước ngoài cũng sản xuất hàng “dỏm” mang thương hiệu Việt Nam.

Nhận thức được vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập ban chỉ đạo chống gian lận thương mại và hàng giả quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389). Thành phần trong ban chỉ đạo gồm các Bộ ngành, cơ quan chức năng. 5 đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban. Từ khi thực thi theo hướng dẫn của ban Chỉ đạo 389, các cơ quan chức năng từng bước tiếp cận, đấu tranh và đẩy lùi vấn nạn hàng gian, hàng giả.

“Tôi nghĩ phải tuyên truyền làm sao cho các doanh nghiệp nhận thấy đầy đủ trách nhiệm của mình. Đưa sản phẩm ra thị trường không chỉ thu lời mà xem có bị làm giả, làm nhái không. Nếu không kiểm soát được, doanh nghiệp mất uy tín và ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng”, PGS TS Đàm Thanh Thế nói.
 
Công Quang
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”