1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hàng không Mỹ: Hành trình từ “vực thẳm” tới vị trí số 1 thế giới

(Dân trí) - Suốt thập niên vừa qua, ngành hàng không Mỹ bị rung chuyển bởi các vụ phá sản, sáp nhập và khủng khoảng do giá nhiên liệu. Tuy nhiên, sau những khó khăn này, giờ đây họ đã trở thành ngành vận chuyển sinh lời nhất thế giới.

Hàng không Mỹ đang ngự trị đỉnh cao thế giới với lợi nhuận khủng
Hàng không Mỹ đang ngự trị đỉnh cao thế giới với lợi nhuận "khủng"
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 

Dữ liệu tổng hợp của Bloomberg cho thấy, hàng không Mỹ, mà dẫn đầu là hãng Delta, hiện đang giữ vị trí hàng đầu trong ngành hàng không toàn cầu xét về thu nhập hoạt động và giá trị thị trường.

Bloomberg cũng cho biết nhóm 4 công ty đứng đầu bảng xếp hạng của Mỹ chiếm gần một nửa trong số 190 tỷ USD về giá trị thị trường của 20 hãng hàng không lớn nhất toàn cầu.

Điều đáng nói là, chỉ 5 năm trước đây, các hãng hàng không Châu Á và Châu Âu gồm Singapore Airlines và Lufthansa đã giữ vị trí thống trị.

Năm 2009 là năm cuối cùng của giai đoạn 9 năm ngành hàng không Mỹ hứng chịu các khoản lỗ với tổng giá trị 58 tỷ USD.

Đứng trước các khó khăn, các hãng hàng không Mỹ đã thực hiện một cú “quay đầu” ngoạn mục. Theo đó, Delta, American, United và Southwest đã vực dậy chính bản thân mình bằng cách xóa bỏ cách làm cũ, như bổ sung các chuyến bay để giành thị phần. Thay vào đó, họ cắt giảm số ghế, nhờ đó có thể tăng giá vé và thu thêm phí mà trước đây từng là miễn phí.

“Sự phân loại trong ngành là nhân tố dẫn tới sự vực dậy thành công”, Andrew Meister, nhà phân tích tại Thrivent Financial, Appleton, Wisconsin cho biết.

Trong khi đó, sản lượng dầu thô Mỹ sản xuất trong nước đạt kỷ lục, giúp hạ nhiệt giá nhiên liệu máy bay sau khi đạt đỉnh vào năm 2008. Mặt khác, sự phục hồi của kinh tế Mỹ là cơn gió thuận chiều cho sự phát triển của ngành hàng không.

Năm 2013, Delta dẫn đầu thế giới với thu nhập hoạt động ở mức 3,8 tỷ USD, không tính các khoản mục bất thường, tăng gấp 34 lần năm 2008. Trái lại, hãng Lufthansa của Đức đã rơi từ ngôi đầu xuống vị trí thứ 6 sau khi thu nhập giảm 56%, xuống còn 890 triệu USD trong bối cảnh suy giảm kinh tế Châu Âu và sự cạnh tranh từ các đối thủ giá rẻ khác.

Ở Châu Á, tăng trưởng kinh tế chậm hơn là nguyên nhân khiến việc đi lại bằng máy bay ra nước ngoài giảm. Singapore Airlines rơi xuống vị trí thứ 19 tính về mức biên lợi nhuận hoạt động, chỉ còn 1,9% trong năm 2013 sau khi dẫn đầu ở mức 13,8% trong năm 2008.

Ngành hàng không Mỹ giờ đây có thể “kiêu căng”, Savanthi Syth, nhà phân tích tài chính ở St. Petersburg, Florida nói, “Bạn bắt đầu tin là bạn có thể tăng trưởng nhanh hơn tất cả những người khác”.

“Trong một khoảng thời gian rất ngắn, chúng ta đi từ chỗ toàn ngành gặp khó khăn và mỗi thành viên trong ngành cũng chìm trong khó khăn, đến bây giờ là một loạt các cơ hội tuyệt vời’, Kelly nói. “Nó là sự thay đổi lớn”.

Thu Hoài
Theo Bloomberg
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm